Bệnh nhân bị ung thư nên ăn uống như thế nào?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tình hình suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bị ung thư[sửa]

Khoảng 61% bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng (theo tác giả Gyung Ah Wie)[1]

Trong quá trình tiếp nhận các liệu pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị và xạ trị, tình trạng suy dinh dưỡng còn tăng hơn nữa.

Ảnh minh họa

Mời xem thêm: Tại sao điều trị ung thư cần phải hóa trị? – BS Trần Hoàng Hiệp

Tại sao bệnh nhân ung thư lại bị suy dinh dưỡng?[sửa]

  • Mệt mỏi
  • Đau do bướu
  • Suy sụp tinh thần
  • Thay đổi vị giác, chán ăn
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Do biến chứng của các phương pháp điều trị ung thư

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư dễ bị suy sụp tinh thần: sợ chết, sợ không có tiền để điều trị, sợ là gánh nặng của gia đình, sợ không ai chăm lo cho con cái, sợ bị mất đi một phần cơ thể (đoạn chi, đoạn nhũ, múc nhãn cầu…)

Thay đổi vị giác: khối bướu làm tổn thương các chồi vị giác, xạ trị làm khô miệng, mất vị giác, hóa trị tạo ra vị kim loại trong miệng làm bệnh nhân không muốn ăn uống.

Mời xem thêm: Đương đầu với ung thư và nỗi sợ hãi ung thư mang đến – Huỳnh Ngọc Khánh An

Rối loạn tiêu hóa: do bướu làm tắc nghẽn đường ruột, ung thư gây suy chức năng gan, mật; xạ trị gây viêm niêm mạc miệng, niêm mạc đường ruột; hóa trị gây nôn ói dữ dội; do phẫu thuật (cắt 1 phần lưỡi trong điều trị ung thư lưỡi); …

Ngoài ra, bản chất tế bào ung thư gây tăng tiêu thụ năng lượng thông qua việc gây rối loạn chuyển hóa các chất, tăng đáp ứng quá trình gây viêm…

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh nhân ung thư như thế nào?[sửa]

  • Kéo dài thời gian nhập viện
  • Đáp ứng kém với các phương pháp điều trị
  • Tăng độc tính của hóa trị
  • Tăng nhiều biến chứng sau điều trị
  • Giảm thời sống
  • Giảm chất lượng cuộc sống

Tình trạng suy dinh dưỡng cần được bác sĩ đánh giá (tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng) để có sự can thiệp hợp lý. Tuy nhiên, bản thân bệnh nhân và người thân có thể tự chăm sóc và cung cấp cho mình đầy đủ chất dinh dưỡng để chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Viêm niêm mạc miệng[sửa]

Nên:

  • Ăn thức ăn mềm: khoai tây nghiền, pudding, yaourt, kem, trứng
  • Thêm sốt, bơ, magarin, nước vào thức ăn
  • Dùng que đẩy thức ăn ra khỏi chỗ viêm
  • Súc miệng với dung dịch soda (natribicarbonat)

Không nên:

  • Thức ăn chua, kích thích
  • Thức ăn khô, cứng, cay
  • Thức uống có cồn, cà phê, có gas
  • Súc miệng với dung dịch có cồn

Khó nuốt[sửa]

Nên:

  • Thức ăn mềm, nhỏ, ướt
  • Bổ sung thức ăn giàu năng lượng, dạng lỏng

Không nên:

  • Thức ăn khô: bánh mì, bánh ngọt

Khô miệng[sửa]

Nên:

  • Thức ăn mềm
  • Uống ít nhất 2l/ ngày
  • Mút đá, kẹo chua không đường

Không nên:

  • Thịt dai, rau thô, bánh mì, bánh ngọt
  • Cà phê, thuốc lá, rượu bia
  • Súc miệng dung dịch có cồn

Thay đổi vị giác[sửa]

Nên:

  • Dùng đồ đựng thức ăn bằng nhựa
  • Trước ăn súc miệng bằng soda
  • Thêm chanh, giấm, muối cho thức ăn quá ngọt
  • Thêm đường cho thức ăn quá mặn/đắng
  • Chọn thức ăn ở nhiệt độ phòng

Nôn ói[sửa]

Nên:

  • Ăn ít, nhiều lần,
  • Thức ăn dạng tinh bột: khoai, nuôi
  • Thức ăn có vị gừng
  • Ngồi ít nhất 1 g sau ăn

Không nên:

  • Để dạ dày trống
  • Thức ăn béo, nướng, cay, quá ngọt

Táo bón[sửa]

Nên:

  • Uống 2l nước/ ngày
  • Nước cam mật ong
  • Trái mận
  • Chất nhuận trường tự nhiên (ví dụ quả đu đủ)

Ăn không ngon miệng[sửa]

Nên:

  • Ăn mỗi 1-2 giờ
  • Chọn thức ăn năng lượng cao nhiều đạm: trứng, kem, phô mai, yaourt, pudding, bơ đậu phộng
  • Sử dụng dầu ăn trong nấu nướng
  • Thêm kem, sữa vào thức ăn

Nên ăn hay không ăn những thức ăn nào?[sửa]

Tốt nhất nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể hạn chế ăn các thực phẩm có liên quan đến ung thư mà Ruy Băng Tím đã từng giới thiệu.

Dân gian hay có quan niệm ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng có thể là nguồn thực phẩm để nuôi tế bào ung thư phát triển? Ý kiến này đúng không?

Nghiên cứu đã chứng minh là dinh dưỡng có làm cho khối bướu ung thư lớn lên[2] nhưng vẫn chưa có bằng chứng là nó làm cho bệnh ung thư tiên lượng xấu hơn.

Nhưng đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy nếu bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng thì tiên lượng xấu hơn, tử vong sớm hơn, biến chứng điều trị nhiều hơn.

Ruy Băng Tím sẽ có các bài viết sâu hơn về vấn đề “dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư” như thế nào trong các bài viết sau.

Mời xem thêm:

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Prevalence and risk factors of malnutrition among cancer patients according to tumor location and stage in the National Cancer Center in Korea. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19665873
  2. Nutritional support and tumour growth in humans: a narrative review of the literature https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19285762
3. Bài giảng Dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư – BS Trần Thị Anh Tường BV Ung bướu TPHCM

Chịu trách nhiệm nội dung[sửa]

  • BS Trần Hoàng Hiệp
  • Lần cuối xem xét y học: 04/05/2017
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này