Có giấc mơ theo ý muốn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Giấc mơ có thể có một tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta. Chúng phản ánh niềm hi vọng và nỗi sợ hãi về tương lai và thậm chí giúp chúng ta hồi tưởng quá khứ. Dù bạn muốn học cách làm chủ giấc mơ (tức là kiểm soát một cách có hiệu quả và nhận thức được về giấc mơ khi ngủ) hay chỉ đơn giản là tìm hiểu cách làm thế nào để có những giấc mơ êm dịu hơn thì vẫn có một số điều bạn có thể làm trong ngày và trước khi đi ngủ để có thể mơ những giấc mơ bạn muốn. Nếu bạn muốn biết làm thế nào để kiểm soát giấc mơ, hãy đọc hướng dẫn dưới đây.

Các bước[sửa]

Có nhiều giấc mơ êm dịu hơn[sửa]

  1. Đi ngủ sớm hơn. Một nghiên cứu về giấc mơ được tiến hành năm 2011 trên tạp chí Nhịp điệu Sinh học và Giấc ngủ đã kết luận rằng những sinh viên đại học hay thức khuya thường có những giấc mơ khó chịu hơn là những người đi ngủ sớm hơn. Hãy cố gắng đi ngủ sớm ít nhất 1 tiếng mỗi tối và nhận thấy những tác động tích cực đến giấc mơ nếu bạn muốn mơ những giấc mơ êm dịu hơn.[1]
    • Một giải thích tiềm năng cho phát hiện này là hoóc môn cortisol gây căng thẳng được sản sinh vào sáng sớm, thời điểm mà những con cú đêm thường đang trong trạng thái REM (trạng thái ngủ mắt chuyển động nhanh), mơ hoặc ngủ say.[1]
  2. Kiểm soát chế độ ăn. Có nhiều thứ khiến bạn gặp ác mộng như ăn đêm, uống đồ uống chứa cồn, caffeine hoặc hút xì gà.[2] Nếu bạn gặp ác mộng kéo dài, hãy cân nhắc giảm những chất này hoặc không ăn trong 2 đến 3 giờ trước khi ngủ để có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn và mang lại một giấc ngủ ngon hơn.
    • Bạn nên tránh uống các chất chứa caffeine vào buổi trưa nếu gặp phải vấn đề nghiêm trọng trong việc có một giấc ngủ sâu hơn và những giấc mơ êm dịu hơn. Bạn có thể thấy cần thêm năng lượng nhưng điều đó sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.
    • Mặc dù bạn nghĩ uống một cốc rượu trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn nhưng thực ra nó sẽ khiến bạn khó có một giấc ngủ ngon. Và nếu giấc ngủ của bạn không được sâu và bạn muốn thực sự kiểm soát được những giấc mơ thì rượu sẽ khiến bạn làm điều đó khó khăn hơn.
  3. Giải quyết căng thẳng. Những giấc mơ tiêu cực thường phản ánh sự căng thẳng và nỗi sợ hãi mà chúng ta trải qua trong cuộc sống hàng ngày.[2] Cố gắng không bận tâm đến những điều đó khi đi ngủ. Thay vào đó, dành một chút thời gian để trút bỏ đi những phiền muộn và nghĩ về những điều tích cực. Càng ít bận tâm về cuộc sống căng thẳng thì tâm hồn bạn càng trở nên thư thái và có giấc mơ như mong muốn.
    • Tập luyện thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm căng thẳng, có những giấc mơ đẹp hơn và dễ ngủ hơn.[2] Tuy nhiên, đừng tập thể dục sát giờ đi ngủ vì nó có thể khiến bạn tỉnh ngủ.
  4. Có thói quen ngủ nghỉ thoải mái. Điều đó rất quan trọng để dễ dàng đi vào giấc ngủ và có thói quen thư giãn như uống trà thảo dược hoặc đọc một cuốn sách trước khi ngủ để ít gặp sợ hãi hoặc buồn phiền. Tìm bất kỳ cách nào có hiệu quả nhất cho giấc ngủ của bạn và bổ sung vào các cách mà bạn đang áp dụng. Cố gắng loại bỏ bất kỳ căng thẳng hoặc buồn phiền ra khỏi tâm trí để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
    • Tránh xem chương trình truyền hình hoặc phim bạo lực, sợ hãi hoặc những phim căng thẳng khác vì những chương trình và phim ảnh này có thể gây ra ác mộng.[2]
    • Hãy tắt hết những thứ kích thích thị giác ít nhất nửa tiếng trước khi đi ngủ nếu bạn muốn có một giấc ngủ ngon hơn. Tức là không dùng điện thoại, máy tính hay bất kỳ thứ gì khiến bạn khó có thể thư giãn và có một giấc ngủ ngon hơn.
  5. Để hoa hồng trong phòng ngủ. Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu về giấc mơ mà trong đó phụ nữ tiếp xúc với hương thơm của hoa hồng trong ít nhất 30 ngày và đã có những giấc mơ êm dịu hơn bình thường.[3] Điều đó chứng tỏ rằng hương thơm khơi gợi những cảm xúc tích cực, điều làm cho giấc mơ trở nên êm ái hơn.
    • Bạn cũng có thể dùng dầu, kem dưỡng thể hoặc nến thơm hương hoa hồng. Tuy nhiên, hãy tắt nến trước khi ngủ để đề phòng hỏa hoạn.

