Các siêu thực phẩm có thật sự giúp chống lại ung thư?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trong việc phòng chống và ngăn ngừa Ung thư thì dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và hỗ trợ trong quá trình điều trị như: thực phẩm chức năng, thực phẩm organic và gần đây “siêu thực phẩm” đang trở thành một xu hướng được mọi người quan tâm. Trên thực tế các quảng cáo thu hút sự chú ý người đọc/người xem thường quảng bá là “thực phẩm chống ung thư” hoặc “thực phẩm siêu hạng”, có khả năng kỳ diệu ngăn ngừa hoặc chữa bệnh ung thư. Nhưng, “phép lạ” của siêu thực phẩm có thực sự tồn tại?

Siêu thực phẩm super food là gì?[sửa]

Một thuật ngữ phi y học được phổ biến trên các phương tiện truyền thông để chỉ những thực phẩm có thể có các tính chất gia tăng sức khoẻ như giảm nguy cơ bệnh tật hoặc cải thiện bất kỳ khía cạnh nào về thể chất hoặc tinh thần. Hay nói cách khác đây là những loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho cơ thể của bạn. Siêu thực phẩm có thể giúp cơ thể duy trì dinh dưỡng trong quá trình điều trị, và có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Những thức ăn được gọi là siêu thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hoá, vitamin hoặc các chất dinh dưỡng khác cao bất thường. Ví dụ: đậu nành, quả việt quất, cá hồi, chè xanh, óc chó, bông cải xanh và rau bina. Điều quan trọng cần lưu ý là trong y học không có định nghĩa về siêu thực phẩm. [1]

Tại sao lại gọi là siêu thực phẩm?[sửa]

  • Hàm lượng dinh dưỡng rất lớn trong một phần rất nhỏ. Chỉ một phần ăn duy nhất (nhỏ như muỗng canh) đã cung cấp lượng chất chống oxi hóa và dinh dưỡng của 3-6 phần rau quả thông thường.
  • Có chứa nhiều chất chống oxi hóa mạnh. Siêu thực phẩm chứa đầy đủ chất dinh dưỡng ở hầu hết các loại rau quả.

Sụt cân là một trong những triệu chứng thường xảy ra với người bệnh ung thư. Đó có thể do lo lắng hoặc tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị ung thư, hoặc cũng có thể là hậu quả từ chính khối u. Những thay đổi trong sự chuyển hóa chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân làm bệnh nhân giảm sự ngon miệng và giảm lượng ăn vào, làm cơ thể đốt nhiều calo hơn bình thường, làm tăng sự phá hủy mô khiến khối nạc, cũng như khối mỡ của cơ thể bị hao gầy.

Người bệnh ung thư thường giảm sự ngon miệng và chỉ có thể ăn từng lượng nhỏ thức ăn, vì thế các khuyến cáo thường tập trung vào việc khuyến khích bệnh nhân ăn các thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất, ví dụ như đạm và EPA (Eicosapentaenoic acid) – một acid béo omega-3, được xem như một khắc tinh của ung thư, giúp phòng ngừa và điều trị tình trạng suy mòn cơ thể do khối u gây ra nhờ vào cơ chế ức chế kích thích chuyển hóa bằng cách tăng cường độ nhạy cảm insulin gây ra sự tổng hợp protein. Cũng có thể, EPA làm suy giảm tình trạng suy giảm dinh dưỡng bằng cách cải thiện sự dung nạp calo và protein. Theo cách đó, họ sẽ có được năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết trong một khẩu phần ăn ít hơn. [2]

Thực phẩm này có thực sự giúp ngăn ngừa bệnh ung thư?[sửa]

Bác sĩ Fahma Sunarja của Trung tâm Ung thư Parkway giải thích rằng các loại siêu thực phẩm được chỉ ra như: bông cải xanh, dâu, nho, đậu, trà… là “vì chúng chứa các chất chống oxy hoá nên chúng được cho là có khả năng chống lại những gốc tự do có thể gây ra ung thư”. Ung thư là một căn bệnh phức tạp và ảnh hưởng đến mỗi người một cách khác nhau và vì lý do này, nếu cho rằng một loại thức ăn nào đó có thể tiêu diệt hoàn toàn căn bệnh này thì là một suy nghĩ quá đơn giản. Bà Sunarja đồng ý: “Không một thực phẩm nào có thể có tác động như vậy. Nó không chỉ là thức ăn mà còn là một chế độ ăn uống hoặc thói quen ăn uống của một người sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể và do đó làm giảm hoặc tăng nguy cơ phát triển ung thư “. [3]

Mặc dù một số bằng chứng trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng siêu thực phẩm có tác động tích cực đến sức khoẻ, nhưng phải lưu ý rằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thường được thực hiện trên một thành phần tinh khiết từ một loại thực phẩm cụ thể. Điều này có nghĩa là các nhà khoa học kiểm tra hoạt tính của một chất hóa học tinh khiết chứ không phải là trong thành phần của thức ăn chứa chất đó, nên sẽ có sự khác biệt về sự hoạt động giữa một hóa chất được tách chiết trong ống nghiệm và trong ruột người. [4]

Những loại thức ăn như sữa chua, trứng, các loại hạt, quinoa, bông cải xanh và quả dâu có thể được coi là các thực phẩm siêu phẩm vì các tính chất dinh dưỡng đa chức năng của chúng. Mặc dù Bà Sunarja không phủ nhận lợi ích từ việc ăn các loại siêu thực phẩm như vậy, tuy nhiên bà khẳng định rằng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc tiêu thụ siêu thực phẩm có thể ngăn ngừa hoặc loại bỏ ung thư hoàn toàn [3]. Bởi vì trong cuộc sống, chúng ta không ăn một loại thực phẩm duy nhất. Khi đánh giá các lợi ích phòng ngừa ung thư tiềm ẩn từ thực phẩm chúng ta ăn, chúng ta cần phải xem xét chế độ ăn uống tổng thể, cũng như các yếu tố lối sống khác như hoạt động thể chất, và các yếu tố di truyền. Ví dụ, mức độ uống rượu vừa phải đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhưng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tương tự như vậy, trong khi cá chình biển có thể là nguồn dinh dưỡng tốt giàu axit béo omega-3, nhưng điều quan trọng là phải xem xét hàm lượng thuỷ ngân của cá [5].

Người ta đã chứng minh được rằng một số loại thực phẩm đặc biệt có lợi cho con người, vì chúng cung cấp một lượng chất dinh dưỡng đặc biệt cho phép cơ thể chống lại độc tố, bao gồm các gốc tự do gây ung thư. Nhưng một thực phẩm duy nhất không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng. Vì vậy, chúng ta có thể yên tâm rằng ăn nhiều loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng này cùng với chế độ ăn uống kết hợp các loại thực phẩm khác có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Các loại siêu thực phẩm có thể kể thêm là: Sữa chua, tỏi, táo, mơ, lúa mạch, trái cây họ cam quýt, nam việt quất, chất xơ, quả sung, dầu cá, cá biển, gừng, trà xanh, rau bina và rong biển có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u theo những cách khác nhau. [1]

Việc phòng ngừa ung thư hoặc bất kỳ căn bệnh nào, trên thực tế, dựa chủ yếu vào thói quen sống của một người. Điều này có nghĩa là những gì bạn ăn hàng ngày, bạn tập thể dục, bạn hút thuốc hay uống rượu, hoặc có tiếp xúc lâu dưới ánh mặt trời không? Yếu tố rủi ro mà chúng ta không kiểm soát được là sự kết hợp của các gen gây ung thư, còn môi trường và các khía cạnh khác của cuộc sống đa số trong số đó chúng ta có thể kiểm soát được. Trong số 10 người, thì có it nhất 4 người có khả năng ngăn ngừa được ung thư bằng cách đơn giản là thay đổi lối sống của họ. [6]

Chịu trách nhiệm thông tin[sửa]

  • Nguyễn Ngọc Thanh Tâm
  • Cố vấn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Vũ & TS. Nguyễn Ngọc Hoàn.
  • Lần cuối kiểm tra khoa học: 1/6/2017
  • Lần cuối chỉnh sửa khoa học: 1/6/2017

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. 1,0 1,1 Super foods – Cancer Treatment Centers of America http://www.cancercenter.com/community/nutritional-support/super-foods/
  2. Pappalardo G, Almeida A, Ravasco P, Eicosapentaenoic acid in cancer improves body composition and modulates metabolism, Nutrition. 2015 Apr;31(4):549-55. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25770317
  3. 3,0 3,1 Do superfoods really prevent cancer? http://vn.parkwaycancercentre.com/en/do-superfoods-really-prevent-cancer/
  4. Maki Inoue-Choi, Sarah Oppeneer, and Kim Robien, Reality check: no such thing as a miracle food, Nutr Cancer. 2013; 65(2): 165–168. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3635479/
  5. U.S. Department of Agriculture. Agricultural Research Service USDA National Nutrient Database for Standard Reference, Release 24. Nutrient Data Laboratory Home Page. 2011 http://www.ars.usda.gov/ba/bhnrc/ndl.
  6. Food, Nutrition, Physical Activity, and the Prevention of Cancer: a Global Perspective. World Cancer Research Fund/American Institute for Cancer Research; 2007
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này