Biết khi nào cần đeo kính

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đôi mắt cần phải được chăm sóc cẩn thận, và điều này có thể bao gồm cả việc đeo kính. Các vấn đề phổ biến nhất của mắt là cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.[1] Nhiều người gặp vấn đề về mắt nhưng lại trì hoãn việc đến chuyên viên đo mắt hoặc bác sĩ nhãn khoa, thậm chí không hề đi kiểm tra. Nếu nhận thấy thị lực có vẻ kém đi, bạn nên hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài việc suy giảm thị lực còn có một số dấu hiệu cho thấy bạn cần phải đeo kính.

Các bước[sửa]

Đánh giá thị lực nhìn gần và nhìn xa[sửa]

  1. Nhận biết nếu thị lực nhìn gần bị mờ. Hình ảnh bị mờ khi nhìn gần là một dấu hiệu của tật viễn thị (còn gọi là hyperopia).[2] Nếu bạn nhận thấy khó tập trung vào vật ở gần mắt thì có thể bạn đã mắc chứng viễn thị. Tuy nhiên không có khoảng cách tiêu chuẩn nào về hình ảnh nhìn gần bị mờ biểu thị cho chứng viễn thị.
    • Mức độ viễn thị ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào vật ở gần, do đó khoảng cách mà bạn có thể tập trung càng xa thì đó là dấu hiệu càng rõ ràng cho thấy bạn bị viễn thị.[3]
    • Phải ngồi cách xa máy vi tính hoặc phải đưa sách ra xa mắt với khoảng cách một cánh tay cũng là những dấu hiệu thường gặp.
  2. Xác định dấu hiệu khó đọc. Nếu bạn thường làm những việc đòi hỏi phải nhìn gần như vẽ, khâu vá, viết hoặc làm việc trên máy tính, nhưng gần đây nhận thấy khó tập trung vào công việc hơn thì có thể đó là một triệu chứng của bệnh lão thị, một dạng viễn thị do các cơ mắt mất tính đàn hồi.[4] Thông thường chứng viễn thị phát triển khi chúng ta lớn tuổi hơn.
    • Bạn có thể thử kiểm tra bằng cách đơn giản cầm một cuốn sách trước mặt và đọc bình thường. Nếu bạn để sách cách mắt quá 25 – 30 cm, có lẽ bạn đã bị viễn thị.[4]
    • Nếu bạn nhận thấy mình đưa sách ra xa, xa nữa để tập trung vào các chữ viết, có thể đó là dấu hiệu của chứng lão thị.
    • Thông thường kính đọc sách có thể giải quyết được tình trạng này.
    • Chứng lão thị thường phát triển trong độ tuổi từ 40 đến 65.
  3. Xác định có phải các vật nhìn xa bị mờ. Nếu bạn nhận thấy rằng các vật ở khoảng cách xa có vẻ bị mờ, nhưng các vật ở gần thì vẫn thấy rõ, có lẽ bạn mắc tật cận thị (myopia). Tật cận thị thường bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể xảy ra trong bất cứ độ tuổi nào.[5] Cũng như bệnh lão thị, khó có thể xác định được khoảng cách biểu hiện cho tình trạng cận thị. Nhưng nếu bạn có thể đọc báo nhưng phải vất vả để nhìn chữ viết trên bảng từ khoảng cách cuối lớp, hoặc nhận thấy càng ngày bạn càng ngồi gần ti vi hơn, có thể đó là dấu hiệu của tật cận thị.[6]
    • Có bằng chứng cho thấy trẻ em thường dành nhiều thời gian làm những việc cần phải nhìn gần như đọc sách có nhiều khả năng phát triển tật cận thị.
    • Tuy nhiên, các yếu tố môi trường không tác động nhiều bằng yếu tố di truyền.[7]
  4. Lưu ý nếu bạn gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần và cả ở xa. Thay vì khó nhìn các vật ở gần hoặc ở xa, bạn có thể khó tập trung vào các vật ở cả hai khoảng cách gần và xa. Nếu là vậy, rất có thể bạn mắc chứng loạn thị.[2]