Chuẩn bị cho một giấc mơ sáng suốt trong ngày[sửa]

  1. Ngủ đủ giấc. Giấc mơ sẽ xuất hiện trong trạng thái REM (ngủ mắt chuyển động nhanh), một giai đoạn trong chu kỳ của giấc ngủ.[4] Nếu bạn không ngủ đủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm, chu trình này sẽ bị gián đoạn. Bạn nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày và đi ngủ vào một giờ cố định để cơ thể và tâm trí hoạt động như mong muốn.
  2. Tập trung vào giấc mơ. Rất nhiều người cho rằng việc làm thế nào để nhớ được những gì mình đã mơ là bước đầu tiên để đạt được trạng thái mơ sáng suốt.[2] Trước khi đi ngủ, bạn hãy nhắc bản thân rằng sẽ hồi tưởng giấc mơ khi tỉnh dậy. Điều này sẽ giúp giấc mơ đi vào tiềm thức. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhớ được giấc mơ tốt hơn:
    • Hỏi mình đã mơ gì ngay sau khi thức dậy. Đừng bước ra khỏi giường ngay, sẽ khó để nhớ được bạn đã mơ những gì. Thay vào đó, hãy nằm lại trên giường và tập trung vào những chi tiết của giấc mơ.[4] Một trong những lý do mọi người “quên” mất những gì họ mơ là vì thức dậy và nghĩ đến những thứ khác ngay lập tức. Hãy thiết lập thói quen về việc này mỗi sáng.
    • Ghi lại giấc mơ. Làm việc này ngay sau khi thức dậy, đặt bút và cuốn sổ tay ở ngay bên cạnh để nhanh chóng ghi lại giấc mơ trước khi bạn quên chúng. Đây cũng là cách giúp bạn nhớ được những giấc mơ theo thời gian.[5]
  3. Kiểm tra thực tế trong khi bạn mơ và trong suốt cả ngày. Kiểm tra thực tế là việc kiểm tra lại những gì có thể làm cả trong giấc mơ lẫn khi tỉnh dậy để giúp bạn phân biệt thế giới thực và thế giới ảo. Thực hiện thành công một liên hệ thực tế khi ngủ có thể giúp bạn có một giấc mơ tỉnh vì chính giấc mơ trở thành sự nhận thức. Hãy thử các cách kiểm tra thực tại sau:[6][5]
    • Cố gắng bay. Rõ ràng là việc này chỉ hiệu quả trong giấc mơ.[7]
    • Nhìn hình ảnh phản chiếu của bạn trong gương. Nếu hình ảnh của bạn bị méo mó, mờ nhòa hoặc không có hình ảnh gì thì có thể bạn đang mơ.[7]
    • Thử nhìn đồng hồ. Sẽ rất khó nhìn vì hình ảnh sẽ bị mờ nhòa trong giấc mơ.[7]
    • Bật, tắt công tắc đèn. Công tắc đèn không dùng được trong giấc mơ. Vì vậy, nếu bạn có thể dùng ý nghĩ để bật tắt đèn thì có thể bạn đang mơ.
    • Nhìn vào đôi bàn tay. Kiểm tra xem tay bạn có bình thường khi nhìn gần không. Nếu bạn đang mơ thì có thể bạn sẽ có nhiều hoặc ít ngón tay hơn bình thường.
    • Thử dùng thiết bị điện tử. Máy tính và điện thoại không hoạt động chính xác trong giấc mơ.
    • Nhìn vào gương. Nhìn xem nếu trông bạn khác đi.
    • Nhìn xem nếu bạn có thể “thở” trong khi bịt mũi và miệng. Nếu bạn có thể làm thế thì tức là bạn đang mơ.
