Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Cải thiện điểm số
Từ VLOS
Không có một bà tiên nào có thể hóa phép biến điểm 5 của bạn thành điểm 10 – bạn sẽ phải tự mình nỗ lực và quyết tâm thực hiện điều này! Bằng cách cố gắng chăm chỉ làm bài tập và tuân theo kỹ thuật cũng như lời khuyên học tập hữu ích, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện điểm số và khiến năm học của mình trở nên tốt hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị sẵn sàng để thành công[sửa]
- Tập trung chú ý trong lớp. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để cải thiện điểm số là tập trung chú ý trong lần đầu tiên thông tin được trình bày. Sẽ dễ để bạn mất tập trung khi giáo viên không ngừng nói về một vấn đề nhàm chán nào đó, nhưng bạn không nên phớt lờ họ. Chăm chú lắng nghe lời giảng của thầy cô và tham gia vào quá trình này bằng cách nêu lên câu hỏi và viết ghi chú.
-
Viết
ghi
chú.
Nghe
thì
có
vẻ
ngớ
ngẩn,
nhưng
ghi
chú
là
biện
pháp
rất
tuyệt
vời
để
giúp
bạn
cải
thiện
điểm
số.
Ghi
chú
cũng
tương
tự
như
bản
đồ
hướng
dẫn
đường
đi
hỗ
trợ
cho
việc
học
tập
của
bạn
trong
tương
lai.
Chúng
đồng
thời
cũng
cho
giáo
viên
biết
rằng
bạn
hoàn
toàn
nghiêm
túc
về
việc
cố
gắng
học
tốt
hơn
trong
lớp.
Bạn
không
cần
phải
ghi
chép
mọi
lời
nói
của
thầy
cô:
chỉ
cần
viết
ra
yếu
tố
cơ
bản.
Bạn
nên
viết
ghi
chú
theo
như
cách
thức
mà
bạn
sử
dụng
để
kể
cho
cha
mẹ
bạn
nghe
về
sự
việc
xảy
ra
trong
ngày.
Bạn
chỉ
cần
ghi
chép
một
cách
khái
quát,
và
nêu
rõ
chi
tiết
hơn
cho
vấn
đề
quan
trọng.
- Nếu bạn nhận thấy một thông tin nào đó trông khá rối ren hoặc phức tạp, bạn cũng nên ghi chép chúng lại! Ngay cả khi bạn không hiểu rõ bài giảng của thầy cô, bạn cũng đã có sẵn ghi chú để xem xét lại và tìm hiểu thêm trong tương lai.
- Viết ghi chú bằng tay thay vì máy vi tính. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng hơn.
-
Đặt
câu
hỏi
khi
bạn
không
hiểu
rõ.
Khi
bạn
không
hiểu
một
khái
niệm
hoặc
dữ
liệu
thực
tế
nào
đó
mà
thầy
cô
đang
giảng
giải,
hoặc
khi
bạn
phát
hiện
chúng
trong
sách
giáo
khoa,
đừng
ngần
ngại
khi
phải
nêu
lên
câu
hỏi!
Người
thông
minh
không
tự
động
biết
mọi
thứ…
họ
tò
mò
đủ
để
có
thể
đưa
ra
câu
hỏi
và
nghiên
cứu
về
vấn
đề
mà
họ
không
hiểu.
- Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi phải nêu lên câu hỏi trước mặt mọi người, bạn có thể trò chuyện với thầy cô sau giờ học và nhờ thầy cô giải thích thêm cho bạn.
- Bạn cũng không nên nghĩ rằng thầy cô sẽ tức giận vì bạn không hiểu bài. Họ sẽ rất vui vẻ khi bạn quan tâm và đầu tư vào kiến thức đủ để có thể đặt câu hỏi về chúng.
- Nếu giáo viên của bạn không giải thích vấn đề theo cách dễ hiểu hoặc nếu bạn vẫn cảm thấy không thoải mái, bạn nên tìm kiếm lời giải thích trực tuyến mới mẻ. Những đoạn video trên YouTube thường bao gồm khá nhiều khái niệm phổ biến trong trường học, và có rất nhiều diễn đàn cũng như trang web có thể giúp bạn đối phó và đưa ra giải thích tốt hơn về câu hỏi mà bạn đang thắc mắc.
- Xem lại đề cương của bạn. Có thể thầy cô đã cung cấp cho bạn đề cương vào đầu năm học hoặc học kỳ. Đây là dàn ý của mọi môn học mà bạn sẽ phải học trong năm. Bạn nên xem lại đề cương một cách cẩn thận và đưa ra câu hỏi cho giáo viên về bất kỳ điều gì mà bạn không hiểu. Cùng với ghi chú, đây cũng là một chiếc bản đồ đường đi tuyệt vời khác giúp ích cho quá trình học tập của bạn.
-
Ăn
nhẹ
trong
ngày.
Có
lẽ
bạn
sẽ
không
nhận
ra
điều
này,
nhưng
vấn
đề
trong
việc
tập
trung
của
bạn
có
thể
là
do
bạn
đang
đói
bụng!
Bạn
nên
cố
gắng
ăn
nhẹ
giữa
các
tiết
học,
cũng
như
uống
nước,
để
giúp
gia
tăng
sự
tập
trung
và
tiếp
thu
thông
tin
của
não
bộ.
- Bạn nên sử dụng thực phẩm giàu protein để ăn nhẹ vì chúng sẽ cung cấp năng lượng nhiều nhất cho bạn. Bạn có thể dùng xúc xích ăn liền hoặc một nắm hạt hạnh nhân hoặc hạt đậu nành.
-
Cố
gắng
tìm
kiếm
phong
cách
học
tập
phù
hợp.
Mỗi
người
học
tập
theo
mỗi
cách
khác
nhau.
Một
vài
người
học
tốt
hơn
khi
họ
di
chuyển
và
sử
dụng
cơ
thể.
Nhiều
người
khác
lại
thích
học
với
hình
ảnh
và
bằng
thị
giác.
Một
số
người
khác
lại
học
tốt
hơn
khi
họ
có
thể
nghe
âm
thanh
như
từ
ngữ
hoặc
âm
nhạc.
Bạn
nên
suy
nghĩ
về
yếu
tố
sẽ
giúp
bạn
ghi
nhớ
nhiều
kiến
thức
hơn
và
xác
định
phương
pháp
để
phối
hợp
nó
vào
cách
học
tập
của
bạn.
- Ví dụ, nếu bạn là người thích học bằng âm thanh (người học tốt hơn cùng với âm thanh), bạn nên tham khảo ý kiến thầy cô xem liệu bạn có thể ghi âm bài giảng của họ để nghe lại hay không.
- Nếu bạn không biết rõ phong cách học tập của bản thân, bạn có thể làm bài kiểm tra này hoặc làm một vài bài kiểm tra trực tuyến khác. Bạn cũng có thể tiến hành đánh giá dựa vào việc phân tích trải nghiệm của bản thân trong lớp học.
- Nếu bạn là người học tập bằng thị giác, bạn nên vẽ một vài biểu đồ hoặc mạng lưới trình bày thông tin mà bạn cần phải học và sự liên kết giữa các ý tưởng theo cách liên quan đến thị giác.
Học tập hiệu quả[sửa]
-
Bắt
đầu
học
ngay
lập
tức.
Không
nên
trì
hoãn!
Chờ
cho
đến
khi
kết
thúc
một
quý
học
rồi
mới
tiến
hành
học
tập
hoặc
tệ
hơn
là
nhồi
nhét
kiến
thức
vào
đêm
trước
khi
thi
sẽ
khiến
bạn
bị
điểm
kém.
Bộ
não
của
bạn
sẽ
không
có
đủ
thời
gian
để
thật
sự
hiểu
rõ
thông
tin
và
ghi
nhớ
chúng.
Nhồi
nhét
sẽ
khiến
bạn
không
thể
nhớ
hoặc
nhớ
nhầm
tài
liệu.
Về
cơ
bản,
bạn
nên
dành
thời
gian
mỗi
tối
để
xem
lại
tài
liệu
của
tuần
trước
và
bảo
đảm
rằng
bạn
nhớ
cũng
như
hiểu
rõ
mọi
thứ.
- Điều này có nghĩa là khi bạn học bài thi, bạn chỉ cần phải ôn tập nhanh lại kiến thức.
- Cố gắng tham khảo lại càng nhiều tài liệu cũ càng tốt để củng cố kiến thức.
-
Xem
lại
ghi
chú.
Ghi
chú
sẽ
cho
phép
bạn
nhanh
chóng
xem
lại
tài
liệu
và
gợi
nhớ
lại
thông
tin.
Nếu
bạn
không
hiểu
rõ
vấn
đề
trong
lần
đầu
tiên,
ghi
chú
sẽ
cung
cấp
cho
bạn
bản
đồ
đường
đi
để
tìm
kiếm
thông
tin
mà
bạn
cần.
Sắp
xếp
ghi
chú
theo
chủ
đề
và
tham
khảo
lại
theo
từng
chủ
đề
một.
- Đôi khi, chủ đề có liên quan đến nhau sẽ được đề cập tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm học. Có thể bạn sẽ cần phải kết hợp thông tin mà bạn đã học được trong tháng 9 với thông tin mà bạn nhận được trong tháng 1 để có thể thấu hiểu vấn đề một cách toàn diện.
-
Tạo
tài
liệu
hướng
dẫn
học
tập.
Thỉnh
thoảng,
giáo
viên
sẽ
cung
cấp
cho
bạn
tài
liệu
hướng
dẫn
học
tập,
nếu
không,
bạn
nên
tự
mình
soạn
thảo
nó.
Nó
sẽ
giúp
bạn
chia
nhỏ
thông
tin
có
thể
xuất
hiện
trong
bài
kiểm
tra
và
sau
đó
là
liệt
kê
danh
sách
ý
tưởng
và
dữ
liệu
thực
tế
quan
trọng
nhất.
Chúng
thường
được
sử
dụng
để
giúp
bạn
chuẩn
bị
cho
kỳ
thi
và
đồng
thời
cũng
giúp
bạn
bắt
kịp
môn
học
chính.
Hãy
tự
mình
hình
thành
tài
liệu
hướng
dẫn
mỗi
khi
bạn
hoàn
tất
bài
học
và
bạn
sẽ
luôn
trong
tình
trạng
sẵn
sàng
để
đón
nhận
bất
kỳ
điều
gì
mà
giáo
viên
giao
cho
bạn.
- Tạo thẻ học tập. Thẻ học tập cũng tương tự như tài liệu hướng dẫn học tập, chứa đựng một khái niệm hoặc nhiều dữ liệu thực tế trên một mặt thẻ. Bạn có thể sử dụng chúng như thẻ thông tin (flash card), và cung cấp cho bản thân 2 – 3 tấm thẻ để học mỗi ngày, bao gồm tài liệu từ những tuần trước để bạn không quên mất chúng.
- Đính thông tin lên tường. Bạn có từng trông thấy bản đồ tư duy? Nó có nghĩa là một người nào đó sẽ viết thông tin trên một tấm thẻ và đính nó trên tường, sau đó những tấm thẻ khác có chứa khái niệm tương tự sẽ được kết nối với tấm thẻ đầu tiên. Bạn cũng có thể tận dụng phương pháp này cho quá trình học tập! Lập biểu đồ, đồ thị, và viết mô tả trên mẩu giấy hoặc thẻ ghi chú, và sau đó, sắp xếp chúng bằng cách đính chúng trên tường. Học tập từ thông tin được dán trên tường và khi ngày thi đến gần, bạn sẽ dễ dàng xác định vị trí tài liệu mà bạn cần cũng như dễ dàng ghi nhớ chúng hơn!
-
Sử
dụng
kỹ
thuật
học
thuộc
lòng.
Có
lẽ
bạn
sẽ
cần
phải
học
thuộc
lòng
thông
tin
khó
nhớ.
Mỗi
người
khác
nhau
sẽ
sở
hữu
kỹ
thuật
ghi
nhớ
khác
nhau,
vì
vậy,
bạn
sẽ
phải
tiến
hành
thử
nghiệm
qua
một
vài
biện
pháp.
Bạn
nên
bắt
đầu
quá
trình
này
sớm
và
dành
nhiều
thời
gian
luyện
tập
để
bộ
não
của
bạn
có
đủ
thời
gian
và
trải
nghiệm
để
ghi
nhớ
kiến
thức.
Bạn
có
thể
sử
dụng
các
kỹ
thuật
sau:
- Tiến hành với từng phần nhỏ. Khi học thuộc danh sách (chẳng hạn như danh sách từ vựng, tên địa danh, hoặc một nhóm người), bạn không nên học nhiều hơn 5 yếu tố cùng một lúc. Bạn nên ghi nhớ kỹ 5 yếu tố này trước khi tiến đến 5 nhân tố tiếp theo. Nếu bạn cố gắng ghi nhớ mọi thứ cùng một lúc, bạn sẽ gặp khó khăn.
- Sử dụng kỹ thuật gợi nhớ (mnemonics). Kỹ thuật gợi nhớ là khi bạn dùng từ đồng nghĩa hoặc từ khóa khác để ghi nhớ danh sách hoặc khái niệm. Ví dụ "Banh Miệng Cá Sấu Bẻ Răng" là cách gợi nhớ về các nguyên tố hóa học phân nhóm IIA: Be Mg Ca Sr Ba Ra. Bạn nên tìm kiếm xem liệu kiến thức mà bạn đang học có sở hữu sẵn bất kỳ một kỹ thuật gợi nhớ nào hay không, hoặc bạn có thể tự chế tạo nó!
- Sử dụng thẻ ghi thông tin (flash card). Flash card rất hữu ích cho quá trình học từ vựng và nhiều thứ khác, ví dụ như ngày tháng. Viết ra câu hỏi cho bản thân hoặc một từ nào đó trên một mặt của tấm thẻ, và viết đáp án hoặc định nghĩa trên mặt còn lại.
- Nghỉ giải lao. Quá trình học tập của bạn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nếu bạn dành ra một chút thời gian để cho tâm trí được nghỉ ngơi trong từng giai đoạn học tập. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ cho rằng bạn nên nghỉ ngơi 10 phút sau mỗi 50 phút học tập hoặc làm việc.[1] Họ cũng khuyên bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện hoạt động khác như ăn uống và tập thể dục một vài phút, vì chúng sẽ giúp bạn duy trì sự tỉnh táo và năng suất làm việc của trí não.
-
Bạn
nên
nhớ
hình
thành
môi
trường
phù
hợp
để
học
tập.
Bạn
cần
một
không
gian
hiệu
quả
để
học
tập.
Môi
trường
học
tập
của
bạn
không
được
phép
chứa
đựng
tác
nhân
gây
xao
nhãng,
vì
vậy,
hãy
tắt
điện
thoại!
Bạn
phải
tập
trung
hoàn
toàn
bởi
vì
nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
mỗi
khi
bạn
bị
phân
tâm,
phải
tốn
25
phút
để
bạn
có
thể
quay
về
với
công
việc
của
mình.[2]
- Đôi khi, nếu bạn suy nghĩ một cách sáng tạo, bạn sẽ tìm được vị trí yên tĩnh trong ngôi nhà ồn ào: bạn có thể sử dụng tầng hầm hoặc nhà vệ sinh. Nếu nhà của bạn không phải là nơi phù hợp để học tập, bạn có thể đến thư viện hoặc tiệm cà phê.
- Thông thường, chúng ta thường tự nói với bản thân rằng chúng ta cần một vài nhân tố cụ thể nào đó như TV và âm nhạc để chúng ta có thể tập trung nhưng thật ra, chúng ta chỉ đang muốn biện minh cho một tác nhân xao nhãng nào đó. Nếu bạn là người sở hữu 30% sở thích học tập bằng âm thanh, việc học của bạn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đọc to thông tin hơn là cố gắng ghi nhớ thông tin đó trong khi mọi tiếng ồn khác đang thu hút sự chú ý của bạn.
Xuất sắc trong học tập[sửa]
-
Ăn
uống
và
nghỉ
ngơi
đầy
đủ.
Ăn
uống
không
lành
mạnh
sẽ
khiến
bộ
não
của
bạn
khó
hoạt
động
hơn,
bởi
vì
nó
không
có
đủ
công
cụ
cần
thiết.
Tương
tự
đối
với
giấc
ngủ.
Nhiều
nhà
khoa
học
cho
rằng
khi
chúng
ta
ngủ,
não
sẽ
đào
thải
chất
độc
và
các
nhân
tố
nguy
hiểm
khác
khiến
chúng
ta
không
thể
suy
nghĩ
một
cách
sáng
suốt.[3]
Bạn
nên
ngủ
đủ
8
giờ
mỗi
đêm
(hoặc
theo
bất
kỳ
một
thời
lượng
nào
có
thể
khiến
cơ
thể
của
bạn
cảm
thấy
tỉnh
táo
cả
ngày)
và
sở
hữu
chế
độ
ăn
uống
cân
bằng,
lành
mạnh.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn vặt, chứa nhiều đường hoặc nhiều chất béo. Bạn nên dùng hoa quả, rau củ (cải xoăn và rau bina khá tốt), và nguồn cung cấp protein tốt cho sức khỏe như cá và đậu hạt.
-
Duy
trì
sự
ngăn
nắp.
Bạn
cần
sắp
xếp
mọi
thứ
vào
bìa
hoặc
túi
đựng
hồ
sơ
và
ghi
chép
lịch
thông
báo
ngày
đến
hạn.
Duy
trì
sự
ngăn
nắp
sẽ
giúp
bạn
luôn
ghi
nhớ
về
bài
tập
được
giao
và
bài
kiểm
tra
sắp
đến.
Đồng
thời,
nó
cũng
sẽ
giúp
bạn
thiết
lập
thời
gian
biểu
để
học
tập
và
thư
giãn
theo
cách
mà
bạn
có
thể
xây
dựng
sự
cân
bằng
lành
mạnh.
- Bạn cũng nên giữ ngăn nắp cho không gian làm việc của bạn. Bạn nên loại bỏ vật dụng không cần thiết có thể gây xao nhãng khỏi bàn làm việc.
- Bắt đầu từ điều mà bạn biết. Khi học tập, bạn nên bắt đầu từ việc đánh giá điều mà bạn biết. Bạn có thể tham khảo thông tin mà bạn nắm vững vào giây phút cuối cùng. Chỉ cần nhớ bảo đảm rằng bạn thật sự cảm thấy thoải mái với chúng và nhớ dành một chút thời gian để ôn tập lại chúng trước khi thi. Một khi bạn đã tạm thời gạt những kiến thức này sang một bên, bạn có thể tập trung vào việc chinh phục vấn đề mà bạn không biết hoặc không thoải mái.
-
Chuẩn
bị
cho
kỳ
thi.
Khi
ngày
kiểm
tra
đến
gần,
bạn
nên
dành
thêm
thời
gian
cũng
như
tập
trung
hoàn
toàn
để
bảo
đảm
rằng
bạn
hiểu
rõ
kiến
thức.
Bạn
có
thể
tham
khảo
lời
khuyên
của
thầy
cô
về
cách
để
chuẩn
bị
cho
kỳ
thi.
Ít
nhất,
bạn
nên
hỏi
họ
về
hình
thức
kiểm
tra
cũng
như
cách
tính
điểm.
- Học bài thi trong phòng thi. Kỹ thuật này sẽ đặc biệt có ích cho người thích học tập thông qua thị giác. Bộ não của bạn sẽ liên kết hình ảnh trong lớp học với quá trình học tập mà bạn đã thực hiện và thông tin mà bạn đã học, giúp bạn dễ nhớ hơn.
- Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại cho rằng di chuyển sang các phòng khác sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn.[4] Nhưng kỹ thuật này có thể gây xao nhãng, vì vậy, bạn nên sử dụng một cách cẩn thận và nếu nó không đem lại hiệu quả, hãy ngừng lại.
- Làm bài thi thử. Bài thi thử sẽ giúp bạn vượt qua sự lo lắng khi thi cử và giúp bạn hiểu rõ vấn đề mà bạn có thể gặp phải trong bài kiểm tra. Bạn có thể làm bài thi thử cùng một nhóm bạn. Bạn thậm chí có thể nhờ giáo viên giúp bạn!
- Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian. Quản lý thời gian rất quan trọng trong việc đem lại điểm số tốt cho bài tập và bài kiểm tra của bạn. Thông thường, chúng ta sẽ có cảm giác như thể chúng ta đã học bài trong khá nhiều giờ hơn là sự thật (do tác nhân xao nhãng gây nên) hoặc chúng ta nhận thấy rằng chúng ta không nên dành thêm giờ để học bài bởi vì chúng ta không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Khi bạn cắt bớt hoạt động không cần thiết trong cuộc sống, chẳng hạn như chơi Candy Crush hoặc đọc Facebook, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có vô vàn thời gian cho việc học tập và thư giãn! Dành ưu tiên cho yếu tố thật sự quan trọng sẽ giúp bạn có nhiều thời giờ hơn để học bài.
Tìm kiếm sự trợ giúp bổ sung[sửa]
- Tham khảo lời khuyên của thầy cô. Nếu bạn thật sự đang cố gắng để cải thiện điểm số của mình nhưng mọi chuyện vẫn không tiến triển, bạn nên trò chuyện với thầy cô. Bạn nên gặp giáo viên sau giờ học hoặc trong giờ ăn trưa và giải thích vấn đề của bạn cho họ biết: bạn đang cố gắng cải thiện điểm số nhưng tăng cường học tập, ghi chú, và các phương pháp truyền thống khác không đem lại hiệu quả. Có lẽ họ sẽ là người hiểu rõ hơn về khó khăn của bạn và sẽ giúp bạn tìm cách để giải quyết nó.
-
Xin
được
cộng
điểm.
Nếu
bạn
đang
nỗ
lực
hết
mình
trong
mọi
môn
học
và
bạn
đã
chứng
tỏ
cho
thầy
cô
biết
rằng
bạn
thật
sự
đã
thay
đổi
cách
học
tập
của
mình,
bạn
nên
cân
nhắc
xin
thầy
cô
cho
phép
bạn
làm
thêm
bài
tập
hoặc
thậm
chí
là
thực
hiện
dự
án
đặc
biệt,
to
tát
để
được
cộng
điểm.
Phương
pháp
này
sẽ
bù
đắp
cho
điểm
số
không
tốt
của
bạn
trước
đó
và
giúp
bạn
nhận
được
điểm
10…ngay
cả
khi
bạn
đã
từng
bị
điểm
5!
- Bạn nên chắc chắn rằng bạn giải thích cho giáo viên của bạn biết rõ mọi chuyện đang diễn ra để họ nhận thức được rằng bạn hoàn toàn nghiêm túc. Nhiều thầy cô không thích cộng điểm thêm, nhưng họ sẽ thông cảm cho bạn nếu họ nhận thấy bạn đang cố gắng hết mình để trở nên tốt hơn.
- Thuê gia sư. Nếu bạn thật sự gặp khó khăn, bạn nên nhờ thầy cô hoặc trung tâm gia sư của trường tìm kiếm gia sư giúp bạn. Thuê gia sư không có nghĩa là bạn thừa nhận bạn thất bại và nó cũng không biến bạn thành kẻ ngốc nghếch: gia sư là một công cụ, tương tự như sách giải mã hoặc biên dịch viên. Bất kỳ người nào cũng đều gặp phải kiến thức mà họ không hiểu tại một thời điểm nào đó và bạn đang đưa ra quyết định thông minh bằng cách sử dụng mọi vũ khí mà bạn có để đánh bại sự thiếu hiểu biết của mình.
- Học nhóm. Khi bạn học cùng người khác, bạn sẽ tận dụng mọi sự thông minh và sự hiểu biết của bản thân để trở nên xuất sắc hơn trong học tập! Bạn có thể so sánh ghi chú và thảo luận trong lớp để bảo đảm rằng bạn hoàn toàn nắm vững kiến thức. Chỉ cần nhớ rằng: bạn phải cho đi nhiều như bạn đã nhận lấy khi làm việc cùng người khác hoặc nếu không thì sẽ không ai muốn hợp tác với bạn.
-
Cung
cấp
cho
bản
thân
bối
cảnh
cụ
thể.
Thỉnh
thoảng,
nếu
bạn
học
bài
trong
môi
trường
thực
tế
hoặc
thực
hiện
quá
trình
này
theo
cách
có
thể
giúp
bạn
nhận
thức
rõ
ràng
về
kiến
thức
mà
bạn
đang
học,
bạn
sẽ
ghi
nhớ
thông
tin
một
cách
tốt
hơn.
Bạn
nên
tìm
cách
để
biến
môn
học
trở
nên
chân
thật
hơn,
cũng
như
cung
cấp
cho
bản
thân
bối
cảnh
về
sự
kiện
đang
diễn
ra,
và
bạn
sẽ
nhận
thấy
rằng
bạn
có
thể
liên
kết
với
tài
liệu
theo
cách
hoàn
toàn
mới
mẻ.
- Ví dụ, bạn có thể đến viện bảo tàng và xem xét vật dụng thật sự mà con người đã sử dụng khi học về lịch sử. Một ví dụ khác sẽ là thực hiện thí nghiệm khoa học thay vì chỉ đọc về phản ứng sẽ xảy ra trong sách.
- Nếu bạn muốn tiến hành một vài thí nghiệm khoa học, bạn có thể tham khảo cách để tạo phản ứng lửa nhiều màu sắc hoặc tự tạo mây cho riêng mình thông qua các bài viết khác cùng chuyên mục của chúng tôi!
- Tìm kiếm công cụ trực tuyến. Có khá nhiều công cụ trực tuyến giúp giải thích tài liệu mà bạn đang cố học. Bạn chỉ cần truy cập vào diễn đàn của cộng đồng quan tâm đến thông tin mà bạn không hiểu hoặc vào trang web được thiết kế riêng cho việc trợ giúp. Chỉ cần nhớ rằng: bạn không đang tìm kiếm đáp án để sao chép. Nếu bạn muốn cải thiện điểm số, bạn nên tìm người có thể giúp bạn hiểu rõ kiến thức. Một vài trang web khá hay để bắt đầu bao gồm:
Lời khuyên[sửa]
- Luôn nhớ tích cực tham gia trong lớp, bằng cách này, nếu bạn trả lời sai một điều nào đó, thầy cô sẽ chỉnh sửa và bạn sẽ không tiếp tục phạm phải sai lầm đó.
- Nếu bạn đang làm bài tập toán, bạn có thể tham khảo đáp án phía sau sách giáo khoa. Làm bài tập, sau đó, kiểm tra đáp án của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đã trả lời sai, bạn có thể quay về giải lại bài toán cho đến khi bạn đưa ra đáp án chính xác.
- Trò chuyện với giáo viên, họ luôn có mặt để giúp đỡ bạn.
- Ghi chép lại ghi chú của mình và xem xét chúng, sau đó, cố gắng viết ra mọi điều mà bạn nhớ. Phương pháp này sẽ giúp bạn nhận thức rõ bạn cần phải học tập thêm bao nhiêu và bạn cũng sẽ cảm thấy tốt hơn về lượng kiến thức mà bạn đã ghi nhớ.
- Hình thành nhóm học tập cùng bạn bè trong lớp.
- Luôn nhớ dành thời gian để xem xét lại mọi điều mà bạn đã thực hiện, đọc lướt qua ghi chú, đóng chúng lại, và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Tham khảo ý kiến của thầy cô về biện pháp để học tập trong giờ rảnh rỗi, chẳng hạn như học trong thư viện, trong một căn phòng yên tĩnh, hoặc học cùng nhóm bạn, và xem liệu thầy cô có thể hướng dẫn cho bạn biết phần mục cụ thể nào sẽ tốt nhất cho việc học bẳng thẻ ghi chú và học thuộc lòng, hoặc sử dụng sổ tay và dự án tiểu luận. Giáo viên sẽ luôn sẵn sàng để giúp bạn!
- Không nên trì hoãn, hãy tập trung vào bài tập trước mắt.
- Xem lại bài làm trước khi nộp bài.
- Khi học thi, bạn có thể nhai một mẩu kẹo cao su. Khi đang làm bài thi, hãy nhai kẹo cao su có hương vị tương tự. Biện pháp này sẽ giúp cải thiện trí nhớ.
- Làm bài tập ngay sau khi về đến nhà.
Cảnh báo[sửa]
- Không nên xem nhẹ bài tập về nhà và bài tập trên lớp. Ngay cả khi bạn làm bài kiểm tra rất tốt, điểm bài tập của bạn có thể sẽ khiến bạn tuột dốc. Tùy thuộc vào môn học, bạn có thể đạt điểm cao trong bài thi nhưng vẫn trượt môn học đó.
- Đừng vứt bỏ những thứ bạn cần. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến thầy cô xem liệu bạn nên lưu trữ hoặc loại bỏ yếu tố nào.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://web.mit.edu/uaap/learning/study/breaks.html
- ↑ http://www.nytimes.com/2005/10/16/magazine/meet-the-life-hackers.html
- ↑ http://www.npr.org/blogs/health/2013/10/18/236211811/brains-sweep-themselves-clean-of-toxins-during-sleep
- ↑ http://www.nytimes.com/2010/09/07/health/views/07mind.html?pagewanted=all&_r=0