Lưu ý hiện tượng thị lực mờ, nheo mắt, đau và nhức[sửa]

  1. Nhận biết nếu hình ảnh bị mờ. Nếu có những đợt mắt bị mờ khi nhìn, bạn cần coi đó là tình trạng rất nghiêm trọng. Có thể đó là dấu hiệu của vấn đề lớn về sức khỏe, và bạn cần hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.[8]
    • Hình ảnh mờ nghĩa là thiếu độ sắc nét và không thấy các chi tiết nhỏ khi bạn nhìn vào vật nào đó.[9]
    • Xác định xem hiện tượng này chỉ xảy ra khi nhìn các vật ở gần, ở xa, hay cả hai.
  2. Để ý nếu bạn phải nheo mắt để nhìn cho rõ. Nếu bạn thấy mình thường phải nheo mắt để tập trung nhìn rõ một vật nào đó, có thể đó là một triệu chứng của một tật về mắt.[10] Cố gắng lưu ý xem bạn có thường xuyên nheo mắt một cách vô thức không và đến bác sĩ để được chẩn đoán.
  3. Cân nhắc nếu bạn nhìn một vật thành hai. Hiện tượng nhìn một vật thành hai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ vấn đề về cơ đến các dây thần kinh. Nhưng có thể đó cũng là một tật của mắt và chữa được bằng cách đeo kính.[11] Cho dù là nguyên nhân nào thì hiện tượng nhìn một thành hai phải được coi là nghiêm trọng, và bạn cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ.[12]
  4. Chú ý nếu bạn bị nhức đầu hoặc căng mắt. Nếu bạn bị đau mắt hoặc thường xuyên nhức đầu, có thể đây là một biểu hiện của một vấn đề về mắt. Hiện tượng căng mắt và đau đầu sau khi làm một việc cần nhìn gần hoặc đọc sách có thể là biểu hiện của chứng lão thị hoặc viễn thị.[10]
    • Tình trạng này chỉ có thể được kiểm tra chính xác nhờ bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo mắt, do đó bạn nên hẹn ngày kiểm tra.[13]
    • Bác sĩ nhãn khoa có thể kê toa kính đúng với tình trạng mắt của bạn.

Hiểu rằng cách phản ứng với ánh sáng có thể biểu thị cho các vấn đề về thị lực[sửa]

  1. Nhận biết nếu bạn khó nhìn trong bóng tối. Tình trạng đặc biệt khó khăn khi nhìn ban đêm có thể là dấu hiệu của một bệnh về mắt.[2] Thị lực nhìn ban đêm kém cũng có thể là triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể, do đó nếu nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về thị lực nhìn ban đêm, bạn cần phải đến bác sĩ nhãn khoa để khám mắt.[14]
    • Có thể bạn nhận thấy mình bắt đầu khó khăn khi lái xe ban đêm hoặc không thể nhìn thấy một vật trong bóng tối mà những người khác nhìn thấy.[15]
    • Các dấu hiệu khác bao gồm khó khăn khi nhìn sao trên trời vào ban đêm và không định hướng được trong phòng tối, chẳng hạn như trong rạp chiếu phim.[16]
  2. Xét xem bạn có gặp khó khăn trong việc điều chỉnh giữa hai môi trường sáng và tối không. Thời gian thích nghi với những thay đổi trong môi trường sáng và tối thường tăng theo tuổi tác.[17] Nhưng nếu bạn nhận thấy đặc biệt khó khăn trong việc điều chỉnh thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy một vấn đề về mắt đòi hỏi phải đeo kính hoặc kính sát tròng để chỉnh lại, hoặc đó cũng có thể là một bệnh lý nào đó.[2]
  3. Phát hiện tình trạng nhìn thấy quầng sáng xung quanh nguồn sáng. Nếu bạn nhìn thấy các vòng tròn sáng rực xuất hiện xung quanh một nguồn sáng, chẳng hạn như bóng đèn, có lẽ bạn đang có vấn đề về mắt. Vầng hào quang là một triệu chứng phổ biến của bệnh đục thủy tinh thể, nhưng cũng có thể biểu thị cho một trong bốn tật về mắt kể trên. Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán.[18]
  4. Xác định xem có hiện tượng tăng độ nhạy cảm với ánh sáng tăng không. Nếu thấy độ nhạy cảm với ánh sáng của mắt tăng rõ rệt, bạn nên hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa. Tình trạng này có thể biểu thị một số vấn đề về mắt, do đó bạn cần phải đến gặp chuyên gia để được chẩn đoán toàn diện. Nếu sự thay đổi này quá đột ngột và rõ ràng, bạn đừng chần chừ hẹn gặp bác sĩ để kiểm tra.[8]
    • Nếu ánh sáng làm bạn nhức mắt, hay bạn phải nheo mắt hoặc nhắm mắt khi ở trong vùng ánh sáng mạnh, có lẽ bạn đã tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.[19]