    • Thử đặt một vật như bút chì xuyên qua tay (lòng bàn tay). Nếu bạn đang mơ, thì chiếc bút chì hoặc là xuyên qua tay bạn một cách khó hiểu hoặc là treo lơ lửng xung quanh. Còn nếu không phải là mơ thì bạn sẽ có một nét than chì trên tay.
  4. Tìm dấu hiệu của giấc mơ. Khi có thói quen ghi lại những gì bạn đã mơ, hãy bắt đầu tìm ra dấu hiệu bạn đang thực sự mơ. Nó có thể là một hình ảnh được lặp lại như một hòn đảo bạn chưa từng đến trước đây trong thực tế hoặc một sự việc lặp lại như bị mất răng hoặc không thể đi lại vì choáng váng. Hãy tìm ra những dấu hiệu và ghi chúng lại. Biết được những dấu hiệu này có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về việc bạn đang nằm mơ vì bạn có thể nhận ra chúng dễ dàng hơn.
    • Một khi bạn nhận ra được những dấu hiệu của giấc mơ, bạn có thể tự nhủ rằng thực tế là mình đang nằm mơ.
  5. Chơi điện tử. Một nhà tâm lý học cho rằng trò chơi làm cho mọi người quen với việc sống trong một thực tế thay thế và thấy chính mình từ bên ngoài cơ thể, những kĩ năng đó được thể hiện trong thế giới của giấc mơ.[1] Nghiên cứu của bà kết luận rằng những ai chơi điện tử sẽ có nhiều khả năng trải nghiệm giấc mơ sáng suốt và kiểm soát chúng tốt hơn.[1]
    • Đừng chơi những trò chơi bạo lực trước khi ngủ vì chúng có thể khiến bạn gặp ác mộng. Nếu bạn muốn thử cách này thì đảm bảo ngừng chơi điện tử ít nhất một tiếng trước khi ngủ.
  6. Ăn những thức ăn giàu melatonin. Melatonin là một hoóc môn thường được tìm thấy trong thực vật, động vật và vi sinh vật. Melatonin là một chất chống oxi hóa mạnh và cũng được biết đến như một chất thúc đẩy giấc ngủ REM và khiến giấc mơ trở nên sinh động hơn. Melatonin cũng được cho là có thể giúp chúng ta nhanh đi vào giấc ngủ. Nếu muốn mơ những giấc mơ sinh động hơn, ngủ sâu hơn, từ đó kiểm soát giấc mơ tốt hơn thì bạn nên ăn những thực phẩm giàu melatonin dưới đây:[6]
    • Anh đào
    • Yến mạch
    • Hạnh nhân
    • Hạt hướng dương
    • Hạt lanh
    • Củ cải
    • Gạo
    • Cà chua
    • Chuối
    • Mù tạt trắng
    • Mù tạt đen
  7. Tự hỏi bản thân khi bạn mơ suốt cả ngày. Trong ngày, dù bạn đang ngồi trong lớp hay đọc thư thì hãy tạo thói quen tự hỏi chính mình rằng “Có phải tôi đang mơ không?” Nếu bạn làm điều này thường xuyên, bạn sẽ hay tự đặt câu hỏi cho mình khi bạn thực sự đang mơ. Và nếu làm điều đó, bạn có thể nhận thấy mình đang mơ và kiểm soát được giấc mơ, lựa chọn bất cứ điều gì bạn muốn diễn ra trong mơ.
    • Tự hỏi liệu mình có đang mơ hay không có thể gia tăng sự tỉnh táo, điều khiến bạn dễ có giấc mơ sáng suốt.

Chuẩn bị cho giấc mơ sáng suốt trước khi ngủ[sửa]

