Cây An Xoa có thể chữa được ung thư gan

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Theo một nghiên cứu ở Indonesia (Chin YW et al., 2006) thì cây An Xoa có khả năng chống lại các tế bào ung thư, nhất là ung thư gan.

Ảnh minh họa

Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta L.. Theo kinh nghiệm dân gian rễ và lá được sử dụng làm thuốc. Rễ chữa lỵ, sởi, cảm mạo, đái dắt và làm thuốc tiêu độc. Lá dùng ngoài chữa mụn nhọt, sưng lở.

Ở Việt Nam, cây An Xoa còn gọi là tổ kén cái hay dó lông, cũng được sử dụng nhiều trong việc chữa trị các chứng bệnh về gan. Tuy nhiên, việc sử dụng cây An Xoa chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian và có ít tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học có trong loài cây này.

Do đó, nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây An Xoa nhằm góp phần giải thích công dụng chữa bệnh của loài thảo dược này.

Từ cao chiết của cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.) thu tại Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu đã khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào Hep-G2 (ung thư gan) đối với bốn phân đoạn cao khác nhau: petroleum ether (PE), dichloromethane (DC), ethyl acetate (EA), methanol (MeOH). Kết quả có hai cao có biểu hiện hoạt tính gây độc với dòng tế bào Hep-G2 (ung thư gan) là cao PE và cao DC. Từ cao DC đã cô lập được 4 hợp chất: stigmasterol, lupeol, apigenin và tiliroside. Cấu trúc hóa học các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT) kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo đã công bố.

Mẫu thực vật được dùng là thân, lá và hoa cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.) được định danh bởi TS. Đặng Minh Quân, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Mẫu thực vật được rửa sạch, phơi khô và xay nhỏ làm nguyên liệu dùng trong nghiên cứu.

Hai cao PE và DC chiết từ cây An Xoa được thử hoạt tính kháng tế bào ung thư gan dòng HepG2 cho kết quả dương tính với giá trị IC50 lần lượt là 28,29 (g/mL) và 30,30 (g/mL). Từ cao PE cũng đã phân lập và nhận danh được 4 hợp chất: lupeol, stigmasterol, apigenin và tiliroside.

Nguồn[sửa]

  • Theo Khoa học Phổ thông
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này