Kiểm tra mắt tại nhà[sửa]

  1. Dùng bảng đo thị lực. Nếu nhận thấy mình có các triệu chứng trên đây, bạn đừng chần chừ hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng các bài thử căn bản tại nhà để đo thị lực. Có các bảng đo thị lực thông thường với những chữ cái nhỏ dần có trên mạng mà bạn có thể in ra để thử mắt.[20]
    • Treo bảng đo thị lực ngang tầm mắt trong phòng đủ ánh sáng.
    • Đứng cách bảng đo thị lực 3 mét và thử xem bạn đọc được bao nhiêu chữ cái.
    • Tiếp tục đọc đến hàng cuối cùng, hoặc hàng thấp nhất mà bạn có thể đọc được, sau đó ghi lại số hàng mà bạn có thể đọc được hầu hết các chữ cái.
    • Thực hiện lại quá trình, mỗi lần che một bên mắt.
    • Kết quả thường khác nhau tùy theo độ tuổi, nhưng trẻ em lớn và người trưởng thành gần như đọc được 20/20 hàng.[20]
  2. Dùng các bài kiểm tra online. Cũng như các bảng đo thị lực được in ra giấy, có một số cách thử mà bạn có thể thực hiện trực tiếp trên mạng. Những cách thử này không hoàn toàn chính xác, nhưng cũng cho biết căn bản về tình trạng mắt của bạn.[21] Bạn có thể tìm được các bài kiểm tra khác nhau cho các vấn đề khác nhau về mắt, trong đó có bài kiểm tra tình trạng mù màu và loạn thị.
    • Các bài kiểm tra này yêu cầu bạn nhìn vào các hình ảnh và hình dạng khác nhau trên màn hình vi tính và làm theo hướng dẫn để kiểm tra mắt.[22]
    • Nhớ rằng các hướng dẫn này khá mơ hồ và không nên xem như cách thay thế cho phương pháp kiểm tra chính thức.
  3. Đến bác sĩ nhãn khoa. Nếu mắt của bạn có các triệu chứng trên, bạn cần hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt toàn diện. Bác sĩ hoặc chuyên viên đo mắt sẽ thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra tận gốc của vấn đề và có thể kê toa kính mắt trong trường hợp bạn cần đeo kính. Quá trình kiểm tra mắt ban đầu có vẻ đáng sợ, nhưng đó là việc cần thiết để chăm sóc mắt.
    • Bác sĩ nhãn khoa có thể dùng một số thiết bị trong quá trình kiểm tra mắt, chiếu ánh sáng mạnh vào mắt của bạn và cho bạn thử một số tròng kính khác nhau.[23]
    • Bạn sẽ phải đọc các chữ cái trên bảng đo thị lực qua các tròng kính khác nhau đặt trước mắt.
    • Bác sĩ nhãn khoa và chuyên viên đo mắt đều có đủ năng lực thực hiện việc đánh giá mắt.[24]
  4. Biết những bước tiếp theo nếu bạn cần đeo kính. Sau khi được kiểm tra, bạn sẽ biết mình có cần đeo kính hay không. Nếu có, bạn sẽ được kê toa mua kính. Sau đó bạn có thể cầm toa này đến kỹ thuật viên kính mắt và chọn gọng kính theo ý thích. Kỹ thuật viên kính mắt là người được đào tạo để đáp ứng nhu cầu kính mắt của khách hàng.[24]
    • Khi đã chọn gọng kính, bạn sẽ phải đợi một đến hai tuần để gắn tròng kính trước khi có thể lấy kính về.

Lời khuyên[sửa]

  • Không nói dối rằng mình không đọc được các chữ cái nào đó, vì việc đeo kính khi không cần thiết thực ra có thể làm tổn hại mắt.
  • Khi có mắt kính, bạn cần đảm bảo biết cần đeo kính khi nào và như thế nào. Tham khảo chuyên viên đo mắt để có thêm thông tin.
  • In hoặc vẽ bảng đo thị lực, nhờ một người giúp bạn thực hiện việc đo mắt và đọc kết quả.
  • Kiểm tra mắt hàng năm để đảm bảo thị lực tốt.

Cảnh báo[sửa]

  • Khi mua kính mới, bạn cần đảm bảo tròng kính không phản chiếu ánh sáng chói từ mặt trời, vì điều này sẽ gây tổn hại cho mắt.
  • Nhớ rằng bạn không cần đeo kính suốt ngày! Đôi khi bạn chỉ cần đeo kính khi đọc sách, nhưng chuyên viên đo mắt sẽ giải thích cho bạn về vấn đề này.
  • Có một lựa chọn khác là đeo kính sát tròng – nếu bạn không ngại chạm vào mắt!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.visionworks.com/info/
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.eyesightonwellness.com/10-signs-you-might-need-glasses/
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/farsightedness/basics/definition/con-20027486
  4. 4,0 4,1 http://www.visionworks.com/info/vision-problems-as-age/
  5. http://www.nhs.uk/Conditions/Short-sightedness/Pages/Symptoms.aspx
  6. http://www.webmd.com/eye-health/tc/nearsightedness-myopia-topic-overview
  7. http://www.nhs.uk/Conditions/Short-sightedness/Pages/Causes.aspx
  8. 8,0 8,1 http://www.urbanoptiques.com/vision-care-focus-on-vision-care/vision-care-articles/nine-signs-you-need-an-eye-exam
  9. http://www.medicinenet.com/blurred_vision/symptoms.htm
  10. 10,0 10,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/farsightedness/basics/symptoms/con-20027486
  11. http://www.visionworks.com/info/signs-you-might-need-glasses/
  12. http://www.webmd.com/eye-health/double-vision-diplopia-causes-symptoms-diagnosis-treatment?page=2
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/presbyopia/basics/symptoms/con-20032261
  14. http://www.webmd.com/eye-health/understanding-vision-problems-symptoms
  15. http://www.eyehealthweb.com/night-blindness/
  16. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003039.htm
  17. http://www.visionaware.org/info/your-eye-condition/eye-health/normal-vision-changes/125
  18. http://www.webmd.com/eye-health/halos-and-glare-causes-prevention-treatment
  19. http://www.kellogg.umich.edu/patientcare/conditions/glaucoma.html
  20. 20,0 20,1 http://www.visionsource.com/doctors/free-eye-chart-download/?it=patients/free-eye-chart-download/
  21. http://www.preventblindness.org/test-your-eyes
  22. http://www.essilor.com/en/EyeHealth/LensesForYourVision/TestyourEyes/Pages/home.aspx
  23. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nearsightedness/basics/tests-diagnosis/con-20027548
  24. 24,0 24,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nearsightedness/basics/preparing-for-your-appointment/con-20027548