Cai rượu bia
Bạn đang đọc bài viết này, có nghĩa là bạn muốn bỏ uống rượu bia. Đó là một tin tốt. Nhưng có một tin không-được-tốt-lắm là bỏ uống rượu bia rất khó. Đó là một sự thật khắc nghiệt, và mọi người không nên dùng những lời đường mật để miêu tả sự thật đó. Tin tuyệt vời cho bạn là công nghệ của nền y tế hiện đại, kết hợp với các phương pháp trợ giúp từ cộng đồng và sự tư vấn của chuyên gia tâm lý sẽ làm cho việc bỏ rượu bia dễ dàng hơn bao giờ hết. Nếu bạn cảm thấy mình đang uống quá nhiều, thì bạn nên biết đến những lợi ích của việc không uống rượu: ngăn ngừa đột qụy, giảm cân, tránh tình trạng say xỉn, và giảm nguy cơ mắc bệnh gan, thêm vào đó là những tác động nhỏ có tính tích cực đến tình trạng sức khỏe chung của bạn. Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình bạn đang gặp phải vấn đề với bia rượu hoặc chất gây nghiện khác và cần người để nói chuyện, hãy xem phần Thông tin Bổ sung ở phần cuối của bài viết này.
Mục lục
Các bước[sửa]
Bắt đầu Cai rượu[sửa]
-
Nói
chuyện
với
bác
sĩ.
Nếu
bạn
chọn
việc
bắt
đầu
phục
hồi
bằng
cách
tự
làm
một
mình
thì
hãy
nhớ
rằng
cai
rượu
đột
ngột
có
thể
nguy
hiểm
đến
tính
mạng.
Nếu
bạn
bắt
đầu
có
những
triệu
chứng
thường
đi
cùng
quá
trình
cai
nghiện
(hoảng
loạn,
lo
lắng,
run
rẩy,
tim
đập
nhanh),
bạn
nên
tìm
kiếm
sự
trợ
giúp
y
tế
ngay
lập
tức.
Tình
trạng
này
có
khả
năng
xấu
đi
và
dẫn
đến
mê
sảng
nặng,
có
thể
gây
tử
vong,
nếu
không
chữa
trị
kịp
thời.
- Đừng nghĩ rằng bạn phải bỏ rượu một mình. Bạn đang mang một gánh nặng trên vai, nhưng rất nhiều người (gồm cả những người có trình độ y tế) muốn chia sẻ với bạn gánh nặng đó. Việc bỏ rượu bia thường dễ hơn bỏ thuốc lá khi có sự giúp đỡ của các can thiệp y tế, hơn là tự làm một cách đột ngột.
- Bác sĩ điều trị cho người cai rượu thường kê các loại thuốc benzodiazepin để giảm các triệu chứng.[1] Benzodiazepines, bao gồm alprazolam (Xanax), clonazepam (Klonopin), diazepam (Valium) và lorazepam (Ativan), được sử dụng như thuốc an thần để giúp người cai nghiện bình tĩnh, hết lo lắng và dịu cơn hoảng sợ.[2] Chúng tương đối an toàn và hiếm khi gây tử vong nếu dùng quá liều.[2]
- Thay đổi thái độ về việc bỏ rượu. Hãy nhớ rằng, việc này không giống như là bạn bị bắt buộc phải từ bỏ một người bạn đối xử tốt với bạn. Thay vào đó, bạn hãy coi như cuối cùng mình đã loại bỏ được một kẻ thù. Thay đổi thái độ của bạn, nhờ đó việc bỏ rượu sẽ dễ dàng hơn. Nửa tốt trong con người bạn muốn bạn từ bỏ; nửa ích kỷ thì lại muốn bạn giữ như cũ.
- Hãy lựa khoảng thời gian hợp lý cho quá trình bỏ rượu. Cần phải quyết tâm, nhưng cũng phải hợp lý nữa. Nếu bạn là một người nghiện nặng thì ban đầu bạn phải bỏ từ từ để tránh những triệu chứng đi kèm trong quá trình cai nghiện (với trường hợp này tốt nhất bạn nên nhờ bác sỹ giúp lên kế hoạch giúp mình).
- Bỏ tất cả các chai, lọ, lon bia v.v… Đừng nên nghĩ rằng mỗi khi bạn có khách thì bạn phải mời họ uống bia, rượu hoặc cốc-tai. Bạn có thể dùng trà, nước chanh hay nước ngọt, hoặc đồ uống gì đó tương tự cũng rất ổn.
- Hãy làm theo cảm xúc. Khóc khi bạn muốn. Cười khi bạn có thể. Ăn khi bạn thấy đói. Nghỉ ngơi khi bạn thấy mệt. Việc này nghe có vẻ hơi lạ khi mới thực hiện, nhưng hãy làm theo nó. Đã lâu bạn chưa làm theo cảm xúc của mình. Bạn sẽ hình thành một thói quen mới giúp quá trình cai rượu trở nên hiệu quả hơn.
-
Đừng
gặp
gỡ
những
người
bạn
hoặc
tham
gia
vào
những
tình
huống
mà
bạn
có
thể
phải
uống
nhiều.
Các
cụ
có
câu
“Gần
mực
thì
đen,
gần
đèn
thì
sáng”
–
hãy
ứng
dụng
vào
tình
huống
của
bạn.
Có
thể
bạn
cần
phải
tách
ra
khỏi
những
người
bạn
hay
uống
rượu
cùng
hoặc
những
nơi
nhậu
nhẹt.
Sẽ
tốt
hơn
nếu
như
bạn
chơi
cùng
những
người
mà
chỉ
thỉnh
thoảng
mới
uống
với
bạn
vài
cốc
bia,
vài
chén
rượu.
- Đừng làm bất cứ việc gì nếu bạn cảm thấy không sẵn sàng. Nếu một cuộc đi chơi ngoài bờ biển hằng năm là một dịp mà bạn uống nhiều thì năm nay đừng đi. Nếu đến ăn tối tại nhà một người bạn nào đó cũng là dịp bạn uống nhiều thì hãy xin hoãn lại. Bảo vệ sự điều độ của bạn là việc quan trọng nhất bạn cần làm lúc này. Hãy tự chăm sóc bản thân, đừng lo lắng nhiều đến suy nghĩ của người khác.
Chiến lược để Giữ Tỉnh táo[sửa]
-
Trong
giai
đoạn
đầu,
giảm
đi
lượng
chất
cồn
bạn
đưa
vào
cơ
thể.
Người
ta
không
thể
xây
một
tòa
thành
trong
một
ngày.
Và
bạn
cũng
không
thể
từ
bỏ
thói
quen
của
mình
ngay
trong
một
tuần
được.
Điều
này
hoàn
toàn
bình
thường.
Nhưng
những
thắng
lợi
nhỏ
sẽ
tạo
ra
thắng
lợi
lớn.
Lúc
mới
bắt
đầu,
chỉ
cần
cố
giảm
lượng
cồn
bạn
hấp
thu
vào
cơ
thể.
Đang
là
một
người
nghiện
nặng
mà
lại
ngừng
uống
rượu
đột
ngột
sẽ
gây
ra
nguy
hiểm
cho
thể
chất
và
tinh
thần.
- Hãy tưởng tượng rằng vì uống rượu quá nhiều, bạn sẽ bị nôn mửa và nhức đầu khủng khiếp. Nếu bạn đã từng bị như vậy trước đây sau khi uống rượu thì hãy cố gắng gợi lại những ký ức đó. Nỗi đau bạn phải chịu rất có ích: nó tạo ra ý chí sẵn sàng để thay đổi thói quen của bạn, và đó chính là bước đầu tiên.
- Ngay cả khi bạn chỉ giảm đi một ly đồ uống có cồn hàng ngày, thì đó cũng là một sự thành công rồi. Không có bước tiến nào là quá nhỏ ở thời điểm này. Chỉ sai lầm nếu như bạn cảm thấy hài lòng với việc giảm đi một ly đó. Hãy tiếp tục trong việc làm giảm lượng cồn bạn đưa vào cơ thể. Mỗi tuần, cố giảm bớt đi một ly trong tổng lượng rượu mà bạn uống. Nếu bạn có quyết tâm, thử giảm một nửa lượng đồ uống có cồn mà bạn uống mỗi tuần.
- Ăn trước khi uống. Ăn trước khi uống sẽ làm giảm hứng thú uống rượu của bạn. Nó cũng giúp bạn khó bị say hơn. Khi bạn làm thế này, đừng tự lừa bản thân để uống say đến mức giống như khi bạn chưa ăn gì — dù rất thông minh nhưng người ta gọi đó là ăn gian đấy!
- Uống thật nhiều nước. Nước sẽ giúp cơ thể bạn luôn đủ nước, làm bạn cảm thấy khỏe hơn, và giúp thanh lọc chất độc ra khỏi cơ thể. Đàn ông nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, phụ nữ thì nên uống khoảng 2 lít .[3]
- Sửa đổi những công thức nấu ăn có thành phần rượu trong thực đơn của bạn. Việc này sẽ khiến bạn khỏi phải biện hộ cho việc có đồ uống có cồn trong nhà mình. Hãy dùng rượu vang sủi bọt không cồn thay thế, hoặc bỏ phần đó ra khỏi công thức nấu ăn.
- Đừng cố giải thích việc bỏ rượu với người khác. Hầu hết mọi người không uống giống như những người nghiện rượu. Họ không giống chúng ta và bởi vậy họ không thể hiểu được sự thật là ta đang có vấn đề với chất cồn. Tất nhiên, cũng có những người gặp vấn đề giống thế. Nếu không, họ sẽ nói “Cậu chẳng có vấn đề gì cả!” Khi bạn đang cai rượu, chỉ cần nói "Cảm ơn, tớ sẽ uống Coca ăn kiêng — tớ đang cố giảm cân". Nếu bạn chơi với bạn của mình đủ lâu họ sẽ hiểu — và họ sẽ nghĩ “Mong là cậu ấy làm được!”
-
Nếu
bạn
là
người
uống
rượu
theo
giờ
giấc,
hãy
thay
đổi
thói
quen.
Nếu
bạn
thường
uống
ngay
sau
giờ
làm
việc
hoặc
khi
bạn
về
nhà,
thay
đổi
thói
quen
để
làm
các
việc
khác.
Thăm
cha
mẹ
hoặc
bạn
bè
chẳng
hạn.
Những
thay
đổi
nhỏ
của
môi
trường
xung
quanh
sẽ
giúp
phá
vỡ
chu
kỳ
của
cơn
nghiện.
- Lập bảng kế hoạch và thay đổi những hoạt động bạn thường làm mỗi khi uống rượu, “Nhàn cư vi bất thiện”, phải không? Nếu bạn tham gia vào những hoạt động có người khác, bạn sẽ khó bị say xỉn hơn. Nếu bạn viết những hoạt động đó ra giấy, khả năng bạn thực hiện chúng sẽ cao hơn.
-
Đừng
từ
bỏ.
Rất
nhiều
người
tìm
ra
những
cái
cớ
như
“Mình
nghiện
lâu
quá
rồi,
chắc
sẽ
chẳng
thay
đổi
được
gì
đâu”,
hoặc
“Mình
đã
cố
rất
nhiều
lần,
nhưng
mình
không
thể
làm
được”.
Một
số
người
sẽ
cảm
thấy
bị
thất
bại
và
vô
vọng
nếu
như
họ
đã
bị
một
bệnh
nào
đó
ví
dụ
như
xơ
gan.
Nhưng
bỏ
rượu
có
thể
giúp
bạn
kéo
dài
sự
sống,
dù
đang
ở
tình
trạng
nào
đi
chăng
nữa.
Kéo
dài
được
thêm
bao
lâu
hoàn
toàn
phụ
thuộc
vào
bạn.
Đừng
biện
minh
cho
việc
không
cố
gắng
bỏ
rượu.
Trước
hết
nên
bỏ
biện
minh!
- Bạn nên tự nhắc bản thân rằng nếu bạn đã sẵn sàng để thử bỏ rượu rất nhiều lần trong quá khứ thì bạn có thể cố thêm lần nữa. Không có độ tuổi giới hạn cũng như thời điểm “quá muộn”. Sau khi bạn bỏ rượu thành công, bạn sẽ nhận ra được lợi ích của nó và mang lại hi vọng cho người khác. Đừng để cảm giác tội lỗi chiếm lấy bạn. Một số người thường có cảm giác về sự ngu xuẩn và tội lỗi rằng không làm việc gì đó sớm hơn. Đừng đổ lỗi qua cho người khác. Rượu chính là kẻ thù. Nó đã thì thầm vào tai bạn và nói với bạn rằng nó là thứ quan trọng hơn bất cứ điều gì khác trong đời, nhưng không có gì quan trọng hơn bản thân bạn. Bạn sẽ là vô dụng với bất kì ai nếu như bạn bị rượu hại chết. Do đó, bạn phải lật đổ sự cai trị của rượu và bắt đầu lại, giống như nhiều quốc gia đang thực hiện một cuộc cách mạng.
- Cảm thấy tội lỗi chỉ là một nửa của phương trình. Nếu bạn thức tỉnh chỉ bởi vì bạn cảm thấy tội lỗi, bạn đã thức tỉnh bởi sai lí do. Bạn cần thức tỉnh bởi bạn quan tâm đến bản thân, quan tâm đến hạnh phúc của gia đình và bạn bè (những người quan tâm sâu sắc đến bạn), và bạn quan tâm tới việc để lại một dấu ấn trên thế giới này. Tội lỗi chỉ là một nửa lí do để bạn bỏ rượu mà thôi.
Kế sách Duy trì sự Tỉnh táo[sửa]
-
Mua
một
chiếc
“ví
tỉnh
táo”.
Mỗi
khi
bạn
nghĩ
tới
việc
mua
một
chai
bia
hoặc
rượu,
hãy
bỏ
số
tiền
đó
vào
trong
chiếc
ví
tỉnh
táo.
Nó
sẽ
thực
sự
làm
bạn
bị
sốc.
Giữ
tỉnh
táo
vốn
là
để
nhận
ra
được
những
lợi
ích
hữu
hình
của
sự
điều
độ,
mà
chúng
ta
thường
không
nhận
ra.
Có
một
chiếc
ví
tỉnh
táo
sẽ
giúp
những
lợi
ích
ấy
dễ
nhận
ra
hơn.
- Dùng số tiền trong ví tỉnh táo đó để làm những việc thư giãn lành mạnh: đi massage, đến các spa, tham gia một lớp học yoga. Nếu bạn không thích những việc đó, có thể dành tiền mua những thứ như hộp đĩa CD, một món đồ nội thất mới hoặc quà tặng cho bạn của mình.
- Mua một món trang sức nhỏ không đắt tiền để nhắc nhở bản thân về sự tỉnh táo của mình. Mua một chiếc nhẫn hoặc vòng đeo tay, hoặc sơn móng tay màu đặc biệt để nhắc nhở bản thân rằng đôi tay bạn sẽ không mua hoặc đụng chạm vào bia rượu nữa.
- Dùng vitamin B trong tuần đầu bỏ uống bia rượu. Chất cồn làm giảm khả năng hấp thụ các chất vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1.[4] Thiếu vitamin B1 sẽ gây ra các chứng bệnh nghiêm trọng như hội chứng loạn tâm thần mất trí nhớ (Wernicke-Korsakoff) và phù não.[5]
- Lập ra những danh sách. Không dùng đến bia rượu, lập một danh sách những cách để "làm" những việc bạn từng làm khi uống say. Một danh sách các cách để tổ chức lễ kỷ niệm. Một danh sách các cách để có một bữa tối lãng mạn. Một danh sách các cách để nghỉ ngơi và thư giãn. Một danh sách các cách để hòa đồng với mọi người. Rất nhiều người có thể sống một cuộc đời trọn vẹn mà không cần đến sự trợ giúp của rượu; hãy nhắc nhở bản thân bản thân mình rằng mình có thể làm những việc đó một cách dễ dàng hơn nhiều.
- Nếu bạn bị cám dỗ, thử hình dung xem bạn sẽ trông như thế nào nếu bạn hoàn toàn mất kiểm soát. Bạn có thực sự muốn trở lại làm con người đó lần nữa không? Đừng vướng vào suy nghĩ rằng bạn sẽ mãi mãi là người đó. Bạn sẽ vẫn là một người uống rượu, nhưng không có nghĩa là bạn không thể trở thành một người uống rượu vui vẻ, tỉnh táo và có chừng mực. Đó chính là mục tiêu của bạn.
- Bạn phải hiểu được các lợi ích tâm lý của việc tỉnh táo. Hiểu được giá trị một giấc ngủ ngon thay vì ngủ như bị hôn mê không biết trời trăng gì, rồi sau đó thức giấc vào lúc 3 giờ sáng với cảm giác khô cháy cổ và đau đầu như búa bổ. Hiểu được sự tốt đẹp của việc bạn nhớ được những người mà bạn gặp đêm hôm trước ở bữa tiệc, và nhớ lại niềm vui của họ khi được gặp bạn. Hiểu được cảm giác hạnh phúc khi cảm thấy yêu bản thân mình thay vì trách móc bản thân vì những việc làm không đúng đắn.
-
Hãy
nhớ
những
lý
do
để
bạn
cai
rượu
lúc
khi
mới
bắt
đầu.
Trân
trọng
những
lý
do
đó.
Không
phải
lúc
nào
ta
cũng
có
lý
do
cho
cách
ta
hành
động
—
có
thể
bạn
không
có
nhiều
lý
do
khi
bạn
đấu
tranh
—
nhưng
khi
bạn
có,
chúng
cho
bạn
nhiều
điều
ý
nghĩa
và
giúp
bạn
làm
theo
nguyên
tắc.
Đó
là
một
điều
tốt.
Vậy
lý
do
để
bạn
sống
tỉnh
táo
là
gì?
- "Mình không muốn phải nghỉ làm bởi những cơn say đáng ghét nữa."
- "Mình không muốn làm con mình xấu hổ trước mặt bạn bè nó nữa."
- "Mình không muốn trông xấu xí trước mặt vợ mình vì lại quá chén nữa."
- "Mình không muốn lái xe trong tình trạng say xỉn thêm lần nào nữa."
- "Mình không muốn say rồi gọi điện cho người thân và bạn bè để nói lảm nhảm như một kẻ ngốc thêm một lần nào nữa."
- "Mình không muốn giấu chai lọ khắp nhà thêm lần nào nữa."
- "Mình không muốn sau này phải giả vờ rằng mình nhớ mọi chuyện diễn ra đêm trước trong khi mình chẳng nhớ gì sau lúc X giờ cả."
- "Mình không muốn mất đi cuộc hôn nhân này giống như cuộc hôn nhân đầu đã bị phá hoại bởi rượu chè."
- Hoặc "Mình tự hỏi sẽ như thế nào nếu được trải qua cảm giác tốt đẹp ấy thêm lần nữa."
- Đừng trốn tránh tất cả những tình huống mà bạn thường uống rượu. Thay vào đó hãy đón nhận chúng bằng một thái độ tốt và nhớ rằng bạn vẫn có thể có thời gian vui vẻ mà không phải uống rượu. Mặt khác, nếu bạn nhận thấy sự cám dỗ quá lớn, đừng tự đưa mình vào những tình huống dễ bị lung lay. Hãy sáng suốt với giới hạn của mình — ai cũng cần như vậy.
-
Ghi
nhớ
những
điều
tạo
động
lực.
Ghi
nhớ
một
lời
cầu
nguyện,
bài
thơ
hoặc
danh
ngôn
nào
đó,
(ví
dụ
câu
nói
của
Hamlet
“Tồn
tại,
hay
không
tồn
tại”)
để
nhắc
đi
nhắc
lại
mỗi
khi
bạn
bị
mất
kiểm
soát;
ghi
nhớ
và
nhắc
lại
nó
đôi
khi
sẽ
giúp
bạn
giữ
được
bản
thân
mình.
-
Sau
đây
là
một
số
câu
trích
dẫn
truyền
động
lực
có
thể
giúp
bạn
bình
tĩnh
lại:
- "Sức khỏe là món quà quý nhất, sự hài lòng là của cải đáng giá nhất, sự trung thành là mối quan hệ tốt đẹp nhất." - Đức Phật
- "Tin là bạn làm được, là bạn đã đi được nửa chặng đường." - Theodore Roosevelt
- "Tôi tin tiếng cười là thứ giúp đốt cháy năng lượng tốt nhất. Tôi tin vào những nụ hôn. Tôi tin vào việc trở nên mạnh mẽ khi mọi thứ dường như không đi đúng hướng. Tôi tin rằng những cô gái hạnh phúc là những cô gái xinh đẹp nhất. Tôi tin rằng ngày mai là một ngày mới và tôi tin vào những điều kỳ diệu." - Audrey Hepburn
-
Sau
đây
là
một
số
câu
trích
dẫn
truyền
động
lực
có
thể
giúp
bạn
bình
tĩnh
lại:
- Thưởng cho bản thân bạn một phần thưởng mỗi ngày hoặc mỗi giờ bạn không uống rượu. Khi mới bắt đầu, việc này sẽ tạo ra một hiệu quả “hơn cả mong đợi”. Hãy gói những phần thưởng lại (hoặc không, cái này tùy bạn!) và nhờ một người bạn hay người thân giữ giúp. Hãy cùng bạn mình kiểm tra xem bạn đã hoàn thành được một giờ, một ngày hoặc một tuần tỉnh táo chưa. Nếu được thì hãy nhận món quà của bạn. Hãy để bạn mình hoặc người thân chia sẻ niềm vui cùng bạn.
-
Học
thiền.
Hãy
thiền
thường
xuyên,
đặc
biệt
là
vào
buổi
sáng.
Sau
mỗi
lần
thiền,
hãy
tự
hứa
là
sẽ
không
uống
rượu
nữa.
Hãy
nhớ
đến
suy
nghĩ
bình
tĩnh
của
bạn
lúc
thiền
mỗi
khi
bạn
muốn
uống.
Nó
sẽ
làm
bạn
phân
tâm
khỏi
cảm
giác
thèm
rượu.
- Tập yoga! Nó sẽ giúp bạn đối phó với căng thẳng và làm bạn tĩnh tâm. Và nhất là, yoga có thể được tập theo nhóm, nơi mà bạn nhận được năng lượng của những người khác. Hãy nắm giữ lấy những năng lượng tích cực đó.
Tìm kiếm sự Hỗ trợ[sửa]
-
Tìm
kiếm
sự
hỗ
trợ.
Có
thể
đây
là
phần
khó
nhất
trên
con
đường
hồi
phục
của
bạn.
Nhưng
nói
với
gia
đình
hoặc
vợ
(chồng)
của
bạn
về
những
gì
bạn
đang
trải
qua
và
những
gì
bạn
đang
cố
gắng
đạt
được
là
một
bước
lớn.
Dù
thích
hay
không,
rất
ít
người
có
thể
cai
rượu
thành
công
mà
chỉ
có
một
mình,
và
những
người
duy
trì
được
còn
ít
hơn.
Đừng
cảm
thấy
khó
khăn
khi
phải
tâm
sự
cùng
bạn
bè
và
người
thân
về
những
điều
bạn
đang
phải
trải
qua.
- Tạo ra hướng dẫn cho những gì bạn muốn bạn bè và gia đình mình giúp đỡ. Nhờ họ lấy chai rượu khỏi chỗ bạn nếu như họ thấy bạn đang uống. Nhờ họ trở thành nửa tốt hơn của bạn và kéo bạn lại gần với sự tỉnh táo.
-
Xem
xét
việc
tham
gia
vào
những
nhóm
hỗ
trợ.
Nhưng
đừng
cảm
thấy
tội
lỗi
hoặc
bị
thất
bại
nếu
như
bạn
không
tìm
thấy
nhóm
hỗ
trợ
phù
hợp
với
mình
-
chúng
không
dành
cho
tất
cả
mọi
người.
Hầu
hết
mọi
người
bỏ
rượu
đều
làm
được
mà
không
có
sự
giúp
đỡ
của
các
nhóm
hỗ
trợ.
Đa
số
những
người
bỏ
rượu
và
bỏ
lại
quãng
đời
đen
tối
đó
phía
sau
đã
làm
như
vậy
bằng
cách
đưa
ra
một
cam
kết
cho
ý
thức
cho
bản
thân
để
tự
ngừng
uống
rượu
một
lần
và
mãi
mãi
–
và
không
bao
giờ
nhìn
lại.
- Tuy vậy, các nhóm hỗ trợ, có thể cực kỳ hiệu quả trong việc giúp bạn giữ tỉnh táo một khi bạn đã quyết định đó là cách sống mà bạn muốn theo đuổi sau này. Một nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người tham gia nhóm hỗ trợ có khả năng duy trì tình trạng tỉnh táo sau khi cai rượu lên tới 81% so với tỉ lệ 26% của những người không tham gia.[6] Một sự chênh lệch lên đến hơn 50%.
- Kiên trì tham gia nhóm hỗ trợ. Bạn càng tham gia nhiều các nhóm hỗ trợ giúp cai nghiện rượu, càng ít khả năng bạn tái nghiện.[7] Chương trình hỗ trợ sẽ giúp hình thành thói quen tốt khiến các thành viên "bị nghiện" một thứ khác, nhưng thứ bạn nghiện này bền vững lâu dài và giúp bạn khẳng định cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Chương trình hỗ trợ sẽ gắn bạn với một người bảo trợ. Người bảo trợ là một người nào đó, tốt nhất không phải là "bạn bè " của bạn, đó là người mà bạn có thể dựa vào bất cứ khi nào sự tỉnh táo của bạn bị đe dọa. Một người bảo trợ có thể chỉ cho bạn khi bạn làm sai điều gì đó mà không dùng những lời khách sáo. Người nghiện có người bảo trợ giúp đỡ sẽ thấy giữ tỉnh táo dễ dàng hơn gấp bội lần so với người nghiện mà không có người bảo trợ.[7]
- Hãy xem sự tỉnh táo làm thay đổi cuộc sống của bạn ở trước mắt bạn. Sau 90 ngày tỉnh táo, diện mạo của bạn sẽ thay đổi và cơ thể bạn được phục hồi hoàn toàn. Bạn có thể bị giảm cân; nhưng bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực và hạnh phúc hơn với con người trước đó. Giờ bạn đã là một người hoàn toàn khác.
-
Đừng
sợ
nói
về
những
trải
nghiệm
của
bạn.
Bất
cứ
khi
nào
bạn
cảm
thấy
yếu
đuối,
bị
cám
dỗ
hoặc
bi
quan,
hãy
tìm
đến
một
người
mà
bạn
có
thể
tin
tưởng
(thật
khó
để
vừa
nuốt
thức
ăn
vừa
nói
chuyện,
việc
này
cũng
vậy,
nếu
bạn
cảm
thấy
phải
chịu
đựng
quá
nhiều
khó
khăn
thì
hãy
tìm
sự
giúp
đỡ).
Dựa
vào
họ.
Có
thể
đó
là
người
bảo
trợ,
hoặc
một
người
bạn,
hoặc
mẹ
của
bạn.
Dù
đó
là
ai,
hãy
học
cách
chia
sẻ
cảm
xúc
của
bạn
và
vượt
qua
chúng
thay
vì
kìm
nén
cảm
xúc
và
không
bao
giờ
thực
sự
đối
đầu
được
với
chúng.
- Khi bạn đã sẵn sàng, hãy chia sẻ những trải nhiệm của mình với những người cần đến. Có thể bạn sẽ đồng ý nói chuyện với những học sinh trung học về thời nghiện ngập của mình và những hậu quả của nó. Có thể bạn viết một bức tâm thư và gửi lên mạng. Dù bạn làm gì, hãy cố gắng cho đi những sự giúp đỡ như bạn đã từng được nhận. Ngay cả nếu bạn chỉ giúp được duy nhất một người, thì bạn cũng đã làm rất tốt rồi.
- Thừa nhận với bản thân, và nhớ rằng không có gì trong cuộc sống của bạn quan trọng hơn điều này. Cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó. Tất cả những người bạn yêu thương góp phần vào đó. Bạn, chính bạn, xứng đáng với nó.
Lời khuyên[sửa]
- Hãy nhớ thực hiện từng ngày một và đừng nghĩ về những sự kiện trong tương lai, cứ đối phó với ngày hôm nay thôi, rồi nó sẽ qua!
- Hãy suy nghĩ về những gì bạn quan tâm nhất. Tưởng tượng xem nó sẽ bị tổn thương như thế nào bởi rượu bia.
- Hãy nhớ rằng việc từ bỏ niềm vui nhất thời (say sưa) cho những niềm vui lớn hơn (sức khỏe, mối quan hệ bền chặt hơn hay lương tâm trong sáng) thực sự là một hướng đi tốt đẹp hơn về lâu dài. Tất cả sẽ xứng đáng khi đến hồi kết!
- "Tại sao rượu đang dần làm chủ cuộc sống của bạn?". Đó là câu hỏi chỉ mình bạn có thể trả lời khi bạn KHÔNG để nó kiểm soát cuộc sống của bạn.
- Thử hình dung ra bạn khi tỉnh táo.
- Mang theo sô cô la. Cảm giác thèm sô cô là vấn đề điển hình mà người cai rượu gặp phải. Nó sẽ giúp tăng lượng hooc-môn en đô phin và giúp bạn giảm những ham muốn bạn thường cảm thấy.
- NGHIÊN CỨU – Đừng ngần ngại tìm hiểu xem rượu đã ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào. Bạn sẽ ngạc nhiên với sự phá hoại mà có thể đã bắt đầu từ nhiều năm trước khi bạn nhận thấy các triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp, thiệt hại là không thể phục hồi được. Việc tốt nhất mà bạn có thể mong đợi là ngăn chặn sự tiến triển của những tổn thương đó. Thay đổi chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng, tìm tư vấn về y tế, và trên hết, BỎ UỐNG RƯỢU HOÀN TOÀN. Bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, thông minh hơn và hạnh phúc hơn, quan trọng nhất là bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống HƠN RẤT NHIỀU. Có một số bệnh gan và các biến chứng liên quan đến rượu. Hãy dành thời gian để đọc báo chí và các nghiên cứu. Dù chỉ đọc một lần thì nó cũng giúp bạn tỉnh táo hơn nhiều. Bạn càng uống nhiều thì những điều viết trong sách càng làm bạn thấy sợ hãi. Nỗi sợ có thể là một tác nhân mạnh mẽ và cần được sử dụng để nhắc nhở bạn rằng bạn đã ngu ngốc như thế nào khi uống nhiều rượu như vậy.
- Dùng loại nước súc miệng có mùi gắt thường xuyên. Súc mạnh trong miệng từ 30 giây đến 1 phút mỗi lần bạn cảm thấy thèm rượu. Các hương vị sẽ át dần vị cồn và cơn thèm sẽ sớm qua đi.
- Đừng cố tạo một thói quen là từ bỏ thói quen – nghĩa là bạn thử bỏ thói quen uống rượu rất nhiều lần đến nỗi đó trở thành một thói quen, và tất nhiên, chẳng lần nào thành công.
Cảnh báo[sửa]
- Một người nghiện rượu mãn tính nhưng lại bỏ đột ngột sẽ có nguy cơ lớn đối với các vấn đề sức khỏe. Việc dừng cung cấp đột ngột các chất ức chế thần kinh trung ương (cồn) có thể dẫn đến “mê sảng”. Sau một vài ngày cai nghiện “gấp gáp” sẽ xuất hiện các hiện tượng như lo lắng bất an và co giật, cuối cùng dẫn đến tình trạng động kinh. Thậm chí là tử vong. Nếu bạn là một người nghiện rượu mãn tính thì trước khi bỏ rượu đột ngột hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ, họ có thể cho bạn thuốc (ví dụ benzodiazephine) cùng với một chương trình giúp bạn đối đầu với những triệu chứng đi kèm với quá trình cai rượu đột ngột của bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/management-of-moderate-and-severe-alcohol-withdrawal-syndromes
- ↑ 2,0 2,1 http://www.aafp.org/afp/2000/0401/p2121.html
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/water/NU00283
- ↑ http://www.jfponline.com/pages.asp?aid=1730
- ↑ http://alcoholrehab.com/alcohol-rehab/alcoholic-wet-brain/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1574294/
- ↑ 7,0 7,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2746426/