Học thuộc lòng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn mệt mỏi với các bài kiểm tra? Hoặc sáng nay lúc đang nước sôi lửa bỏng thì mọi thứ bạn đã học tối qua tự nhiên tan biến? Có một cách để ghi nhớ dễ dàng mọi thứ bạn cần, chỉ cần xác định xem bạn là người học tập bằng cách nào rồi sau đó làm theo các chỉ dẫn dưới đây; Nói cách khác là hãy đọc và chọn ra phương pháp tốt nhất cho mình. Rồi đây bạn sẽ có thể nhớ hàng tá thứ mà không có một chút căng thẳng nào!

Các bước[sửa]

Người học bằng Tai[sửa]

  1. Hãy lắng nghe. Nếu bạn có khả năng nghe tốt cũng như có thể thu thập thông tin qua âm thanh tốt thì có khả năng bạn thuộc kiểu người học bằng tai. Đọc những dấu hiệu nhận biết sau để xem có đúng với bạn không nhé:
    • Thông qua việc nghe giảng, bạn ghi nhớ hầu như toàn bộ bài học.
    • Vốn từ vựng của bạn cực kỳ phong phú, khả năng dùng từ linh hoạt, khéo ăn nói, tiếp cận ngôn ngữ dễ dàng hơn mọi người
    • Bạn khéo ăn nói, luôn làm cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn, luôn có cách để làm rõ ý tưởng của mình.
    • Bạn có khiếu âm nhạc, có khả năng cảm âm, cảm nhận giai điệu, có khả năng nghe rõ từng nốt nằm trộn lẫn với nhau trong bản nhạc.
  2. Hít thở sâu. Đọc lướt qua toàn bộ bài học để biết mình đang đọc cái gì. Nếu quá dài, hãy tách ra thành nhiều đoạn nhỏ và đọc dần.
    • Tìm hiểu và ghi lại mối liên quan giữa các yếu tố có trong bài học và hiểu biết riêng của bản thân. Phương pháp này được gọi là “Liên kết để ghi nhớ”. Mối liên hệ không nhất thiết phải quá căn bản, chì cần bạn gợi được cảm hứng (vui, thích, thú vị) và ghi nhớ là được. Ví dụ như đối với bài “Sự thành lập nước Mỹ” có câu như thế này “Sức mạnh lập pháp ở đây toàn bộ do Quốc hội quyết định”, hãy tưởng tượng có một vị nghị sĩ mặc áo vét có chữ Quốc hội, tay rút cuốn sách luật ra khỏi túi một cách mạnh mẽ.
    • Lấy các chữ cái đầu của các thứ bạn đang cố nhớ và đọc chúng theo cách khác. Ví dụ, tuyến yên trước sinh ra sáu loại hóc môn (hormone): TSH (hormone kích thích tuyến giáp), ACTH (hormone kích vỏ thượng thận), FSH (hormone kích thích tuyến nang), LH (hormone lutein hóa), PCR (prolactin) và GH (hormone sinh trưởng). Quá khó nhớ đứng không, vậy giờ hãy lấy 6 chữ T-A-F-L-P-G và đọc thành “Tôi Ăn Fải Lá Phượng Già”, sẽ dễ nhớ hơn nhiều.
    • Tạo ra một câu chuyện để liên kết các thứ bạn cần ghi nhớ. Chẳng hạn câu chuyện tình tay ba giữa Hải “Hăng hái”, Giang “Gọn gàng” và Minh “Mạnh mẽ” sẽ giúp bạn nhớ được các từ kể trên. Câu chuyện của bạn không cần phải có ý nghĩa, chỉ cần dễ nhớ là được.
    • Bạn cũng có thể vẽ vời một tý cho dễ nhớ. Ví dụ nếu bạn muốn ghi nhớ định nghĩa về điều tra khoa học (nguyên văn là: Tất cả các cách mà những nhà nhà khoa học nghiên cứu về tự nhiên để đưa ra các khẳng định dựa trên chứng cứ thu thập được), bây giờ bạn vẽ 1 bức về một nhà khoa học đang chứng mình một cái gì đó, trên tay cầm 1 tập chứng cứ… đại loại là vậy! Các bạn nhớ đừng vẽ lộn xộn, đọc đến đâu thì hãy vẽ đến đó.
  3. Chìa khóa của ghi nhớ chính là việc lặp đi lặp lại. Dùng lời nói và sự lắng nghe để ghi nhớ thứ tự của mọi thứ:
    • Đọc đối tượng đầu tiên.
    • Lặp lại mà không nhìn tài liệu..
    • Đọc đối tượng đầu tiên và thứ hai.
    • Lặp lại cả hai thật to cho đến khi có thể nói mà không nhìn tài liệu.
    • Đọc đối tượng thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
    • Lặp lại thật to cho đến khi nhớ hết.
    • Cứ lặp lại quá trình này cho đến lúc bạn nhớ hết các đối tượng có trong tài liệu
    • Một khi đã hoàn thành đối tượng cuối cùng, lặp lại toàn bộ tài liệu mà không cần nhìn 3 lần.
    • Nếu không hoàn thành được 3 lần thì hãy bắt đầu lại từ đầu.
  4. Nghỉ ngơi 1 chút. Giữ cho trí óc minh mẫn là một yếu tố quan trọng, vì thế sau khi đã nằm lòng bài học, hãy nghỉ ngơi tầm 20-30 phút. Trong khoảng thời gian này, bạn hãy làm điều gì đó mình thích để khuây khỏa như là gọi điện thoài cho bạn bè hay dạo vài vòng ngoài công viên. Bộ não của bạn sẽ được làm nguội và có thời gian để mã hóa những thứ vừa mới học lúc nãy. Nếu vội vàng học ngay thứ khác sẽ làm quá trình mã hóa đó bị gián đoạn.
  5. Kiểm tra bộ nhớ. Sau khi nghỉ ngơi xong, hãy tự kiểm tra lại một lần nữa để xem liệu bạn có còn nhớ không. Nếu còn thì xin chúc mừng, còn không thì hãy học ngay đoạn bạn quên và sau đó tiếp tục nghỉ ngơi và lại tiếp tục tự kiểm tra.
  6. Lắng nghe lời mình nói. Khi bạn đọc tài liệu lần đầu, hãy tranh thủ ghi âm lại, rồi sau đó để nó tự phát liên tục trong khi bạn ngủ. Mặc dù cách thức này không hiệu quả lắm với những kiến thức mới, những thông tin xa lạ, sự lặp lại trong khi ngủ sẽ giúp củng cố lại những kiến thức mà lúc tỉnh bạn đã có trong đầu.
    • Đối với cách này, các bạn có thể mua tai nghe gắn vào chiếc MP3 hoặc các dụng cụ chơi nhạc khác, gắn vào tai rồi vừa nghe vừa ngủ -- cũng giống như người ta nghe nhạc trong khi ngủ vậy.
  7. Nghe người khác nói. Nếu bạn có khả năng và được cho phép, hãy thu âm bài giảng lại để ghi chép lại những gì bạn bỏ lỡ trong bài học cũng như được nghe giảng một lần nữa. Thường thì nghe một cái gì đó từ 2 đến 3 lần là đủ để người ta nhớ hết mọi thứ mà không cần nỗ lực học hành gì nhiều.
  8. Đi vòng quanh. Hãy di chuyển liên tục quanh căn phòng của mình trong khi bạn đang học thuộc lòng. Bằng cách này, bạn sẽ kịch hoạt cả 2 bên não trái và phải, giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn.

Người Học bằng Mắt[sửa]

  1. Nhìn lâu và nhìn kỹ. Nếu một thứ nào đó chỉ lướt qua mắt bạn nhưng bạn lại nhớ nó rất rõ, thì rất có khả năng bạn là người thu thập thông tin chủ yếu bằng mắt. Chỉ cần thông qua hình ảnh là bạn đã có thể hiểu được vấn đề, bao gồm các đặc điểm sau:
    • Thông tin từ tranh ảnh, bẳng biểu đối với bạn dễ nhớ hơn nhiều so với khi nghe về những thông tin đó
    • Nếu muốn học một thứ gì, bạn sẽ nhìn vào nó và thường thì sau đó bạn sẽ nhìn đâu đó trong “khoảng không” để “đọc” thông tin hiện ra trong đầu.
    • Bạn có thể tự vẽ nên một bức tranh thông tin sinh động trong đầu. Khi học các điều khoản về hiến pháp, bạn có thể tự biến mình thành nhân vật trong câu chuyện đó.
    • Trí tưởng tượng của bạn rất nhạy bén: Kích thước, hình dạng, hoa văn, góc cạnh, phối cảnh… tất tần tật những thứ đó bạn đều có thể mường tượng ra một cách chi tiết.
    • Bạn có thể đọc được suy nghĩ của người khác thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ, hiểu được thực sự họ đang nghĩ gì ngay cả khi họ nói loanh quanh.
    • Bạn rất cảnh giác với môi trường xung quanh và có khả năng nhận thức sâu sắc về thẩm mỹ, hội họa và các các loại hình nghệ thuật thuộc về thị giác khác.
  2. Ngồi ở nơi yên tĩnh. Hãy đến một nơi mà bạn không bị phân tâm, không có gì đủ đặc biệt để có thể lọt vào mắt bạn cả. Tránh các “vật thể phát sáng” có thể thu hút trí tò mò của bạn, nói thẳng ra là TV, cửa sổ để mở, các loại bóng đèn lấp lánh hay các thứ đại loại vậy.
  3. Sắc màu hóa các thông tin để phân loại. Ví dụ như, nếu bạn đang học lịch sử, thì hãy tô màu ngày tháng hoặc phân loại theo nhân vật lịch sử: Geogre Washington màu xanh biển, Ben Franklin màu cam, tất tần tật những gì liên quan đến cách mạng thì tô đỏ, Vua George mành xanh lá…
  4. Nhìn lại những chỗ mà bạn đã tô màu, viết đi viết lại các ý đó ra giấy cho đến khi bạn thuộc hết tất cả chúng. Tiếp đến lấy các mẫu giấy note trùng màu với màu đã tô, viết các sự kiện tương ứng vào đó. Việc làm này không chỉ giúp củng cố trí nhớ mà còn giúp cho bước sau.
  5. Dán các mẫu giấy note tại nơi bạn thường xuyên lui tới, như tủ áo quần hay cửa phòng ngủ. Mỗi lần đi ngang qua những chỗ đó, hãy đọc các mẫu giấy một lần, xếp các mẫu giấy theo trình tự thời gian.
  6. Thường xuyên viết đi viết lại các mẫu note đó. Khi bạn đi đến bảng có các mẫu note đó, nhìn vào nó, viết lại nó trên một mẫu giấy note mới và thay mới các mẫu giấy note đang có. Nếu gặp khó khăn mới một trong số các note đã có, hãy thay đổi vị trí của nó trong nhà, nơi mà tần suất bạn thấy nó nhiều hơn trước. Và cũng đừng quên thay mới nó thường xuyên hơn.
  7. Tìm bạn học cùng. Vẽ sơ đồ/biểu đồ, viết giải thích, và chỉ cho nhau thấy các định nghĩa để cả hai đều có thể nhớ được những điều đó.
  8. Làm nổi bật (Highlight) điểm chính. Tìm các từ khóa quan trọng và làm nổi bật chúng lên, các từ khóa phụ thuộc vào việc bạn đang cần ghi nhớ cái gì. Ghi nhớ các từ đó rồi sau đó hãy học các thứ còn lại. Nếu đọc các file PDF trên mạng, hãy tận dụng chức năng làm nổi bật cho các từ khóa. Việc làm này giúp cho trí nhớ của bạn rất nhiều, cũng như làm cho các thông tin đó dễ tìm thấy hơn cho những lần học sau.
  9. Đi vòng quanh. Hãy di chuyển liên tục quanh căn phòng của mình trong khi bạn đang học thuộc lòng. Bằng cách này, bạn sẽ kịch hoạt cả 2 bên não trái và phải, giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn.