  1. Suy ngẫm trước khi ngủ. Để có thể có giấc mơ tỉnh đòi hỏi bạn phải hoàn toàn tự nhận thức và không bị phân tâm bởi những suy nghĩ về cuộc sống. Khi nằm trên giường và cố gắng đi vào giấc ngủ, hãy loại những suy nghĩ buồn phiền ra khỏi tâm trí và tập trung tất cả vào sự thật là bạn đang ngủ và đang bước vào giấc mơ.
    • Melatonin cũng sẽ giúp bạn loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực vốn khiến bạn không thể ngủ ngon.
  2. Tưởng tượng về giấc mơ tỉnh của bạn. Trước khi ngủ, bạn hãy nghĩ mình sẽ mơ về điều gì.[7] Vẽ ra khung cảnh với những hình ảnh sống động và chắc chắn phải bao gồm những chi tiết như cảnh vật, âm thanh và mùi vị. Hãy đặt mình vào khung cảnh đó và thử đi lại xung quanh.
    • Chú ý tới cảm nhận về hơi thở và sự chuyển động trong giấc mơ. Mặc dù bạn vẫn chưa mơ nhưng hãy tự nhủ “Tôi đang mơ”. Tiếp tục cách tưởng tượng này cho tới khi bạn ngủ.
    • Chọn lựa vị trí ngủ lý tưởng để có một kết quả tối ưu.
  3. Để dấu hiệu của giấc mơ bên giường. Hãy để một bức ảnh, một biểu tượng hoặc thậm chí một mảnh giấy trắng cạnh giường trước khi đi vào giấc ngủ. Lấy thứ đại diện cho những gì bạn muốn mơ về và để nó ra ngoài trước khi ngủ để có thể chuyển thành giấc mơ mà bạn muốn. Nếu bạn muốn mơ về một người nào đó, hãy để bức ảnh về người đó ở gần bạn. Nếu bạn là một họa sĩ đang vật lộn trong việc tìm kiếm đề tài, hãy để một khung vải trống cạnh giường.
    • Làm theo cách này có thể giúp bạn mơ về những điều bạn muốn vì nó sẽ gieo những điều mấu chốt nhất vào tâm trí bạn trước khi bạn rơi vào giấc ngủ.
  4. Chuẩn bị tinh thần kiểm soát giấc mơ trước khi ngủ. Khi nằm trên giường và sẵn sàng cho giấc ngủ, tự nhủ một điều đơn giản như “Đêm nay khi nằm mơ, tôi muốn thấy mình đang mơ”. Lặp lại điều này trong một thời gian ngắn và bạn sẽ thấy điều gì xảy ra. Nó sẽ giúp bạn hình thành suy nghĩ về việc cần nhận thấy mình đang mơ.
  5. Ngủ hoàn toàn trong bóng tối. Bạn nên ngủ hoàn toàn trong bóng tối hoặc gần như tối hẳn nếu bạn muốn kiểm soát được giấc mơ của mình. Ngủ hoàn toàn trong bóng tối sẽ duy trì hàm lượng melatonin ở mức cao và gia tăng những giấc mơ đẹp cũng như dễ dàng khơi gợi lại giấc mơ. Một cách lý tưởng nhất là không có sự khác biệt giữa bóng tối khi bạn nhìn và khi nhắm mắt. Tránh bất kỳ loại ánh sáng mờ, hay cửa sổ có nhiều luồng ánh sáng hoặc các nhân tố khác khiến bạn không thể ở trong môi trường tối nhất có thể.[8]
  6. Thử kỹ thuật MILD. Stephen LaBerge đến từ trường Đại học Stanford, người sáng lập ra Viện Sáng Suốt đã tạo nên một kỹ thuật được biết đến là MILD (kỹ thuật ký ức cảm tính), đây được xem là một trong những kỹ thuật có hiệu quả cao nhất trong việc làm chủ giấc mơ sáng suốt. Dưới đây là những điều bạn cần làm:[9]
    • Hãy tự nhủ rằng bạn sẽ nhớ được những gì mình mơ khi ngủ.
    • Tập trung nhận thức khi đang mơ và nhớ rằng đó là một giấc mơ.
    • Tưởng tượng những gì bạn muốn làm trong giấc mơ thậm chí là bay hoặc nhảy múa.
    • Lặp lại hai bước cuối khi nhận thấy mình đang mơ và trở lại giấc ngủ cho tới khi bạn thực sự chìm vào giấc ngủ.
    • Tiếp tục sử dụng kỹ thuật này cho tới khi bạn có thể khiến mình có được những giấc mơ sáng suốt.
  7. Hãy để cho cơn ác mộng biến mất. Mặc dù sẽ khó để kiểm soát giấc mơ và khiến ác mộng biến mất, nhưng có một điều bạn có thể làm là thay đổi cách kết thúc của cơn ác mộng. Nếu bạn luôn mơ có một người đàn ông đáng sợ ở trong nhà, hãy tưởng tượng bạn tránh được anh ta hoặc anh ta sẽ để mặc bạn. Cho dù giấc mơ có đáng sợ thế nào đi nữa, hãy cố gắng tưởng tượng để bạn có thể vượt khỏi nỗi sợ hãi như là một người chiến thắng và để ác mộng biến mất.[5]
    • Nếu bạn nghĩ về điều đó một cách đủ mạnh mẽ, hãy ghi nó ra và thậm chí nói to lên và rồi bạn sẽ có thể tái thiết lập cách để tâm trí tiếp cận giấc mơ.

