Cứu một chiếc điện thoại bị ướt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn đã bao giờ vô tình làm rơi điện thoại vào chậu nước, hoặc tệ hơn là vào bồn cầu? Có bao giờ bạn để điện thoại trong túi và cho vào trong máy giặt hoặc đúng lúc một người bạn nào đó xô bạn xuống bể bơi cho vui? Bạn đã bao giờ bị mưa ướt sũng người hay bạn đi bơi mà quên mất rằng điện thoại của mình vẫn ở trong túi? Hoặc có thể nó rơi khỏi túi bạn vào khay nước uống của vật nuôi? Điện thoại bị ướt thường đồng nghĩa với việc bạn phải thay cái mới, nhưng đôi khi, nếu bạn đủ nhanh, bạn sẽ có thể cứu được điện thoại của mình! Làm theo những bước được đưa ra trong bài viết này để thử cứu lấy chiếc điện thoại bị ướt của mình.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

  1. Lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh nhất có thể. Cổng kết nối cho bộ thoại rảnh tay, lỗ micrô nhỏ, lỗ sạc, cổng kết nối USB và nắp nhựa của điện thoại dù gắn chặt cũng vẫn có thể bị nước dễ dàng ngấm vào trong điện thoại dù chỉ cần vài giây. Nhấc điện thoại ra khỏi nước thật nhanh, và tắt nguồn ngay lập tức bởi nếu không có thể gây đoản mạch. Vì vậy, nếu điện thoại đã bị rơi vào nước, hãy cứ coi như nó đã bị ngấm nước dù vẫn có thể hoạt động bình thường.
  2. Điện thoại của bạn có thể không bị hư hại nhiều nếu như bạn lấy nó ra khỏi nước ngay lập tức. Nếu ngâm trong một quãng thời gian dài, ví dụ như để quay trong lồng máy giặt, thì sẽ khó cứu hơn. Dù vậy cũng vẫn đáng thử những bước sau để cố gắng cứu điện thoại, trước khi vứt nó đi.
    • Nếu điện thoại đang được sạc và bị rơi vào nước, đừng cố nhặt chúng ra khỏi nước, hãy nhanh chóng tìm một người có hiểu biết về điện để hỏi những bước thích hợp để lấy chúng lên một cách an toàn (ví dụ ngắt cầu dao tổng). Nước dẫn điện vì thế nếu bạn chạm vào thì có khả năng bạn sẽ bị điện giật. Tuy nhiên, nếu điện thoại KHÔNG cắm sạc mà rơi vào nước thì hãy lấy nó ra khỏi nước nhanh nhất có thể, và tiến hành một số bước tiếp theo.
    • Hành động kịp thời có thể tạo ra sự khác biệt trong việc cứu điện thoại của bạn khỏi bị nước làm hỏng, tuy nhiên đừng hoảng sợ. Duy trì sự nhanh nhậy là chìa khóa để làm việc hiệu quả hơn dưới áp lực lớn.
  3. Sau khi lấy điện thoại ra khỏi nước, nhanh chóng đặt điện thoại lên vài tờ khăn giấy hay vải mềm để tháo nắp pin và pin. Đây là bước quan trọng nhất để cứu lấy điện thoại. Hầu hết các mạch điện trong điện thoại sẽ không bị hỏng khi rơi vào nước với điều kiện chúng không được nối vào nguồn điện (pin) khi bị ướt. [1]
    • Để biết điện thoại đã thực sự bị nước làm hỏng hay chưa, kiểm tra góc ở gần chỗ lắp pin – "thường" sẽ có một vòng tròn hoặc một hình vuông màu trắng, bên trong có thể có hoặc không có đường màu đỏ. Nếu như có màu hồng hoặc đỏ thì điện thoại của bạn đã bị nước làm hỏng.
    • Đọc nhanh hướng dẫn sử dụng của điện thoại nếu như bạn không biết cách tháo pin ra.
  4. Tháo SIM ra khỏi điện thoại. Một số thông tin quan trọng như danh bạ hoặc tin nhắn có thể được lưu trên sim. Đối với nhiều người thì những thông tin này còn có giá trị hơn và đáng giữ lại hơn cả chiếc điện thoại.
    • Thẻ SIM khó có thể bị hỏng do nước, nhưng nếu tháo nó ra ngay lập tức thì sẽ tốt hơn. Vẩy cho khô và để bên ngoài cho ráo nước cho tới khi bạn lắp lại vào điện thoại. (Nếu điện thoại của bạn không có thẻ SIM thì hãy bỏ qua bước này).
  5. Tháo tất cả những thiết bị ngoại vi như tai nghe, thẻ nhớ, cũng như vỏ điện thoại hoặc ốp lưng bảo vệ. Tháo tất cả các nút che lỗ, khe cắm và khe hở trong điện thoại để chúng được tiếp xúc với không khí làm khô.
  6. Lau khô điện thoại bằng một giẻ mềm hoặc khăn. Ngay cả khi chỉ còn “một” giọt nước đọng lại trong điện thoại, nó cũng có thể phá hủy điện thoại của bạn bằng cách làm rỉ linh kiện điện thoại và làm các mạch điện bị rỉ hoặc chập mạch. Rõ ràng là bạn cần phải lau khô hết nước và cần làm càng nhanh càng tốt, để ngăn nước thấm vào điện thoại:
    • Nhẹ nhàng vẩy điện thoại để nước văng ra ngoài mà không làm rơi điện thoại. Tránh lắc hoặc vẩy điện thoại quá mạnh, để tránh làm nước thấm sâu thêm vào trong điện thoại.
    • Lau khô điện thoại bằng khăn vải hoặc khăn giấy, cố gắng không làm mắc giấy trong các khe hoặc rãnh của điện thoại. Lau đi lau lại nhiều lần để loại bỏ được nhiều nước nhất có thể.
    • Nếu bạn tháo pin ra kịp thời, hãy lau phần bên trong điện thoại bằng cồn, cồn sẽ bốc hơi mang theo nước và có thể khắc phục được vấn đề.
  7. Dùng máy hút bụi. Nếu bạn muốn hút chất lỏng ra khỏi những linh kiện bên trong điện thoại bằng cách dùng máy hút bụi (nếu có). Loại bỏ hơi ẩm còn sót lại bằng cách bật máy hút bụi và giữ vòi hút ở gần những chỗ bị ẩm trong khoảng 20 phút.
    • Đây là cách nhanh nhất, có thể làm khô hoàn toàn điện thoại của bạn và giúp nó hoạt động lại sau khoảng 30 phút. Tuy nhiên, trừ khi thời gian tiếp xúc với nước là rất ngắn, thì không nên cố mở nguồn điện thoại của bạn quá sớm như vậy.
    • Hãy cẩn thận đừng để vòi hút quá gần với điện thoại, bởi dòng khí có thể tạo ra tĩnh điện, gây hại cho điện thoại hơn cả việc bị ngấm nước.
  8. Không dùng máy sấy tóc để sấy khô điện thoại. Trái với những lời khuyên thông thường, việc dùng máy sấy tóc để làm khô điện thoại (ngay cả khi ở chế độ quạt gió “lạnh”) là không được khuyến khích. Dùng máy sấy tóc có thể thổi nước vào sâu thêm các khe, chạm tới các linh kiện điện tử ở sâu trong điện thoại. Và nếu gió từ máy sấy tóc quá nóng, nó có thể làm tan chảy các mối hàn, làm cong vênh và phá hỏng các linh kiện.
    • Nếu nước ngấm sâu vào bên trong, sự rỉ sét và ô xi hóa có thể xảy ra khi những khoáng chất có trong nước đọng lại trên mạch điện, thậm chí có thể dẫn đến hỏng các linh kiện bên trong điện thoại theo thời gian.
    • Thay vì thổi khí thẳng vào điện thoại, hãy dùng máy sưởi, quạt hoặc thiết bị thổi khí khác để thổi khí qua TOÀN BỘ điện thoại đã mở nắp sẽ giúp làm khô nó. Theo Định luật Béc-nu-li, dòng khí ấm và khô khi thổi qua phía trên điện thoại sẽ làm giảm áp suất không khí ở xung quanh do đó sẽ nhẹ nhàng hút và mang theo hơi ẩm ra khỏi điện thoại. Phần tuyệt nhất của cách này là bạn có thể để điện thoại ở trước luồng khí ấm hàng giờ liền mà không phải tốn chút công sức nào cả.
  9. Dùng chất có khả năng hút ẩm tốt. Một lựa chọn rẻ tiền là đặt điện thoại trong một chiếc tô hoặc một túi gạo qua đêm. Hoặc đơn giản là gói điện thoại trong một cái khăn giấy. Gạo có thể hút được phần hơi ẩm còn lại.[2]
    • Nếu có thể, dùng hạt hút ẩm sẽ tốt hơn. Hạt hút ẩm có thể hút hơi ẩm tốt hơn gạo.[2] Bạn cũng có thể thử bỏ điện thoại vào một túi nhựa có thể đóng kín hoặc một hộp nhựa (kín). Cho thêm vài túi hạt hút ẩm vào cùng với điện thoại, ví dụ như túi hạt silica – thường được tìm thấy trong các hộp giày, ví túi, hoặc thực phẩm khô v.v. Nhược điểm của phương pháp này là thường thì các gói hạt khi được đóng gói cùng các sản phẩm kia thì đã đạt đến hết khả năng hấp thụ của nó. Có thể dùng chất hút ẩm cho việc làm hoa khô, có bán ở hầu hết các cửa hàng đồ thủ công. Giữ điện thoại của bạn và chất hút ẩm ở gần nhau càng lâu càng tốt (ít nhất là qua đêm) để hút được nhiều hơi ẩm.
    • Xoay điện thoại theo nhiều vị trí khác nhau mỗi tiếng một lần cho tới khi bạn đi ngủ. Việc này sẽ giúp nước còn lại ở bên trong chảy xuống và tìm được đường thoát ra.
  10. Đặt điện thoại vào một nơi có nắng để điện thoại có thể ráo nước ở những nơi rất nhỏ.
  11. Đặt điện thoại lên khăn thấm nước, khăn giấy ăn hoặc loại giấy nào khác. Sau khi lấy điện thoại ra khỏi gạo hoặc chất hút ẩm (hoặc nếu bạn không thể dùng cả hai phương pháp), hãy đặt điện thoại nằm phẳng trên vật hút nước. Nhớ mục tiêu là để loại bỏ hoàn toàn nước và hơi ẩm khỏi điện thoại.
    • Kiểm tra khăn thấm mỗi giờ trong khoảng 4 tới 6 tiếng. Nếu thấy xuất hiện vết ẩm của nước, lặp lại bước dùng máy hút bụi và để trong chất hút ẩm.
  12. Kiểm tra điện thoại. Sau khi bạn đã chờ ít nhất 24 tiếng, hoặc dài hơn nếu cần, hãy kiểm tra xem tất cả mọi chỗ trên điện thoại đã sạch và khô chưa. Kiểm tra các cổng kết nối, các khoang và giữa các khe hở để xem còn dính ẩm hay bụi không. Lau khô bụi hoặc bẩn khỏi điện thoại và nắp sau đó lắp pin vào điện thoại. Thử mở nguồn điện thoại lên, nghe xem có tiếng động nào lạ không và quan sát xem điện thoại có hoạt động bình thường không.
  13. Cắm điện thoại vào sạc khi không có pin nếu như điện thoại đã hết pin hoàn toàn, nếu không thể bật lên được. Nếu bật lên được, thì bạn có thể sẽ phải thay pin mới.
  14. Mang điện thoại của bạn đến trung tâm bảo hành. Đôi lúc họ có thể sửa được nó. Đừng cố giấu sự thật là nó đã bị ướt – có những dấu hiệu bên trong cho thấy có sự ẩm ướt – và những người sửa điện thoại sẽ có thể giúp bạn nếu như bạn giải thích chính xác những gì đã xảy ra với chiếc điện thoại.
  15. Trừ phi bạn đã được hướng dẫn và có kỹ năng thuần thục để làm việc này, đừng bao giờ tự tháo một chiếc điện thoại ra làm nhiều mảnh. Hãy để đó cho những người chuyên nghiệp, bởi làm vậy có thể khiến bạn bị giật điện hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ linh kiện điện thoại.
    • Nếu bạn bật nguồn điện thoại sau khi đã lau khô mà nó không hoạt động bình thường thì có thể là bạn đã để sót nước trong đó, hoặc là đã có sự ăn mòn linh kiện. Hãy tháo nắp, pin, thẻ nhớ, thẻ sim và các phụ kiện khác lần nữa, rồi nhẹ nhàng cọ lại điện thoại bằng một chổi sơn hoặc bàn chải đánh răng sạch. Tìm trên Youtube những hướng dẫn để biết cách làm đúng quy trình này.
  16. Mua một tấm ốp bảo vệ cho điện thoại của các bạn. Nó sẽ giúp bạn bảo vệ điện thoại khỏi việc bị rơi. Đối với điện thoại cảm ứng thì việc dán tấm bảo vệ màn hình là việc phải làm!

Lời khuyên[sửa]

  • Nhiệt độ cao có thể làm điện thoại của bạn hỏng tệ hơn! Hầu hết điện thoại đều có cảnh báo về việc để điện thoại gần máy sấy trên ô tô hoặc để gần trực tiếp với nguồn nhiệt. Điều quan trọng nhất là phải làm khô điện thoại trước khi bật nguồn. Hãy kiên nhẫn! Dùng một máy hút bụi để nhanh chóng hút tất cả những hơi ẩm còn bên trong ra. Cần mất khoảng 20 phút cẩn thận và kiên nhẫn xoay điện thoại mỗi vài phút để chắc chắn tất cả các lỗ và các chỗ cắm đều được hút nước.
  • Những cửa hàng bán thiết bị trợ thính cũng bán cả chất làm khô có thể giúp hút đi những chỗ ẩm ướt ở sâu bên trong điện thoại. Nó có ưu điểm hơn so với gạo là do nó không tạo ra những bụi cám nhỏ có thể chui vào các khe hở trong điện thoại và mắc trong đó.
  • Khi điện thoại vẫn đang bật bị ướt cùng lúc có thể làm điện thoại bị chập điện. Nếu bạn có thể tắt điện thoại trước khi nó bị chập cháy, bạn có cơ hội lớn hơn để cứu lại được chiếc điện thoại của mình!
  • Dùng máy tạo chân không (có ở các phòng thí nghiệm ở một số trường trung học và đại học). Đặt điện thoại vào khoang và mở máy. Thông thường trường học và một số nhà máy đặc biệt sẽ cho bạn dùng máy này, nếu như bạn nhờ đúng người. Nước “sôi” ở nhiệt độ thường, nếu có đủ thời gian, nghĩa là nước sẽ bốc hơi qua những bong bóng dù nó không được đun nóng. Phương pháp này có thể thành công sau khi máy tạo chân không được bật khoảng 30 phút ở nhiệt độ phòng. Việc này giúp bạn làm khô những linh kiện bạn không thể chạm tới được, bạn có thể dùng máy hút bụi để thay thế, như đã hướng dẫn ở trên, nếu không có sẵn máy tạo chân không.
  • Nếu có thể hãy mua bộ dụng cụ “cấp cứu điện thoại ướt”. Bạn nên mua một bộ để "đề phòng", tránh khi điện thoại bị rơi rồi thì bạn sẽ phải lãng phí thời gian quý báu để đi mua một bộ mới.
  • Nếu điện thoại của bạn bị rơi xuống biển hoặc một dạng nước muối khác, hãy rửa qua bằng nước sạch sau khi tháo pin để tránh việc hình thành tinh thể muối bên trong điện thoại.
  • Nếu điện thoại của bạn đã bị dính những tinh thể muối, hãy nhẹ nhàng đập nhẹ vào bảng mạch và các con chip với một vật bằng nhựa (ví dụ như chuôi của cái tua vít hoặc vật gì đó tương tự). Sự rung của những cú đập sẽ khiến những vật lạ bị bung và rơi ra ngoài. Hãy cẩn thận và đừng đập mạnh vào bảng mạch hay những con chíp. Một cái đập mạnh có thể khiến các con chip bị vỡ. Đập thật nhẹ nhàng nhiều lần ở nhiều vị trí, đặc biệt ở xung quanh con chip, là cách tốt hơn. Và sau đó dùng một chất tẩy rửa thích hợp để lau đi những chỗ bị ô xi hóa còn sót lại.
  • Đừng bao giờ đặt máy hút bụi gần vật bị ướt. Rất nguy hiểm vì bạn có thể bị điện giật.
  • Một cách khác là để điện thoại ở nhiệt độ cơ thể (khoảng 37 độ C) trong vài giờ. Ví dụ như... ở gần da bạn. Dòng khí ấm lưu chuyển quanh điện thoại có thể làm khô nó nếu như nó chưa bị ướt quá nhiều.
  • Dù gì thì bạn cũng đã bị mất bảo hành, nếu bạn có những vấn đề phát sinh với các chức năng điện thoại sau khi thử qua các phương pháp trên để làm khô. Hãy thử mua bộ tua vít Torx chuyên dùng cho điện thoại, bởi vì hầu hết các loại ốc điện thoại đều đã làm theo tiêu chuẩn. (ví dụ, điện thoại RAZR cần vít Torx #4, #5, và #6). Bạn có thể dùng chất xịt rửa (rửa các mối tiếp xúc trong đồ điện) và xịt vào trong. Chất này sẽ bốc hơi rất nhanh. Lau tất cả những vết ôxi hóa bên trong bằng một bàn chải đánh răng mềm. Xịt bằng vòi khí nén hoặc vòi thổi ở máy hút bụi trong vài phút để đẩy ra những hơi ẩm rồi cẩn thận lắp lại điện thoại.
  • Cố gắng chống lại ham muốn mở nguồn điện thoại lên ngay. Hãy chờ vài ngày để cho nước khô hết.
  • Một độc giả đã gợi ý dùng máy vắt quần áo để làm khô điện thoại bằng cách sau: Tháo nắp pin và pin ra. Cho điện thoại vào trong một chiếc tất dày, quấn vải vụn hoặc bọt biển quanh tất rồi cho vào một cái tất khác để tạo ra một lớp bảo vệ. Nếu cần thiết thì dùng thêm 1 chiếc tất nữa. Để vài chiếc khăn khô vào trong máy vắt cùng với bọc điện thoại, và bật chế độ mạnh nhất trong khoảng 30 phút. Chuyển động của máy vắt và lớp khăn quấn sẽ giúp loại bỏ hơi ẩm trong điện thoại. Để điện thoại nguội trong khoảng 1 tiếng, lắp lại pin và mở điện thoại lên. Nếu vẫn còn hơi ẩm bám trên màn hình, hãy cho vào máy quay tiếp trong khoảng 20-30 phút nữa. Người gợi ý phương pháp này đã làm cách này 2 lần với những chiếc điện thoại nắp gập và đều cho kết quả tốt.
  • Nếu bạn đang cần gọi cuộc gọi khẩn cấp mà xung quanh không còn cái nào khác ngoài cái bị ướt thì bạn vẫn có thể gọi bằng nó ngay lập tức, trước khi tắt và làm khô nó. Nếu như điện thoại vẫn hoạt động được vào lúc đó, nó có thể sẽ ngừng hoạt động sau một thời gian nữa (vì sự ăn mòn không xảy ra ngay).
  • Luôn luôn cẩn thận với điện thoại của mình! Đừng bao giờ mang nó theo khi đi vệ sinh hoặc ra bãi biển. Đừng bao giờ để nó quanh bàn ăn hay bất kể nơi nào có khả năng làm nó bị ướt.
  • Cố giữ cho bình khí nén nằm thẳng khi xịt (lộn ngược, nằm ngang hoặc bất cứ góc nào có thể xịt ra hơi lạnh) vào các khe, loa, micro và bàn phím. Tất cả những chỗ nước còn lại trong điện thoại sẽ bị đẩy ra. Nếu bình khí bị lạnh thì bạn nên dừng lại một lúc rồi lại tiếp tục, không khí lạnh có thể làm cho hơi ẩm ngưng tụ và chui vào sâu thêm. Sau quá trình này, bạn nên dùng máy tạo chân không hoặc máy hút bụi để loại bỏ triệt để nước và hơi ẩm còn đọng lại vì điện thoại cần được khô hoàn toàn để đảm bảo không có lỗi gì xảy ra về sau. Thành phần của nhiều loại “bình khí nén" có thể gây độc. Hãy đọc kỹ các khuyến cáo trên bình trước khi dùng.

Cảnh báo[sửa]

  • Cố gắng không làm nóng điện thoại quá mức, như đã nói ở trên. Có thể bạn sẽ làm nóng chảy hay đốt cháy điện thoại của mình.
  • Đừng đặt điện thoại vào lò nướng hay lò vi sóng để sấy khô nó.
  • Cần nhớ rằng các nhà sản xuất của các điện thoại di động hiện nay đều đặt những miếng dán phát hiện ngấm nước, chúng sẽ đổi màu khi có nước ngấm vào điện thoại. Điều này sẽ giúp các kỹ thuật viên biết rằng bạn đã làm rơi điện thoại vào nước, vì hầu hết các chính sách bảo hành điện thoại không chấp nhận bảo hành điện thoại ngấm nước. Có khả năng khi miếng dán ở dưới pin được kích hoạt (chuyển hồng) thì những tem dán bên trong mà bạn không đụng được đến cũng đã bị tác động. Điều này dẫn đến việc bạn không được hưởng chế độ bảo hành về sau này. “Bạn cần chú ý rằng bảo hành không chấp nhận điện thoại hỏng do nước, chỉ có bảo hiểm, và ngay cả như vậy, những nhà bảo hiểm cũng không chào đón những chiếc điện thoại hỏng do nước.” Cũng nên chú ý rằng những miếng dán phát hiện ngấm nước cũng đổi màu trong điều kiện độ ẩm rất cao nữa.
  • Đừng làm nóng pin điện thoại nếu không nó có thể bị rò rỉ hoặc phát nổ. Pin Lithium-ion rất nhạy cảm. Nếu bạn dùng máy sấy tóc, hãy nhớ tháo pin ra trước. Lưu ý rằng làm nóng điện thoại không là cách được khuyên dùng.
  • Nếu bạn dùng cồn thì hãy làm ở ngoài trời, và đừng làm nóng điện thoại bằng bất cứ cách nào, ngay cả nhiệt từ màn hình. Đừng lắp pin vào cho tới khi mùi cồn bay hết.
  • Ngay cả khi bạn đã làm tất cả các bước trên, khoáng chất hòa tan trong nước có thể kết tủa trên mối hàn và phần chân linh kiện, gây ra sự ăn mòn hoặc chập mạch. Trong các điện thoại di động hiện đại, chân các linh kiện được lắp rất gần nhau vậy nên ngay cả một vết cặn nhỏ cũng có thể gây ra chập mạch, khiến điện thoại không hoạt động được.
  • Một biện pháp đòi hỏi một ít khả năng máy móc là: Tháo các con ốc, và nhẹ nhàng mở nắp máy ra để hơi ẩm thoát ra. Điện thoại thường được thiết kế có thể chống thấm nước ít nhiều, để có thể dùng trong các trường hợp mưa nhẹ và trong các môi trường ẩm ướt. Điều này có nghĩa là khi hơi ẩm đã ngấm vào điện thoại thì rất khó để nó thoát ra.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Hạt rải cho mèo vệ sinh.
  • Hạt hút ẩm như gạo, hoặc các gói hút ẩm (có thể tìm thấy trong hộp đựng giày, bánh kẹo, mì gói, ba lô v.v…)
  • Khăn, khăn giấy
  • Máy hút bụi
  • Một cái tô
  • Túi hoặc thùng kín (tùy chọn)
  • Miếng vải bông

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này