Người Học bằng Cảm nhận/Xúc giác[sửa]

  1. Nếu bạn cứ phải động chạm, cầm nắm một vật gì đó mới có thể tiếp thông tin về nó thì rất cỏ thể bạn thuộc kiểu người học bằng xúc giác. Bạn thích cảm nhận thông tin bất cứ khi nào có thể, học tập thông qua hành động. Sau đây là một vài đặc điểm có thể sẽ có ở bạn:
    • Bạn tiếp thu cực tốt một khi cử động – di chuyển, vận động, và đụng chạm các vật khiến cho thông tin xích lại gần bạn hơn.
    • Thường hay cử động tay khi nói
    • Bạn nhớ rõ mọi việc bởi cái cách chúng xảy ra, không phải do được kể lại hay do bạn nhìn thấy.
    • Bạn giỏi trong các mảng hội họa, nấu ăn, xây dựng – nói chung là các bộn môn đòi hỏi phải có sự tác động lên vật.
    • Bạn thích mạo hiểm và rất dễ bị phân tán sự tập trung, khó mà ở yên một chỗ.
    • Bạn ghét bị bó hẹp, thích đứng lên đi loanh quanh rồi nghỉ ngơi.
    • Bạn không thích ngồi trong lớp học, khi ra bên ngoài bạn còn học được nhiều hơn thế này nhiều.
  2. Tìm không gian cho mình. Bạn cần một căn phòng để đi loanh quanh, chứ đừng chỉ ngồi trên giường và đóng cửa “tu luyện”. Với kiểu học của bạn, gian bếp là nơi thích hợp nhất.
  3. Hãy Sáng tạo. Hãy tạo ra vật thể bạn đang học, hoặc kiếm lấy hoặc giả vờ nghĩ mình là nó, bắt chước một cách chi tiết của vật thể. Nếu bạn đang cố ghi nhớ các điều khoản của “Hiến pháp”, hãy kiếm lấy một tờ giấy hoặc tốt hơn là một tấm bìa cắt ra từ tập đựng tài liệu: Vừa có hình dạng như một cuốn hiến pháp, vừa ít giống tờ giấy đánh máy thông thường nên bạn sẽ có cảm hứng hơn. Cầm tờ giấy trong tay như thể đang cầm hiến pháp, sau đó chỉ vào từng chỗ và đọc to “hiến pháp” lên. Như vậy là bạn đã kích thích được nhiều giác quan một lúc: Cầm nắm, ngửi, nhìn và thậm chí là nghe – dễ nhớ hơn nhiều phải không?
  4. Ghi nhớ trừu tượng. Đối với những thứ trừu tượng như giá trị của số pi, hãy ghi ra từng con số hoặc các bước lên giấy note hoặc flashcard. Sau đó cá nhân hóa từng note (flashcard) bằng cách trang trí hay vẽ vời lên đó. Tiếp theo, xáo chúng lên rồi thử sắp xếp lại cho đúng thứ tự. Nhớ là hãy viết riêng đáp án ở một nơi nào đó nếu không bản sẽ chẳng biết được mình đúng sai chỗ nào đâu.
    • Thay cho cách trên, bạn có thể lấy một vài bộ bài; tìm các con số tương ứng với các con số phần thập phân của pi: Át (số 1), 4, át, 5, 9, 2, 6 ,5… Lần lượt lật úp chúng xuống, từ trái sang phải, sau đó lại lật lên và đọc lên từ con số. Sau một vài lầy thì bạn thay đổi cách chơi: đọc trước, lật sau.
  5. Các mẹo cho phương pháp xem và nghe cũng có thể giúp ích cho bạn, đặc biết là khi học bằng cách liên tưởng và đi lại khắp nhà. Hãy áp dụng nếu bạn muốn ghi nhớ mà cần tương tác với các loại tài liệu.

