Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/120

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

MẤT CUNG

Vua Cung Vương nước Sở đi săn, giữa đường đánh rơi mất cái cung. Các quan theo hầu cô' xin tìm cho được. Vua Cung Vương nói:

"Thôi tìm làm gi nữa! Người nước Sở đánh mát cung, lại người nước Sở bắt được cưng, đi đâu mà thiệt".

Đức Khổng Tử nghe thấy chuyên bảo:

"Đáng tiếc cho cái chí vua nước Sở không làm to hơn được nữa! Hả tất phải nói "Người nước Sử'? Giá nói: "Người đánh mất cung, ỉại người bắt được cung, thì chẳng hơn ư?"

THUYẾT UYỂN

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Sở: (xem bài số 9).

- Thiệt phạm đến cái lợi của mình.

NHỜI BÀN[sửa]

Vua đánh mất cung, không nghe nhời các quan, bắt tìm cung, thế là đã có lòng thương dân, không muốn phiền nhiễu đến dân. - Vua lại nói mật người nước sở mẩt cung chịu thiệt, thì một người nước sở được cung có lợi, thế là đả có lòng muốn lợi cho dân cả một nước. Tuy vậy, đức Khổng Tử chê là hẹp, là vì vua sở chỉ biết có người nước sở, lấy bờ cõi nước sở mà làm giới hạn cho cái lòng nhân ái của mình. Cứ như câu ngài nói, mới thực rõ cái nghĩa bác ái, tức là cái lỏng rộng yêu hểt cả nhân loại, không phân dị chủng hay ngoại quốc gi nữa. Củng một ý với câu thầy Tử Hạ nhắc nhời ngài mà đáp Tư Mã Ngưu lo không có anh em rằng: "Người trong bốn bể đều là anh em cả".

Liên kết đến đây