Kiểm soát giấc mơ[sửa]

  1. Bắt đầu kiểm soát giấc mơ bằng những cách đơn giản khi bạn nhận thấy mình đang mơ. Một khi bạn đã hoàn thành việc kiểm tra thực tế và nhận ra rằng mình đang mơ, hãy cố gắng bình tĩnh và không quá phấn khích về sự thật rằng bạn đang mơ. Nếu không giữ bình tĩnh và quá phấn khích, bạn sẽ dễ tỉnh giấc. Thay vào đó, giữ bình tĩnh, đắm chìm trong thế giới của những giấc mơ, và bắt đầu kiểm soát những việc đơn giản trước khi tạo nên những thứ phức tạp hơn.
    • Bạn có thể bắt đầu thử thay đổi một cách cẩn trọng cảnh quan hoặc chỉ đơn giản là đi lại trong giấc mơ. Bạn có thể bắt đầu chạm vào mọi thứ và cố gắng khiến những đồ vật nhỏ xuất hiện hoặc biến mất.
  2. Kiểm soát nhiều hơn nữa giấc mơ của bạn. Khi bạn làm chủ được giấc mơ sáng suốt một cách thoải mái và muốn kiểm soát giấc mơ của mình hơn nữa, bạn có thể bắt đầu một mức cao hơn khi cố gắng kiểm soát giấc mơ. Bạn có thể làm cho mình bay lên, tập hợp mọi người, thay đổi hoàn toàn quang cảnh, cố gắng trở về tuổi thơ hoặc thậm chí đi xuyên thời gian. Khi đã quen với việc làm chủ giấc mơ, bạn sẽ có thể mơ những giấc mơ mình muốn thường xuyên hơn.
    • Bạn hãy nhớ ghi lại giấc mơ sau khi tỉnh dậy. Đánh dấu những chỗ bạn thấy mình đã làm chủ được giấc mơ và ghi lại những thứ đã làm được và không làm được. Nếu có điều bạn không bao giờ có thể làm được khi kiểm soát giấc mơ như làm cho mình bay, hãy tự nhủ điều gì đã cản trở bạn.
  3. Gợi nhắc lại những gì bạn đã mơ một cách định kỳ. Khi bạn mơ và biết được là mình đang mơ, bạn có thể tự nhủ rằng mình rất hay nằm mơ. Nếu không, bạn có thể quên đi những gì bạn đang mơ và không kiểm soát được mọi thứ đang diễn ra. Nếu duy trì gợi nhớ bản thân về những gì bạn đang mơ, bạn sẽ thấy mình có thể thay đổi và kiểm soát được tình hình.
  4. Làm cho mình có thể bay. Một việc bạn có thể thử làm khi kiểm soát giấc mơ là bay. Lúc đầu bạn không thể bay nhưng có thể làm từ từ để có thể bay được. Bạn có thể tự nhủ rằng “Nào, bây giờ mình sẽ bay”, để khiến bạn nghĩ mình đã sẵn sàng bay. Bạn có thể nhảy xung quanh, nhảy lên nhảy xuống và rướn người trước khi hoàn toàn bay được. Khi bạn làm điều này một cách thoải mái hơn, bạn sẽ có thể bắt đầu nâng mình lên khỏi mặt đất trước khi có thể bay.
    • Khi bạn đang bay, đừng nghi ngờ những gì đang diễn ra. Bạn sẽ không thể bay một cách thực sự nếu còn nhiều ngờ vực. Nếu thấy mình bay thấp xuống, hãy cố gắng nhảy thật mạnh và thử lại lần nữa.
  5. Điều khiển đồ vật. Bạn cũng có thể điều khiển đồ vật hoặc thứ gì đó bạn muốn cầm trong tay. Nếu bạn muốn làm được điều này, bạn sẽ phải nghĩ cách làm thế nào để khiến việc đó thành có thể. Có thể bạn muốn một chiếc bánh ngon. Đầu tiên bạn nên tưởng tượng rằng bạn đang trong bếp hoặc một nhà hàng để chiếc bánh được mang ra. Nếu bạn chỉ nghĩ đơn thuần về chiếc bánh thì nó sẽ có thể không xuất hiện, nhưng nếu bạn tạo ra một khung cảnh thì sẽ dễ hình dung ra chiếc bánh và rồi nó sẽ nằm trong tay bạn.
  6. Thay đổi cảnh vật. Bạn cũng có thể thay đổi cảnh vật trong giấc mơ nếu như cố gắng hết sức. Khi bạn biết mình đang mơ, bạn hãy thử tưởng tượng mở cánh cửa dẫn tới không gian của giấc mơ hoặc bạn có thể từ từ thêm vào bức tranh tưởng tượng của mình những mảnh ghép cảnh vật cho tới khi có được phong cảnh bạn muốn. Nếu bạn cố nhớ về ngôi nhà thời thơ ấu, hãy bắt đầu tập hợp cây cối bạn yêu thích ở sân sau, rồi cổng sau, v.v… cho tới khi bạn tạo nên được một thế giới mình muốn.[10]
    • Điều đó có thể giúp bạn có những hình dung hoặc bản sao của phong cảnh mà bạn đang tìm kiếm trên giường trước khi ngủ. Đảm bảo đó là một trong những điều cuối cùng bạn nhìn thấy để tâm trí bạn sẵn sàng cho cuộc phiêu lưu.
  7. Du lịch xuyên thời gian. Một số người có thể du lịch xuyên thời gian trong giấc mơ của họ. Bạn có thể tưởng tượng cảnh bước vào cỗ máy thời gian của chính bạn hoặc mở ra cánh cửa đến một thế giới mới. Nếu cách này không hiểu quả thì hãy thử cách khác. Bạn có thể thậm chí tự nhủ “Bây giờ mình sẽ đi xuyên thời gian” và tập trung vào việc biến điều đó thành hiện thực mà không cần quá ép buộc. Điều đó giúp bạn ngủ trong khi vẫn nghĩ về thời điểm trong cuộc đời mà bạn muốn quay trở lại.[10]