Người Học bằng Cách Đọc[sửa]

  1. Nếu bạn là kiểu người thích đọc sách, thì đấy chính là cách tốt nhất để bạn ghi nhớ mọi thứ. Có thể bạn sở hữu các yếu tố của những người “học bằng mắt”, cũng có thể vì theo bạn khi đọc mọi thứ cô đọng và thiết thực hơn.
  2. Hãy đọc những thứ bạn muốn ghi nhớ (thường là câu hỏi) và đọc chúng thật nhiều lần.
  3. Tự mình lặp lại, lắng nghe, sau đó viết ra lên một mặt giấy. Sau đó viết các chi tiết liên quan lên mặt còn lại.
    • Thông thường, bộ não chúng ta thích tranh ảnh và màu sắc, vì thế mà, khi viết note như vậy ta nên vẽ thêm gì đó hay tô màu cho bắt mắt.
  4. Tự kiểm tra. Đọc câu hỏi ở mặt trước và thử xem bạn có nhớ câu trả lời của bạn lúc này có giống như những gì đã viết ở mặt sau không.
  5. Lặp lại cho người khác nghe. Tìm một người bạn, dạy cho họ những gì bạn đang học, và sau đó nhờ họ kiểm tra giúp bạn.
    • Khi bạn dạy cho người khác, bạn không những cho họ biết kiến thức mới, mà còn có thể từ mình ôn lại mọi thứ nữa.
  6. Tiếp tục đọc mọi thứ cho đến khi thuộc nằm lòng.

Lời khuyên[sửa]

  • Đọc và viết. Sau khi đọc hoặc nhớ thứ gì, hãy thử viết nó ra giấy ít nhất một lần nếu bạn đang thong thả thời gian, hãy nhớ rằng “Một lần viết bằng ba lần đọc”.
  • Nghĩ ngơi ngắn và thường xuyên. Tập thể dục vào các khoảng thời gian này sẽ tốt hơn các loại hình nghỉ ngơi thụ động như xem TV 10 phút – TV là thứ sẽ hút hồn bạn và khiến bạn không muốn học nữa. Tập luyện một chút sẽ kích thích trí não, và bạn sẽ lấy lại được hứng thu khi học tiếp. Mà nhớ là đừng quá sức nhé, tập vừa thôi!
  • Thử viết ra xem bạn cần nhớ những gì. Sau đó đọc to những thứ ghi trên giấy từ 1 đến 2 lần. Việc này rất hiệu quả khi bạn muốn học thuộc một đoạn văn hay viết bằng ngôn ngữ khác.
  • Lưu ý là có một vài người cho rằng cách học của họ khi đem so với những cách trên thì mỗi bên chỉ dính một tý. Có thể cách mà bạn đang học là sự dung hòa của 3 cách nói trên nên bạn mới thấy mình khác biệt, hoặc có chăng bạn cảm thấy với mỗi cái thì mình học theo mỗi cách khác nhau. Cứ việc học theo cách của bạn và tránh việc chỉ vì nghe theo người khác mà bạn thì gò bó bản thân vào một khuôn khổ. Cách nào giúp bạn nhớ tốt thì cứ thoải mái đi.
  • Biến bài học khô khan thành một bài hát và kèm luôn nhạc đệm (tùy bạn) vì hầu hết mọi người có thể nhớ tốt lời bài hát và một “bài học phiên bản âm nhạc” thì cũng thế thôi.
  • Đừng ngừng học cho tới phút cuối. Học không bao giờ thừa!
  • Dùng cách đọc liên tưởng khi đối mặt với một loạt các từ lẻ.
  • Phải học thì mới thuộc được.
  • Đến một nơi không có vật dụng hay trò giải trí có thể quấy rầy hay làm bạn sao nhãng.
  • Thay vì học thuộc từ thẻ nhớ, hãy thử thay thế lời bài hát yêu thích nhất của bạn với những gì bạn cần phải học thuộc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây