Thi đậu kỳ thi cuối kỳ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn là sinh viên, thì thi cử là một phần quan trọng đối với mọi lớp học và tổng điểm cuối kỳ. Chuẩn bị trong suốt học kỳ là cách hiệu quả để làm tốt bài thi cuối kỳ. Về cơ bản, không có đường tắt nào để có thể học hết được tài liệu. Tuy nhiên, thậm chí nếu chỉ học một đêm trước kỳ thi cuối kỳ và bạn cảm thấy chưa chuẩn bị được gì thì cũng đừng lo lắng. Vẫn có vài lời khuyên để giúp bạn thi đậu.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị suốt học kỳ[sửa]

  1. Đọc đề cương bài giảng. Vào buổi học đầu tiên, giáo viên hoặc giáo sư sẽ luôn đưa bài giảng cùng với bài tập và yêu cầu cho lớp. Đảm bảo bạn đọc đề cương cẩn thận để biết chính xác điều cần làm và thi đậu.[1]
    • Luôn chú ý xem các bài tập, điểm danh, và bài kiểm tra ảnh hưởng đến điểm số ra sao. Điều này sẽ giúp xác định bạn cần ưu tiên học như thế nào, điểm nào cần tập trung.
    • Nếu có bất kỳ câu hỏi về bài giảng, hãy hỏi giáo sư. Tốt hơn hết là hỏi ngay vào buổi học đầu tiên thay vì cứ tiếp tục mà không biết mình đang học gì.
  2. Đến lớp thường xuyên. Bạn không thể vượt qua kỳ thi thành công nếu không tham dự các buổi học. Tham dự lớp cho bạn cơ hội lắng nghe bài giảng và ghi chú lại, cũng như giúp bạn hiểu được tài liệu và bài tập.[2]
    • Hầu hết bài kiểm tra là dựa trên kiến thức trên lớp, vì thế bạn không nên nghỉ học. Một số giáo viên sẽ phạt học viên vì nghỉ học, nghĩa là bạn có thể không vượt qua môn học nếu không đến lớp.
    • Giáo viên và giáo sư thường thảo luận về bài kiểm tra xuyên suốt khóa học, vì thế nếu không đến lớp, bạn không thể cập nhật được thông tin quan trọng.
    • Nếu không thể tham dự lớp học, hãy báo trước với giáo sư. Hỏi họ để biết bạn sẽ bỏ lỡ kiến thức gì hoặc bạn có thể làm gì để bù lại buổi vắng học và có được kiến thức.
    • Đừng hỏi giáo viên hoặc giáo sư câu hỏi như “Em đã bỏ lỡ kiến thức giá trị gì vào ngày hôm qua?” Nếu tất cả những buổi học khác đều mang đến cho bạn kiến thức giá trị, thì kiểu câu hỏi như thế này giống như không tôn trọng giáo viên.
    • Đừng “lơ là”. Đôi lúc, bạn chơi trò chơi hoặc chăm chú vào điện thoại suốt buổi học thay vì nghe giảng, đặc biệt khi đó là bài học mà bạn cảm thấy đã hiểu hết. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ lỡ kiến thức quan trọng nếu lơ là. Hãy nghiêm túc trong suốt buổi học.[3]
  3. Ghi chú. Bài giảng và buổi thảo luận là yếu tố quan trọng trong lớp học và chứa nhiều thông tin cần thiết mà bạn sẽ cần để vượt qua kỳ thi. Bằng cách chú ý và ghi chú suốt thời gian học, bạn sẽ có nền tảng kiến thức giúp bạn học tập hiệu quả mà không phải chật vật để có thêm thông tin.[4]
    • Chuẩn bị trước khi đến lớp. Sử dụng tập giấy hoặc quyển vở, và mang bút chì, bút mực vào lớp. Nếu cần học kiến thức từ sách, cũng nên mang theo bút nhớ dòng. Giáo viên thường nói những điều như, “Đoạn này rất quan trọng để hiểu ____nói chung” hoặc “Hãy chắc rằng các bạn nắm được kiến thức trong mục này”. Nếu giáo viên tập trung vào phần cụ thể nào đó trên lớp, hãy đánh dấu ngay.[3]
    • Ghi chú là kỹ năng cân bằng khéo léo giữa ghi lại quá ít và quá nhiều thông tin. Bạn không nên viết ra mọi thứ mà giáo sư nói, chỉ nên viết thông tin quan trọng. Ví dụ, không cần thiết lắm để biết về loại máy bay đánh bom vào thành phố Dresden vào tháng Hai năm 1945, nhưng thực sự quan trọng để biết tại sao việc đánh bom lại là sự kiện quan trọng trong Chiến tranh Thế giới II.
    • Thử dùng từ khóa thay vì viết câu hoàn chỉnh. Cố gắng viết từng chữ mà giáo sư nói đồng nghĩa với việc bạn không nắm được kiến thức nào là thực sự quan trọng. Hãy thử dùng từ và cụm từ khóa thay vì câu hoàn chỉnh.
    • Ghi chú bằng tay. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng thay vì gõ máy tính hoặc lưu lại bài giảng bằng thiết bị điện tử nào đó thì sinh viên có thể học được nhiều hơn bằng cách ghi chú bằng tay.[5]
    • Thử một vài phương pháp ghi chú. Có rất nhiều phương pháp để học cách ghi chú. Cal Poly đưa ra thông tin về một vài loại, kèm theo thuận lợi và bất lợi của chúng.[6]
  4. Làm tất cả bài tập. Hầu hết giáo sư và giáo viên sẽ giao bài tập suốt học kỳ và sau đó sử dụng chúng khi họ thiết kế bài kiểm tra. Bằng cách hoàn thành bài tập, bạn sẽ không chỉ có thể tham gia vào buổi thảo luận trong lớp, mà còn có kiến thức cần thiết để vượt qua kỳ thi.
    • Đảm bảo ghi chú bài tập khi bạn đọc. Cũng giống như ghi chú bài giảng, bạn chỉ cần viết ra thông tin quan trọng nhất.[7]
    • Đọc lướt toàn bộ bài tập mỗi tuần. Bạn không phải tìm hiểu quá sâu từng chi tiết, mà việc đọc lướt ý chính sẽ làm chúng “in sâu” vào trí nhớ, vậy thì bạn có thể sử dụng chúng cho bài kiểm tra sau đó.
  5. Làm bài kiểm tra và bài tập trên lớp. Vì bài tập trên lớp thường giúp bạn nắm chắc bài học hơn, nên làm các bài tập đó là điều quan trọng. Chúng thậm chí có thể hữu ích giống như bài tập luyện các câu hỏi cho kỳ thi.
    • Sử dụng tài liệu có loại bài tập có thể xuất hiện trong bài thi. Mọi thứ từ các vấn đề của môn toán hoặc môn khoa học đến bài luận ngắn sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt và thi đậu kỳ thi.
    • Tham gia vào buổi thảo luận trên lớp cũng sẽ giúp bạn vượt qua kỳ thi bởi vì chúng mang đến cho bạn khả năng trình bày và thể hiện ý tưởng của bạn với sinh viên khác và giáo sư.

Chuẩn bị cho mỗi bài kiểm tra[sửa]

  1. Biết bạn đứng thứ mấy trong lớp. Biết điểm số của mình là điều thực sự quan trọng suốt học kỳ. Nếu bạn nhớ thông tin điểm số, điều này sẽ giúp bạn biết được bạn cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho một bài kiểm tra.
    • Nếu không chắc điểm số của mình là thứ mấy, hãy kiểm tra chương trình học. Hầu hết giáo viên đều đưa ra “sự đo lường” cho bài tiểu luận và yếu tố môn học khác (điểm danh, v.v.). Bạn có thể nắm được thông tin sơ bộ về việc bạn đang học tập như thế nào cho môn học này.
    • Nếu vẫn không chắc về năng lực của bản thân, hãy nói chuyện với giáo viên.
  2. Tìm tài liệu mà bài thi sẽ có và cấu trúc bài thi. Giáo viên và giáo sư có phương pháp và hình thức khác nhau cho bài thi cuối kỳ. Một số người sẽ cho đề dễ hiểu, trong khi một số khác sẽ chỉ kiểm tra ở một phần nhất định của tài liệu được học trong lớp. Một số bài kiểm tra thuộc dạng làm bài luận trong khi số khác lại là trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Tìm xem đề thi sẽ gồm kiến thức gì và hình thức ra sao có thể giúp bạn học hiệu quả hơn.[8]
    • Kiểm tra đề cương bài học để xem liệu thông tin có ghi trên đó không. Tập trung chú ý trong lớp có thể sẽ giúp bạn, vì hầu hết giáo viên và giáo sư sẽ thông báo đề thi sẽ bao gồm những gì.
