Các quy tắc thông tin liên lạc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Savoir-vivre trên mạng[sửa]

1. Không gửi các mail quảng cáo đến cho ai đó nếu chưa được người đó đồng ý.

2. Luôn luôn điền phần “subject” mỗi khi gửi mail.

3. Mỗi dòng trong mail không nên dài quá 70 ký tự.

4. Trong mail, không nên có dòng nào chỉ có duy nhất dấu “=” (một số mail systems sẽ gặp khó khăn khi accept các thư này).

5. Khi trả lời một thư, không nên quote cả thư mà chỉ quote những phần bạn muốn trả lời. Trong phần mà bạn quote không nên để lại địa chỉ của người gửi mail cho bạn. Không nên quote cả một bức thư dài nhưng bên dưới chỉ ghi mỗI 1 câu đại loại “Tôi đồng ý” hay “Tôi cũng nghĩ thế” . (Tương tự với các bài trả lời trên diễn đàn).

6. Chữ ký của bạn không nên dài quá 4 dòng. Những chữ ký dài ban đầu thì rất thú vị, nhưng chúng trở nên nhàm rất nhanh. Cũng nên nhớ là nhiều người sử dụng internet phải trả tiền cho mỗi bite họ nhận.

7. Hãy cẩn thận khi trả lời e-mail riêng cho tác giả, vì nhiều chương trình tự động chuyển email cho diễn đàn chung.

8. Mỗi forum đều có đặc tính riêng. Trước khi post, bạn nên xem kỹ mục lục các vấn đề thảo luận của forum để tránh gửi bài không đúng chỗ, gửi bài thừa v.v.

9. Không nên gửi cùng 1 bài lên nhiều forum khác nhau.

10. Suy nghĩ kỹ trước khi gửi bài. Có đúng đó là điều bạn muốn nói với cả thế giới không? Hãy đọc lại thư một lần trước khi gửi đi. Có đúng đó là điều bạn thực sự muốn viết? Hãy nhớ rằng một bức thư đã gửi đi rồI thì không thể quay lại được nữa.

11. Hãy thông cảm và độ lượng với người khác. Mỗi người đều có lúc bắt đầu làm quen với internet. Nếu bạn muốn góp ý với ai đó thì nên gửi thư riêng cho họ, không nên chỉ trích họ giữa diễn đàn chung.

12. Rất không nên bắt bẻ lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi đánh máy, nhất là trên một diễn đàn công cộng.

13. Không nên viết cả bài toàn bằng chữ in hoa.

14. Rất chú ý đến từ ngữ mà bạn sử dụng. Có những từ bạn thấy rất tự nhiên nhưng có thể làm cho người khác hiểu lầm. Hãy nhớ rằng 1 từ có thể có nghĩa khác nhau trong văn viết và trong văn nói.

15.Một số chữ viết tắt thường dùng:

AFAIK – as far as I know
AFAIR – as far as I remember
BTW – by the way
EOD – End of discussion
FYI – for your information
GOK – God only knows
HHOK – haha, only kidding
J/K – just kidding
IMHO – in my humble opinion
IMO – in my opinion
OTOH – on the other hand
TIA – thanks in advance

Gọi điện thoại[sửa]

1. Nếu bạn là người gọi đến, trước tiên hãy tự giới thiệu mình. Nếu là một cuộc điện thọai mang tính chất công việc, nên nói rõ tên công ty của bạn.

2. Nếu bạn là người nghe điện thọai, bạn chỉ cần nói „Alô, tôi nghe đây”. Nếu nghe điện thọai ở nơi làm việc bạn nên nói thêm tên công ty của mình, ví dụ: „Alô, văn phòng XYZ xin nghe”. Không nên hỏi „Alô, ai đấy?” khi nghe điện thoại.

3. Nếu gọi điện thoại về công việc, nên chuẩn bị sẵn cho mình thứ gì đó để ghi chép (mẩu giấy, bút chì v.v). Trong khi nói chuyện cố gắng ghi lại thật đầy đủ những thông tin cần thiết.

4. Khi gọi điện, cố gắng phát âm rõ ràng, không nói nhỏ quá hay lớn tiếng quá.

5. Nói bằng giọng vui vẻ, thân thiện.

6. Trong khi nói chuyện điên thoại không nên - ăn, uống - nói chuyện với người khác - ngắt lời người đối thọai - cao giọng, cãi nhau qua điện thọai, đem lại sự bực bội cho người khác.

7. Nếu gọi nhầm số, hãy xin lỗi một cách lịch sự. Không nên cúp máy chẳng nói chẳng rằng hoặc chỉ nói cụt lủn „Nhầm máy”.

8. Không gọi điện về chuyện công việc vào những ngày nghỉ, weekend ... nếu không phải là việc rất cần thiết.

9. Không nên gọi điện thoại quá sớm hoặc quá muộn. (Ở chỗ mình và châu Âu nói chung không nên gọi điện sau 10 giờ tối và trước 6 giờ sáng).

10. Nếu đã hẹn gọi lại vào một giờ cụ thể nào đó thì nhất định phải đúng hẹn.

11. Khi gọi đến, nếu chuông reo quá 5 lần mà bên kia không nhấc máy, bạn nên gác máy.

12. Nếu đang nói chuyện điện thoại mà bỗng nhiên bị ngắt giữa chừng, ai gọi đến thì người đó là người gọi lại lần nữa.

13. Nếu vô tình có mặt khi người khác nói chuyện điện thọai, nên coi như bạn không nghe thấy gì.

14. Không nên nói chuyện điện thoại trong tiệm ăn, nhà hát, rạp chiếu phim, trong cuộc họp v.v. vì như vậy là gây phiền phức cho người xung quanh.

15. Nhất thiết phải tắt điện thoại trong tang lễ hay một dịp buồn, vì khi đó điện thoại không chỉ gây phiền mà còn xúc phạm đến tình cảm đau buồn của người khác.

16. Tránh dùng điện thoại trên các phương tiện công cộng như tàu điện, xe bus. Trên tàu hỏa, không nên nói chuyện trong khoang tàu của mình mà hãy ra hành lang toa tàu.

Liên kết đến đây