Lời khuyên[sửa]

  • Không chỉ ngủ mà bạn hãy tập trung hoàn toàn vào những gì bạn muốn mơ về để quên đi rằng mình đang ngủ và chìm trong giấc ngủ một cách tự nhiên mà không cần phải cố gắng.
  • Nếu bạn đang trong trạng thái thư giãn, bạn sẽ hiểu cơ thể mình đang cố gắng ngủ khi bạn bắt đầu cảm thấy bồn chồn. Vì vậy cố gắng bỏ qua dấu hiệu này, vẫn nhắm mắt và không suy nghĩ. Tập làm điều sẽ giúp bạn đạt tới trạng thái giữa ngủ và thức và rồi có một giấc mơ sáng suốt.
  • Một số người thường mơ sáng suốt một cách tự nhiên và có thể đạt tới trạng thái này với việc ít hoặc không thực hiện điều đó. Nhưng những người khác lại có thể khó khăn hơn để đạt được kết quả như vậy, do đó, hãy dành thời gian cho chính mình.
  • Thường nếu bạn nghĩ về những điều khủng khiếp thì giấc mơ của bạn sẽ không được dễ chịu. Hãy cố gắng mơ một giấc mơ êm đềm.
  • Khi bạn đang trong trạng thái tỉnh táo và nếu cảm thấy đang bắt đầu mất kiểm soát, hãy thử xoa tay vào nhau hoặc đi lại xung quanh.
  • Tiến hành kiểm tra thực tế hàng ngày và làm điều đó cả ngày để bạn có thể luyện tiềm thức của mình thực hiện việc đó khi đang mơ.
  • Thực hiện kỹ thuật mơ sáng suốt một cách thường xuyên. Bạn có thể mất nhiều năm để có thể nắm vững nghệ thuật của những giấc mơ tỉnh, vì vậy cho mình thời gian.
  • Hãy thử ngồi thiền trước khi đi ngủ để bạn có thể bình tĩnh, điều khiến cho việc mơ tỉnh trở nên dễ dàng hơn.
  • Hãy cố gắng luôn luôn suy nghĩ về vấn đề này ngay cả trước khi đi ngủ!
  • Bạn sẽ dễ bị tỉnh giấc khi suy nghĩ quá nhiều về giấc mơ của mình. Hãy thư giãn và bình tĩnh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây