Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Cách biết chàng là một nửa của bạn
Từ VLOS
Thật dễ để nghĩ rằng chàng trai của bạn là một nửa hoàn hảo, nhưng thật khó để biết chắc chắn điều ấy. Để xem bạn có thực sự nghiêm túc với chàng – và liệu chàng có xứng đáng với điều đó không – hãy đọc các mẹo và chiến lược sau.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cảm giác Chàng Đem tới cho Bạn[sửa]
- Nhận ra rằng bạn cảm thấy mình như nữ chiến binh Wonder Woman khi ở bên chàng. Chàng khiến cho bạn cảm thấy như một siêu anh hùng. Bạn sẽ thấy mình có thể trở thành bất kỳ ai và làm bất cứ điều gì khi ở bên chàng. Bạn sẽ không sợ hãi trước những thử thách trong cuộc sống, bởi chàng giúp bạn tự tin rằng bạn đủ mạnh mẽ để vượt qua những thử thách đó. Ở bên chàng, bạn cảm thấy mình có thể gánh trên vai cả thế giới và giành chiến thắng.
- Chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái khi là chính mình trước mặt chàng. Là chính mình không chỉ dừng lại ở “phiên bản khờ khạo” của bạn, thứ mà chỉ bạn bè thân thiết hay gia đình của bạn được biết; mà nó còn là việc để chàng thấy những khuyết điểm của bạn, dù là lúc không trang điểm, sau buổi tập thể dục đẫm mồ hôi, khi bạn sợ hãi, hay khi bạn khóc.
- Chắc chắn rằng bạn không cảm thấy xấu hổ khi ở cạnh chàng. Bạn có thấy cần phải giấu diếm điều gì khi ở cạnh chàng không? Nếu bạn cảm thấy cần phải che giấu điều gì về bản thân hay cuộc sống của bạn, có lẽ chàng không phải là một nửa của bạn. Chàng sẽ yêu bạn bất chấp tất cả, và nếu bạn lo lắng rằng chàng sẽ đánh giá đôi chân hơi nhiều lông vào mùa đông của bạn, có thể chàng không phải là một nửa phù hợp.
- Xem xét mức độ thường xuyên bạn nghĩ về các kế hoạch tương lai. Bạn đã bao giờ tưởng tượng rằng hai bạn sẽ quây quần bên nhau vào những ngày sinh nhật hay kỳ nghỉ xa xôi nào đó chưa? Bạn đã từng mơ mộng về một căn hộ, ngôi nhà, thú nuôi hay thậm chí là những đứa trẻ mà một ngày nào đó các bạn sẽ có chưa?
Cách Chàng Đối xử với Bạn[sửa]
-
Để
ý
khi
chàng
nói
“Anh
yêu
em”.
Sẽ
thật
tuyệt
khi
chàng
nói
“Anh
cũng
yêu
em”
sau
khi
bạn
nói
lời
yêu,
nhưng
quan
trọng
là
bạn
không
phải
người
duy
nhất
nói
lời
yêu
thương
trước
nửa
kia.
Đôi
khi
chàng
cũng
cần
phải
nói
điều
đó
trước.
Hành
động
này
thể
hiện
rằng
chàng
suy
nghĩ
đến
sự
quan
tâm
mà
chàng
dành
cho
bạn,
và
chàng
không
chỉ
đơn
thuần
nói
những
điều
quy
chuẩn
mà
chàng
cho
là
bạn
đang
mong
đợi.
- Mặc dù vậy, cũng đừng quá lo lắng nếu chàng không làm điều đó. Một số chàng trai thường ngại chia sẻ về cảm xúc của họ. Hãy hỏi chàng vì sao chàng không bao giờ nói lời yêu trước, và nói rằng bạn rất thích nghe những lời yêu thương. Điều này có thể khiến chàng thoải mái hơn khi nói yêu bạn.
- Chắc chắn rằng chàng không ép bạn phải thân mật trước khi bạn sẵn sàng. Một kẻ muốn tận hưởng cơ thể bạn trước khi trái tim bạn sẵn sàng thì rõ ràng sẽ không quan tâm tới nhu cầu của bạn. (Và nếu chàng mù quáng bởi những ham muốn trong chuyện tình dục, chàng cũng sẽ không thể vượt qua cám dỗ khi hứa hẹn về tổ ấm hoặc xây dựng một gia đình.)
- Chú ý xem chàng có đang kiểm soát bạn không. Nếu chàng thường xuyên bắt bạn phải làm điều này điều kia, cố gắng điều khiển cuộc sống của bạn, hay thao túng cảm xúc của bạn để đạt được những gì chàng muốn, hãy coi chừng! Chàng trai đó không an tâm và cảm thấy rằng mình phải nắm quyền kiểm soát trong mối quan hệ của hai bạn. "Nửa kia" đích thực của bạn nên tự tin khi ở bên bạn và để bạn là chính mình.
- Để ý xem chàng có ngăn bạn tới gần bạn bè chàng không. Nếu chàng từ chối việc bạn tham gia các kế hoạch xã hội của chàng và tránh nói về những điều mà chàng và bạn bè đã làm tối qua, chàng rõ ràng chẳng muốn có bạn trong cuộc đời mình, hay thậm chí chàng còn đang làm điều gì đó mờ ám sau lưng bạn.
-
Lưu
ý
xem
chàng
có
ám
chỉ
tới
tương
lai
của
hai
bạn
không.
Nếu
mối
quan
hệ
của
hai
bạn
chưa
tới
lúc
mà
các
bạn
có
thể
bàn
luận
cởi
mở
về
những
khả
năng
trong
tương
lai,
hãy
để
ý
xem
chàng
có
bóng
gió
hay
gợi
ý
gì
không.
Thậm
chí
chỉ
là
một
điều
bé
nhỏ,
ví
dụ
như
phân
vân
xem
hai
bạn
sẽ
làm
gì
trong
một
sự
kiện
diễn
ra
trong
ít
nhất
một
hoặc
hai
tháng
tới,
cũng
đã
là
một
tín
hiệu
tốt.
- Nếu chàng cầu hôn bạn quá sớm (ví dụ như dưới 1 năm), hãy dành thời gian để phân tích vì sao chàng vội vã như vậy. Nếu bạn có chiều hướng bằng lòng, hãy gợi ý một khoảng thời gian đính ước dài để chắc chắn về điều đó.
- Nếu chàng hoàn toàn không bàn luận gì về tương lai chung của cả hai – thậm chí sau một khoảng thời gian dài (giả sử như 1 năm) – chàng có thể còn chẳng cân nhắc tới tương lai của hai bạn.
Cách Bạn Đối xử với Chàng[sửa]
- Để ý xem bạn có tự nhiên nhớ tới sinh nhật chàng, ngày kỷ niệm của hai bạn, và những ngày quan trọng đối với chàng không. Đây là một cách để xác định liệu chàng có đáng để bạn nghĩ tới ngay cả khi chàng không ở cạnh hay không; tạo không gian cho ai đó trong cuộc đời bạn là một chuyện, nhưng tạo không gian riêng cho chàng trong tâm trí bạn lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
- Để ý xem liệu bạn có ngợi khen chàng khi chàng không được chỉn chu cho lắm hay không. Bạn có thấy bị thu hút ngay cả khi có thức ăn dính trên răng chàng, hay khi tóc chàng xẹp lép vì đội mũ bảo hiểm? Hay mức độ bạn thích chàng phụ thuộc vào việc chàng chải chuốt vì bạn như thế nào?
-
Chú
ý
xem
bạn
có
hứng
thú
để
chàng
tham
gia
vào
cuộc
sống
của
mình
không.
Việc
muốn
khen
chàng
trước
mặt
bạn
bè
và
muốn
chàng
trở
thành
người
trong
gia
đình
là
thể
hiện
rõ
ràng
của
sự
tự
tin.
Nói
cách
khác,
nếu
bạn
không
cảm
thấy
an
toàn
về
một
mối
quan
hệ,
một
cách
tiềm
thức,
bạn
sẽ
tìm
lý
do
để
không
giới
thiệu
hay
bàn
luận
về
chàng.
- Bạn có ghi tên chàng vào các kế hoạch của gia đình, ví dụ như rủ chàng cùng tham gia kỳ nghỉ với gia đình bạn (hay thậm chí cho rằng chàng sẽ đi cùng với gia đình bạn mà không cần lời mời nào cả)?
- Bạn có muốn giúp chàng hoà thuận với gia đình chàng (hay bênh vực chàng) vì việc họ thích bạn là rất quan trọng?
- Bạn đã từng gợi ý chàng nên gọi điện cho mẹ bạn khi chàng cần lời khuyên về nấu ăn, lau dọn, v.v.?
Cách Hai bạn Ở cùng nhau[sửa]
-
Để
ý
xem
hai
bạn
khiến
nửa
kia
thay
đổi
ra
sao.
Là
con
người,
chúng
ta
thường
xuyên
thay
đổi
khi
dành
nhiều
thời
gian
bên
cạnh
người
khác
(đặc
biệt
là
ai
đó
mà
ta
quan
tâm
sâu
sắc).
Đôi
khi
chúng
ta
thay
đổi
người
kia
tốt
hơn
nhưng
đôi
khi
chúng
ta
thay
đổi
họ
theo
chiều
hướng
xấu
đi.
Bạn
cần
phải
quyết
định
xem
liệu
mình
có
đem
lại
tác
động
tích
cực
cho
chàng
và
chàng
cũng
có
ảnh
hưởng
tốt
tới
bạn
không.
- Bạn có thấy rằng một trong hai bạn ngày càng trở nên thích chiếm hữu, ghen tuông, không tin tưởng, lười biếng, hoặc liên tục căng thẳng? Đó hẳn không phải là người bạn muốn ở bên. Họ chắc hẳn không phải là người phù hợp với bạn và bạn cũng sẽ không thích con người mình sẽ trở thành khi ở bên họ.
- Bạn có thấy rằng hai bạn truyền cảm hứng cho nhau để cùng trở nên tốt hơn? Bạn có phấn đấu nhiều hơn trong cuộc sống và cho chính bạn khi ở bên chàng? Và chàng cũng như thế chứ? Các bạn có giúp đối phương trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn không? Đó là một mối quan hệ lành mạnh và các bạn sẽ giúp cuộc sống của nửa kia cải thiện tích cực hơn.
- Ngẫm nghĩ về lối sống của chàng. Nó có phù hợp với những gì bạn hy vọng về tương lai? Chàng có chia sẻ những giá trị tương đồng với bạn? Ví dụ, nếu bạn tái chế rác nhưng chàng lại vứt rác ra ngoài cửa sổ ô tô, liệu mối quan hệ này có thể đi đến đâu không?
-
Chú
ý
tới
cách
hai
bạn
nói
lời
quan
tâm.
Chàng
có
thoải
mái
để
bạn
thấy
khía
cạnh
nhạy
cảm
của
mình
không?
Bạn
có
cởi
mở
nói
rằng
bạn
yêu
chàng,
thậm
chí
dùng
cả
những
từ
chỉ
định
lượng
như
"Em
yêu
anh
rất
nhiều"
hoặc
chủ
động
bắt
đầu
trò
chơi
"Em
yêu
anh
nhiều
hơn"
không?
- Tìm kiếm sự khác biệt giữa những điều được nói ra với những thông điệp được truyền tới. Chúng ta thường mù quáng khi ai đó buông những lời đường mật về tình yêu của họ, khiến ta không thể nhận ra rằng liệu họ có làm gì để chứng minh lời họ nói không. Cũng như vậy, chúng ta có thể bực dọc vì ai đó không chịu hé nửa lời ngọt ngào, tới mức ta không để tâm tới những cử chỉ ân cần và yêu thương họ đem đến. Hãy suy nghĩ xem liệu một trong hai bạn có rơi vào những trường hợp nói trên không.
- Để ý cảm giác thoải mái của hai bạn khi ở cùng không gian với nửa kia. Mọi người thường nói rằng sống chung là bài kiểm tra thực tế về sự phù hợp; một mối quan hệ diễn ra hoàn toàn tại nhà hàng hay công viên có thể sẽ toàn rượu và hoa hồng, nhưng việc phải chia nhau rửa chén bát, nhìn người kia dùng dao cạo, hay phải đối mặt với đống quần áo bẩn thỉu sẽ xóa tan mọi ảo tưởng ngay lập tức. Nếu các bạn sống chung, các bạn có thỏa hiệp về những trách nhiệm riêng và chung không? Nếu không, các bạn ít nhất đã từng trao đổi chìa khóa nơi ở của hai người hay chưa? Nếu đã làm rồi, cả hai bạn thấy dễ chịu tới mức nào?
- Tự hỏi xem bạn có cảm thấy sự cân bằng thoải mái khi dành thời gian cùng chàng và xa chàng không. Có những sở thích riêng biệt sẽ khiến một mối quan hệ trở nên thú vị hơn và giúp hai bạn duy trì được những đặc tính lành mạnh và độc lập. Nếu mối quan hệ này đi đúng hướng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tin tưởng kể cả khi các bạn ở xa nhau.
Lời khuyên[sửa]
- Trở thành những người bạn tốt nhất của nhau để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Điều quan trọng là hai bạn phải lắng nghe lẫn nhau và thỏa hiệp mà không phải cãi vã quá nhiều.
- Hãy thấu hiểu con người chàng trong tình trạng tồi tệ nhất. Nếu bạn có thể chấp nhận được điều đó như một phần của mối quan hệ thì có thể chàng là người phù hợp, nhưng đừng sa vào một mối quan hệ với suy nghĩ thay đổi khía cạnh nào đó của con người chàng, điều đó chỉ tạo ra áp lực và bất hòa trong mối quan hệ của hai bạn.
- Nếu chàng nói về bạn với bạn bè chàng thì đó là một tín hiệu tuyệt vời. Điều đó có nghĩa là chàng không xấu hổ, thậm chí còn tự hào về bạn. Nếu chàng giữ mối quan hệ như một bí mật, thì chàng có thể chẳng phải người phù hợp.
- Điều quan trọng nhất là tin vào linh cảm của bạn. Chú ý vào cảm giác của bạn và lý do đằng sau chúng. Bạn có đang quá vội vàng không? Hay liệu có điều gì đó đang níu kéo bạn?
- Hãy kiên nhẫn. Đừng để chàng chiếm đoạt cơ thể bạn. Nếu chàng không tôn trọng điều đó, mọi thứ sẽ rơi ngoài vòng kiểm soát.
- Quan sát chàng khi chàng ở bên bố mẹ, anh chị em và những người lớn tuổi trong cuộc đời chàng. Chàng có tôn trọng, yêu mến họ không? Quan sát chàng khi ở cùng bố mình, chàng có yêu quý và tôn trọng sự lựa chọn của ông không? Điều đó cũng tương tự với những người phụ nữ trong cuộc đời chàng chứ?
- Đừng dành cho chàng mọi sự quan tâm. Nếu chàng cần toàn bộ sự quan tâm từ bạn và trở nên buồn bã hay đeo bám khi bạn không chăm lo cho chàng, hãy coi đây là tín hiệu để dừng lại.
- Đừng hy vọng rằng hai bạn sẽ nói chuyện với nhau hay gặp nhau hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ mất một phút để gửi tin nhắn hay gọi một cuộc điện thoại để đảm bảo với nửa kia rằng bạn đang nhớ tới họ.
- Đặc biệt quan tâm tới cách chàng phản ứng khi mọi thứ không thuận lợi với chàng. Chàng kiềm chế cảm xúc tốt chứ?
- Đừng đòi hỏi chàng phải toàn tâm toàn ý với bạn. Làm vậy sẽ có nguy cơ khiến chàng cảm thấy ngột ngạt và điều này chỉ đẩy chàng ra xa khỏi bạn mà thôi.
- Nếu chàng cố gắng kiểm soát bạn, tình hình này có thể dẫn tới việc bạo hành, vì thế, cần kết thúc mối quan hệ này ngay khi bạn có thể.
- Đừng đốt cháy mối quan hệ và đánh giá đối phương quá nhanh chóng. Những thứ tốt đẹp thường mất thời gian để bộc lộ! Bạn có thể sẽ chứng kiến sự thay đổi ở chàng sau một thời gian nhất định, vì thế hãy giữ trái tim cởi mở và câu trả lời cho một mối quan hệ lâu dài sẽ tới.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu chàng duy trì mối quan hệ bạn bè với người yêu cũ nhưng không tôn trọng những giới hạn và cảm xúc của bạn về vấn đề này, thì chàng cũng không coi bạn đủ quan trọng để thay đổi mối quan hệ với người cũ. (Nhưng nhớ rằng, tối hậu thư không phải là cách giải quyết! Nếu chàng có mối quan hệ thân thiết với người cũ và bạn đưa ra những yêu cầu bất hợp lý về việc chàng phải nói chuyện với người cũ nhiều hay ít, bạn có thể đang khiến chàng thấy rằng chàng đang hẹn hò với nhầm người.)
- Nếu chàng làm điều gì đó mà bạn không muốn kể với người bạn thân nhất của bạn, hãy tự hỏi rằng liệu bạn có đang thành thật với chính mình không. Nếu người bạn thân của bạn kể rằng bạn trai của cô ấy cũng đang làm điều tương tự, bạn sẽ nói gì với cô ấy? Đá hắn ta đi? Nói chuyện với người đó? Bình tĩnh? Hãy thành thật với bản thân và quan tâm tới bản thân như những điều bạn sẽ làm cho một người bạn tốt vậy.
- Nếu chàng đưa ra những quyết định lớn (như thay đổi sự nghiệp hay chuyển tới một thành phố mới) mà không có sự xuất hiện của bạn trong quyết định đó, chàng chẳng coi bạn là một phần lâu dài trong cuộc đời chàng.
- Nếu khi bạn nói, “Em yêu anh rất nhiều, rất nhiều, rất nhiều” và chàng ngập ngừng đáp lại “Ừ, anh cũng yêu em” thì chàng có thể chẳng yêu bạn nhiều như bạn dành tình cảm cho chàng.