    • Nếu không chắc hoặc bỏ lỡ một buổi học, bạn có thể hỏi giáo viên hoặc giáo sư, nhưng đừng làm phiền họ với câu hỏi quá chi tiết hoặc cứ lặp đi lặp lại. Đơn giản như câu hỏi “giáo sư có thể vui lòng cho em biết loại tài liệu nào em cần học cho kỳ thi được không ạ?” là đủ để định hướng thời gian học tập.[9]
  3. Hiểu được bạn nên học như thế nào là tốt nhất. Mỗi cá nhân sẽ có cách học tập khác nhau. Biết được mình học ở điều kiện nào là tốt nhất sẽ giúp bạn học tập hiệu quả nhất và giúp bạn ghi nhớ kiến thức cần thiết cho kỳ thi.[10]
    • Ví dụ, nếu biết rằng bạn cần sự yên lặng tuyệt đối để tập trung học bài, thì bạn có thể học trong thư viện hoặc trong căn phòng yên tĩnh tại nhà. Bạn cũng có thể là người cần một chút ồn ào hoặc chuyển động để có thể tập trung.[11]
    • ”Có thể làm nhiều công việc một lúc” là điều hoang tưởng. Trong khi bạn nghĩ rằng mình có thể vừa xem tivi, nhắn tin với bạn bè, và học bài cùng một lúc, thì não bộ sẽ không thể xử lý nhiều nguồn thông tin như thế. Dành cho bản thân thời gian học tập nghiêm túc, yên lặng, và làm những việc linh tinh khác khi rãnh.[12][13]
  4. Ưu tiên thời gian học tập. Nên nghĩ rằng bài thi là quan trọng nhất và dành nhiều thời gian nhất cho việc học. Bằng cách này, bạn sẽ tối ưu thời gian học tập và giúp bạn chắc chắn vượt qua kỳ thi.[10]
    • Nếu bạn học đại học và có kỳ thi cho một trong những ngành học lớn hoặc nhỏ ở trường, thì bạn cần dành nhiều thời gian ôn bài nhất cho những môn học đó thay vì khóa học giáo dục nói chung.
    • Nếu bạn đang lơ là trong bất cứ môn học nào, hãy dành đủ thời gian để học môn này sao cho bạn có thể vượt qua kỳ thi và không phải học lại.
  5. Bắt đầu học sớm. Không bao giờ là quá sớm để ôn luyện cho kỳ thi cuối kỳ, song một tháng trước ngày thi là thời gian tốt nhất để bắt đầu chuẩn bị. Điều này sẽ giúp bạn không phải nhồi nhét kiến thức vào gần kỳ thi và quên hết trong ngày thi.[8]
    • Bạn có thể học đơn giản bằng cách xem lại những điều mình ghi chú 20-30 phút mỗi ngày. Nếu bạn có câu hỏi, hãy hỏi giáo sư.
  6. Học. Bất kể bạn có kỳ thi cho môn học nào, từ môn dễ nhất cho đến môn khó nhất, bạn cần phải học bài. Thậm chí nếu chỉ là xem lại ghi chú trên lớp khoảng 30 phút, thì học tài liệu trên lớp sẽ giúp ích trong kỳ thi cuối kỳ.
    • Học bằng cách xem lại ghi chú trên lớp, nghĩ đến buổi thảo luận, hoặc đi học nhóm sẽ giúp bạn nhớ lại kiến thức đã quên trong suốt khóa học.
    • Tin rằng bạn sẽ vượt qua kỳ thi là điều quan trọng. Nhưng cẩn thận vì quá tự tin sẽ phá hủy khả năng tư duy rõ ràng về bài thi.
    • Cân nhắc tạo mối liên lệ giữa kiến thức bạn học được và điều mà bạn biết. Bạn có thể sắp xếp chúng để giúp bản thân trong kỳ thi.[14]
    • Viết ra các thẻ ghi chú liệt kê kiến thức bạn cần biết cũng có thể hữu ích.
  7. Tham gia buổi họp lớp hoặc nhóm học tập. Tham gia học theo nhóm hoặc đến lớp có thể rất hữu ích trong việc hiểu tài tiệu cho kỳ thi. Chỉ cần nhớ rằng bạn thật sự đang học chứ không phải tán gẫu.[14]
    • Học theo nhóm với bạn bè hoặc bạn cùng lớp có thể là phương pháp học tập rất có ích. Mỗi người đều có thế mạnh học tập riêng và có thể họ sẽ hiểu tài liệu mà bạn không hiểu.[14]
    • Giáo viên và giáo sư đôi lúc sẽ đưa ra những buổi ôn tập cho cả lớp. Buổi ôn tập là cơ hội tốt để hiểu tài liệu cho bài thi cũng như để hỏi một số câu hỏi mà bạn thấy khó hiểu.
  8. Đổi chỗ học tập. Nghiên cứu chỉ ra rằng thay đổi môi trường học tập sau khi dành một thời gian dài học tập ở một nơi có thể giúp cải thiện trí nhớ.[15] Có một vài nơi học tập khác nhau – phòng học, một quán cà phê yên tĩnh, thư viện – có thể giúp cải thiện khả năng tư duy.[16]
  9. Làm bài thi thử. Bài thi thử là một các tuyệt vời và hiệu quả cao để ôn tập cho kỳ thi. Chúng sẽ giúp bạn thực hành thoải mái và chỉ ra điểm yếu mà bạn có thể phạm phải trong ngày thi cuối kỳ. Thực sự, một số nghiên cứu chỉ ra rằng làm bài thi thử là cách học hiệu quả hơn cách học đánh dấu, đọc lại, hoặc tóm tắt tài liệu.[17]
    • Bạn có thể viết bài luận hoặc giải quyết các câu hỏi, và sử dụng chúng như bài thi mẫu.[7]
    • Đảm bảo rằng bạn làm bài thi mẫu trong thời gian cho phép như đang thi thật.[7]
    • Nếu làm bài thi mẫu hai lần như thế, bạn sẽ nhớ 75-80% tài liệu cho hai tuần sau đó. Nếu không có bài thi thực hành nào, bạn chỉ nhớ 20%.[18]
  10. Ngừng học. Vào thời điểm nào đó, bạn có thể bị căng thẳng và rối loạn kiến thức nếu học thêm nữa. Trong một ngày trước kỳ thi, hãy để tài liệu qua một bên và tự tin rằng bạn đã học rất tốt.[10]
    • Bạn không nên học quá nhiều kiến thức mới trong vòng 24 giờ trước ngày thi.[10]

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần[sửa]

  1. Nghỉ ngơi đầy đủ. Có vẻ như thức đêm để ôn thi là ý tưởng hay, nhưng không ngủ sẽ làm não bộ hoạt động không tốt. Hầu hết tất cả sinh viên đều kéo dài thời than học đêm vào thời điểm này, nhưng có thể gây ảnh hưởng xấu đến não bộ lên đến “bốn ngày”.[19]
    • Tuân theo chu kỳ nghỉ ngơi đều đặn nhất có thể. Làm rối lịch trình ngủ bằng cách thức quá khuya hoặc thức dậy trước khi cơ thể lấy lại năng lượng bằng một giấc ngủ sâu (giấc ngủ REM hay rapid-eye movement là khi đồng tử di chuyển dưới mí mắt và ta chìm vào giấc ngủ) sẽ làm bạn cảm thấy chậm chạm và làm trí nhớ giảm sút.[20]
    • Dành riêng một khoảng thời gian nhất định để học bài và sử dụng thời gian này một cách sáng suốt. Vậy nên hãy ngủ đủ giấc![10]
    • Dành ít nhất một ngày một tuần để cơ thể và đầu óc nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng sau học tập.
  2. Ăn uống lành mạnh. Nếu không ăn uống phù hợp, bộ não sẽ không thể hoạt động tốt nhất. Nạp đủ chất sẽ giúp cơ thể và não bộ hoạt động tốt nhất cho ngày thi và trong suốt quá trình ôn thi. Đảm bảo bạn ăn uống điều độ và không ăn thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe.[21]
    • Thử bắt đầu một ngày với Carbohydrate phức hợp, như bột yến mạch và ngũ cốc. Carbohydrate phức hợp sẽ giúp cơ thể tạo ra năng lượng cần thiết cho não bộ.[22] Bởi vì chúng được tiêu hóa chậm trong khoảng thời gian dài hơn, nên bạn ít có nguy cơ bị rơi vào tình trạng đường huyết xấu.
    • Bạn cũng có thể thêm một ít trứng vào bữa ăn. Trứng chứa colin, chất này tốt cho trí nhớ và khả năng nhận thức.[23]
    • Dầu cá chứa axit béo omega-3, như cá hồi giúp kích hoạt chức năng não bộ. Mỡ cá hồi sẽ không giúp bạn thi thành công, nhưng protein và dưỡng chất chắc chắn sẽ thúc đẩy khả năng tư duy.[23]
    • Tránh nạp carbohydrate đơn và đường đã được xử lý. Những thứ này có thể tạo cho bạn năng lượng nhất thời, nhưng chúng gây hại và sau đó làm bạn mệt mỏi. Nếu bạn thèm đường, hãy ăn trái cây – đặc biệt những loại chứa vitamin, giúp thúc đẩy chức năng tâm lý.[23] Người thích đồ ăn nhanh nhiều muối có thể ăn hạt bí ngô hoặc hạt chứa vitamin E và kẽm.
  3. Bổ sung nước cho cơ thể. Bạn có thể đang uống nước ngọt chứa caffein khi ôn thi, nhưng cẩn thận. Caffein là thuốc lợi tiểu, nghĩa là chất này sẽ loại nước khỏi cơ thể bạn. Nó cũng có thể dẫn đến trường hợp xấu như bồn chồn do caffein. Thiếu nước gây mệt mỏi, vì thế hãy uống nhiều nước lọc.[21]
    • Người vị thành niên (dưới 18 tuổi) nên hạn chế lượng caffein đến khoảng 100mg mỗi ngày.[24] Tùy thuộc vào sự khác nhau, chỉ nên uống một tách cà phê, hoặc hai lon cola 380ml mỗi ngày.[25] Người lớn nên uống khoảng 200-400mg lượng caffein mỗi ngày.[24]
    • Trung bình đàn ông cần 13 cốc (3 lít) nước mỗi ngày. Phụ nữ cần 9 cốc (2,2 lít) nước mỗi ngày.[26]
    • Uống một chai nước đầy. Bạn có thể uống nước từ chai thay vì cốc thủy tinh, đặc biệt nếu bạn thường uống nước ngọt đóng chai.
    • Tránh uống rượu, đặc biệt vào buổi tối trước ngày thi. Nói thêm về tác hại và tác động xấu khác của rượu, thì rượu sẽ hút nước, có thể làm bạn mệt mỏi trong ngày thi.
  4. Dùng phương pháp tưởng tượng. Có vài cách mà sự tưởng tượng có thể giúp bạn cảm thấy chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi cuối kỳ. Bạn có thể áp dụng “sự hình dung về tiến trình và kết quả” để tưởng tượng viễn cảnh bạn đạt được mục tiêu, và phương pháp tưởng tưởng thư giãn giúp bạn giảm căng thẳng.[27]
    • Sử dụng sự tưởng tượng tiến trình và kết quả để nghĩ đến cảnh bản thân giành được mục tiêu. Tưởng tượng sẽ như thế nào khi bạn vượt qua kỳ thi cuối kỳ. Tưởng tượng sự thành công này một cách chi tiết nhất có thể. Sau đó, nghĩ đến từng bước bạn cần làm để giành được mục tiêu. Trong trường hợp này, những điều như “ghi chú”, “tham dự buổi học”, “ôn bài” là bước hiển nhiên bạn có thể hình dung ra.[28]
    • Sử dụng “phương pháp dùng tay che mắt” để hình dung sẽ giúp bạn thư giãn. Nhắm mắt và đặt bàn tay lên mắt. Đừng chạm vào nhãn cầu mắt. Hình dung một khung cảnh làm bạn thoải mái, như một ngày tại bờ biển hoặc nằm trên giường với một cuốn sách hay. Vẽ ra càng nhiều chi tiết càng tốt để sự hình dung càng thực tế hơn, dành 1-2 phút tận hưởng khung cảnh thoải mái đó. Mở mắt và chờ 1-2 phút, sau đó lặp lại khung cảnh hình dung này. Tiến trình này sẽ mang đến cho bạn một “nơi an toàn” để cảm thấy bình tĩnh và thoải mái trước khi ngồi vào phòng thi.
  5. Giảm lo lắng. Điều sau đây có vẻ nghe khác thường: có phải bạn sẽ không căng thẳng nếu bạn không lo lắng gì về việc thi đậu? Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng sự lo lắng đang ngăn cản khả năng tập trung, điều này có thể thực sự làm bạn chán nản trong việc học và làm bài thi.[27] Hãy thử một số kỹ thuật thư giãn khi bạn bị căng thẳng.
    • Một vài phút hít thở sâu sẽ đẩy ôxy lên não và giúp bạn cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho bài thi. Hít sâu qua mũi một lần 4 tiếng đếm. Giữ hơi thở 1-2 giây, sau đó thở chậm ra qua miệng cũng một lần 4 tiếng đếm. Lặp lại 6-8 lần mỗi phú, trong 5 phút hoặc lâu hơn.[29]
    • Thử tập yoga. Việc hít thở sâu và thiền trong yoga được khoa học chứng minh là làm giảm căng thẳng thi cử.[30]
    • Thử “phương pháp thay đổi qua lại sự căng thẳng và thư giãn”. Phương pháp này liên quan đến việc căng và giãn cơ bắp cùng một lúc. Đặt lòng bàn chân lên nền nhà trong khi ngồi trên ghế. Bám lấy chỗ ngồi. Đẩy cơ thể bằng chân, và kéo đi trên ghế trong 5 giây. Thư giãn trong 5 giây, và lặp lại 2-3 lần.
  6. Tập thể dục. Bài tập thể chất đã được chứng minh là giảm căng thẳng. Chúng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn, cải thiện sự tập trung và tỉnh táo, thậm chí có thể tăng cường chức năng não bộ.[31] Bài tập thể dục aerobic thậm chí có thể tăng cường trí nhớ và khả năng học tập![32]
    • Dành ít nhất 2,5 giờ cho hoạt động mạnh vừa phải, như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh cho mỗi tuần.[33]
    • Thử bộ môn làm tăng nhịp tim, như bơi lội, chạy bộ, võ thuật, hoặc thậm chí nhảy múa.
    • Thà tập một ít còn hơn là không tập. Thậm chí 20 phút mỗi ngày cho việc tập bộ môn tăng nhịp tim có thể giúp tăng cường trí nhớ.[16]
  7. Nghỉ ngơi đều đặn. Nghỉ ngơi trong quá trình học tập là rất quan trọng vì một vài lý do. Não bộ có giới hạn nào đó để xử lý bất cứ quy trình ôn bài. Cố gắng đẩy nhanh việc học mà không để cơ thể có thời gian lấy lại năng lượng sẽ chỉ làm bạn mệt mỏi.
    • Não bộ tiêu thụ glu-cô-za khi bạn học bài. Vì thế hãy cho bản thân thời gian ngắn nghỉ ngơi (khoảng 5 phút hoặc lâu hơn) trong mỗi giờ. Thả lỏng người, đi bộ loanh quanh, ăn đồ ăn nhẹ như trái cây hoặc hạt hạnh nhân, để thúc đẩy hoạt động não bộ. Điều này giúp cơ thể có thời gian bổ sung nguồn glu-cô-za.[16]

Hoạt động trong ngày Thi[sửa]

  1. Luyện thi. Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị trước cho kỳ thi, bạn có thể cần phải luyện cấp tốc, hoặc học nhiều nhất có thể trong khoảng thời gian ngắn cho kỳ thi. Đây không phải là cách hiệu quả, nhưng nhồi nhét kiến thức vẫn hơn là không chuẩn bị gì cả.
    • Đọc qua tất cả ghi chú vào buổi sáng trước giờ thi. Nghĩ xem có bất cứ chủ đề nào giáo sư nhấn mạnh trong bài giảng hay không, và hãy tập trung ôn phần đó.
    • Nếu bạn chưa đọc tài liệu, hãy đọc phần giới thiệu và kết luận của mỗi bài viết hoặc quyển sách. Điều này sẽ giúp bạn nghĩ đến các lý luận và phần quan trọng nhất của môn học.
    • Tham gia ôn tập theo nhóm với bạn bè vào buổi tối trước ngày thi nếu có thể. Hãy nói đến những phần mà bạn không hiểu.
    • Xem lại phần khó nhất trước khi đi ngủ vào buổi tối trước ngày thi. Điều này có thể giúp bạn nhớ chúng dễ dàng hơn trong suốt thời gian làm bài thi.[16]
  2. Bình tĩnh. Bạn có thể căng thẳng vào ngày thi, và giữ bình tĩnh để làm bài thi hiệu quả là điều rất quan trọng. Có vài cách để giúp bạn bình tĩnh, gồm ăn sáng đầy đủ và đi dạo.[10]
    • Một bữa ăn đầy đủ sẽ giúp cơ thể và não bộ có năng lượng để làm bài thi tốt nhất.
  3. Ăn uống để giữ tỉnh táo. Bạn chắc chắn muốn cơ thể và đầu óc minh mẫn nhất có thể trước khi và suốt kỳ thi. Ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bạn sáng suốt mà còn tập trung vào bài thi.
    • Đừng ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu trước kỳ thi, chúng sẽ làm máu từ não dồn hết cho việc tiêu hóa. Canh hoặc rau trộn với một ít protein là chọn lựa tốt mang đến cho bạn năng lượng mà khiến bạn không cảm thấy nặng nề.
    • Đảm bảo bạn uống đủ nước trước ngày thi. Một trong những triệu chứng của thiếu nước là mệt mỏi, vì thế bạn nên mang theo một chai nước.
    • Bạn có thể uống một cốc cà phê hoặc trà nếu thích. Một hoặc hai cốc có thể tạm thời giúp bạn cảm thấy tỉnh táo.[34] Hiệu quả sẽ biến mất nhanh chóng, tuy nhiên hơn hai cốc có thể gây ra mệt mỏi, vì thế nên sử dụng điều độ.[35]
    • Nhai kẹo cao su cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo. Nghiên cứu chỉ ra rằng kẹo cao su làm tăng thời gian tỉnh táo và tăng quá trình xử lý thông tin.[36]
    • Đừng nạp quá nhiều đường trước giờ thi. Nếu bạn thèm ngọt, hãy ăn trái cây thẫm màu(như mận, quả việt quất, v.v.) hoặc miếng sô-cô-la nhỏ.[37]
  4. Tự tin. Nếu bạn đã tham dự đầy đủ các buổi học trong lớp, ghi chú, làm bài tập, và ôn bài, thì bạn có thể tự tin làm bài thi. Có sự tự tin và hình dung bản thân vượt qua kỳ thi sẽ giúp bạn thành công.
    • Nếu đã tham dự buổi học đầy đủ, làm bài tập, và ôn bài, bạn có thể tự tin là mình sẽ thi đậu.
    • Nếu đã dành thời gian cho buổi ôn tập hoặc thảo luận về bài thi và trò chuyện với giáo sư về thứ hạng của bạn trong lớp, thì bạn có thể đã tự tin với khả năng là mình sẽ vượt qua môn học.
    • Việc biết rằng mình đã thiết lập kế hoạch để hoàn tất các phần trong đề thi cũng sẽ giúp bạn thêm tự tin.
  5. Đến trước giờ thi. Để giúp bản thân bình tĩnh, đảm bảo đến phòng thi trước khi giờ thi bắt đầu. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn thoải mái mà còn đảm bảo rằng bạn vào chỗ ổn định để bắt đầu làm bài.
    • Chắc chắn tìm ra vị trí phòng thi trước thời gian thi, và ghi lại nơi cụ thể để sau đó bạn có thể tìm dễ dàng.
    • Hẹn giờ để đến đúng giờ. Cài đặt đồng hồ hẹn trước một giờ thật sự sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  6. Tăng tốc. Bạn chỉ có một khoảng thời gian nhất định để hoàn tất bài thi, vì thế hãy tăng tốc khi làm bài. Điều này sẽ đảm bảo bạn có thể hoàn thành tất cả các phần của bài thi.[7]
    • Trước khi bắt đầu, hãy đọc toàn bộ bài thi và xác định phần dễ nhất, phần khó nhất, và phần tốn thời gian nhất trong đề thi.[8]
    • Chia nhỏ thời gian làm bài cho mỗi phần. Ví dụ, bạn có hai giờ để hoàn thành hai bài luận, thì bạn sẽ có một giờ để viết xong một bài. Hoặc nếu có một bài luận dài và tám bài luận ngắn, bài nhận dạng, bạn có thể chia nhỏ đề theo thời gian cũng như điểm mạnh và điểm yếu của bạn.[7]
    • Quyết định chiến lược tốt nhất cho bạn. Sau khi đã đọc đề thi, hãy nghĩ đến chiến lược tốt nhất để hoàn thành bài thi dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.[8]
  7. Làm bài thi theo chiến lược. Sau khi được phát đề thi, hãy làm bài theo chiến lược. Điều này sẽ giúp bạn tối đa hóa kiến thức và tránh “mắc kẹt” vào câu hỏi mà bạn không biết.[38]
    • Trả lời câu hỏi dễ trước. Điều này không chỉ giúp mở đường giải quyết đề thi, mà còn giúp thúc đẩy sự tự tin cho câu hỏi khó hơn.
    • Loại bỏ tất cả câu trả lời hiển nhiên là sai. Nếu có thể, bạn hãy bỏ qua mọi câu trả lời hiển nhiên là sai. Thậm chí nếu bạn không biết câu trả lời đúng, thì bạn có thể tăng cơ hội đoán chính xác.
    • Với đề viết bài luận, hãy viết dàn ý trước khi viết bài luận. Viết ra “lý luận” hoặc luận điểm chính của bạn cùng với ý trọng tâm mà bạn muốn đề cập. Điều này sẽ giúp bạn bám sát đề thi trong khi viết bài luận.
    • Xem lại câu trả lời trước khi nộp bài. Kiểm tra câu trả lời chưa hoàn chỉnh, sai, lỗi, v.v.[39]
  8. Đừng gian lận. Bạn có thể làm bất cứ điều gì để vượt qua kỳ thi, nhưng đừng bao giờ gian lận. Nhìn vào bản ghi chú, viết kiến thức lên bàn tay, và nhìn bài của người khác là tất cả những dạng gian lận trong thi cử.
    • Gian lận chắc chắn sẽ khiến bạn thi trượt, nhưng cũng có thể có hệ quả nghiêm trọng hơn như bị đuổi học.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.kevinboone.net/exams.html
  2. http://www.psychologicalscience.org/index.php/publications/observer/2011/april-11/how-should-students-study-tips-advice-and-pitfalls.html
  3. 3,0 3,1 http://jerz.setonhill.edu/writing/academic1/taking-notes-5-college-success-tips/
  4. http://www.dartmouth.edu/~acskills/success/notes.html
  5. http://www.scientificamerican.com/article/a-learning-secret-don-t-take-notes-with-a-laptop/
  6. http://sas.calpoly.edu/asc/ssl/notetakingsystems.html
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 https://wisdomfrombooks.wordpress.com/how-to-pass-exams-7-useful-tips/
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 http://www.kevinboone.net/exams.html
  9. https://wisdomfrombooks.wordpress.com/how-to-pass-exams-7-useful-tips/
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 10,4 10,5 http://www.teenvogue.com/advice/school-advice/2012-05/final-exams-study-tips
  11. http://www.unco.edu/aac/academic_tip_pdfs/Understanding_Anxiety.pdf
  12. http://www.forbes.com/sites/nickmorrison/2014/11/26/the-myth-of-multitasking-and-what-it-means-for-learning/
  13. http://www.npr.org/2013/05/10/182861382/the-myth-of-multitasking
  14. 14,0 14,1 14,2 http://www.businessinsider.com/study-hacks-for-final-exams-2013-12?IR=T
  15. http://www.nytimes.com/2010/09/07/health/views/07mind.html?pagewanted=all&_r=0
  16. 16,0 16,1 16,2 16,3 http://blog.suny.edu/2013/12/scientifically-the-best-ways-to-prepare-for-final-exams/
  17. http://www.psychologicalscience.org/index.php/publications/journals/pspi/learning-techniques.html
  18. http://www.k-state.edu/counseling/topics/stress/strestst.html
  19. http://www.sciencedaily.com/releases/2007/11/071130162518.htm
  20. http://digital.library.unt.edu/ark:/67531/metadc96839/m2/1/high_res_d/taylor_daniel_090108-final-pdf.pdf
  21. 21,0 21,1 http://www.health.msstate.edu/health/resources/healthy_eating_during_exams.pdf
  22. http://learn.fi.edu/learn/brain/carbs.html
  23. 23,0 23,1 23,2 http://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/eating-exams
  24. 24,0 24,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20045678
  25. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20049372
  26. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
  27. 27,0 27,1 http://www.adaa.org/living-with-anxiety/children/test-anxiety
  28. http://www.ijiet.org/papers/389-N10002.pdf
  29. http://www.anxietybc.com/sites/default/files/CalmBreathing.pdf
  30. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3573544/
  31. http://www.adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/other-related-conditions/stress/physical-activity-reduces-st
  32. http://www.health.harvard.edu/blog/regular-exercise-changes-brain-improve-memory-thinking-skills-201404097110
  33. http://www.adaa.org/living-with-anxiety/managing-anxiety/exercise-stress-and-anxiety
  34. http://www.webmd.com/food-recipes/healthy-foods-eat-brain-power
  35. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23108937
  36. https://www.psychologytoday.com/blog/your-brain-food/201208/gum-chewing-is-good-the-brain
  37. http://www.webmd.com/food-recipes/healthy-foods-eat-brain-power?page=2
  38. http://www.studygs.net/tsttak1.htm
  39. http://www.d.umn.edu/kmc/student/loon/acad/strat/test_take.html