Chú thích cuối trang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chú thích cuối trang (footnote) là phần ghi chú kèm giải thích được ghi ở cuối mỗi trang. Kiểu chú thích này rất thông dụng và hữu ích trong việc cung cấp và trích dẫn thông tin. Thường thì người biên tập sẽ gợi ý về việc tạo chú thích cuối trang đối với các thông tin được trích dẫn nhằm giúp giữ được mạch văn của bài viết và góp phần làm sáng tỏ ý đồ của người viết. Chú thích cuối trang được sử dụng một cách cẩn trọng sẽ là một sự bổ sung, giải thích có ích cho nội dung, và cũng là môt cách để trích dẫn nhanh.

Các bước[sửa]

Trích dẫn bằng chú thích cuối trang[sửa]

  1. Trích dẫn nguồn trước khi ghi chú thích. Chú thích cuối trang thường là một bản rút gọn của một trích dẫn được nêu ở phần tài liệu tham khảo cuối bài viết hay cuối sách. Chú thích thường được ghi cuối cùng sau khi phần nội dung đã được hoàn thành. Vì thế, hãy viết toàn bộ nội dung, bao gồm cả danh sách tài liệu tham khảo rồi sau đó mới điền chú thích cuối trang.
  2. Đặt chú thích ở cuối câu. Trong Microsoft Word, bạn có thể mở mục Tham khảo (References), nhấn chuột vào nhóm Chú thích cuối trang (Footnotes) và chọn "Chèn Chú thích" ("Insert Footnote"). Số "1" sẽ hiện ở cuối câu, đồng thời số "1" này cũng sẽ xuất hiện ở phần chân trang (footer). Ở chân trang, hãy thêm vào thông tin mà bạn muốn.
    • Con trỏ cần được đặt ở cuối cùng, sau dấu câu. Số thứ tự của chú thích nằm bên ngoài câu, không nằm trong câu.
    • Tìm trong trình đơn trợ giúp để biết cách thêm chú thích trước khi tiến hành đánh dấu chú thích nếu bạn không biết mục nào được dùng để chèn chú thích cuối trang.
  3. Dẫn lời trích hoặc tài liệu tham khảo. Trong trường hợp bạn đang sử dụng chú thích cuối trang thay cho trích dẫn trong ngoặc, chú thích cuối trang cần nêu được tên của tác giả hay chủ biên, tiêu đề (in nghiêng), người biên soạn, người dịch hay người soạn, ấn bản, tên của sê-ri (bao gồm số hoặc số tập), nơi xuất bản, nhà xuất bản, ngày xuất bản và trang có đoạn trích.
    • Ví dụ: Reginald Daily, Timeless wikiHow Examples: Through the Ages (Minneapolis: St. Olaf Press, 2010), 115.
  4. Trích nguồn trên mạng. Những thông tin bạn cần có khi ghi chú thích cho một trang mạng gồm: tác giả hoặc chủ biên, tiêu đề của trang (in nghiêng), đường dẫn và ngày trích xuất.
    • Ví dụ: Reginald Daily, Timeless wikiHow Examples, http://www.timelesswikihowexamples.html (accessed July 22, 2011).
  5. Tiếp tục thêm lời trích cuối trang trong bài báo hoặc bài viết. Hãy đi đến những đoạn bạn đã trích dẫn và lặp lại quy trình này. Sử dụng dạng rút gọn của nguồn tham khảo cho những chú thích có cùng nguồn sau đó. Bạn cần biết tên của tác giả hoặc người biên soạn, tiêu đề vắn tắt (in nghiêng) và số được trích dẫn.
    • Dù bạn đang sử dụng phong cách nào, việc sử dụng chú thích cuối trang không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua phần danh sách trích dẫn trong bài viết hay tác phẩm của mình, dù rằng danh sách này là không cần thiết. Hãy có một trang với tiêu đề "Trích dẫn" nếu bạn viết theo Định dạng MLA (Modern Language Association – Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại), hoặc phần Tài liệu tham khảo đối với phong cách APA (The American Psychological Association - Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ)

Làm rõ thông tin qua chú thích cuối trang[sửa]

  1. Thêm chú thích cuối trang nhằm làm rõ nguồn trích dẫn cho người đọc. Thay vì sử dụng thông tin xuất bản về nguồn gốc của phần chú thích, tác giả thường ghi chú các thông tin "liên quan" trong chú thích cuối trang, thường lấy từ các nguồn không được trích dẫn trực tiếp. Trong tiểu thuyết "Infinite Jest" (tạm dịch là Vô hạn), David Foster Wallace đã viết những đoạn chú thích dài đến vài trang như một cách châm biếm. Với các bài viết học thuật, bạn cần hạn chế cách sử dụng lời chú cuối trang như vậy, tuy nhiên đây lại là cách khá phổ biến trong viết hồi ký cũng như trong các tác phẩm văn học hiện thực.
    • Trong các bài viết khoa học, phần chú thích cuối trang thường nêu ra các nghiên cứu khác có chung kết luận nhưng không trực tiếp trích dẫn các nghiên cứu đó.
  2. Viết ngắn gọn. Nếu một bài viết của bạn có nhắc đến các bài viết của wikiHow và bạn muốn làm rõ điều đó thì sau phần ghi số, chú thích cuối trang của bạn có thể sẽ như sau: "Các ví dụ trên wikiHow được sử dụng để làm rõ ngữ cảnh trong các trường hợp cần thiết phải sử dụng một ví dụ trực quan. Reginald Daily, Timeless wikiHow Examples: Through the Ages (Minneapolis: St. Olaf Press, 2010), 115."
  3. Không sử dụng chú thích cuối trang một cách tràn lan. Chú thích cuối trang dài dòng thường khiến người đọc xao lãng khiến mạch văn bị đứt đoạn. Nếu bạn thấy cần phải chú thích quá nhiều thông tin, hãy tìm cách đưa các thông tin đó vào nội dung bài viết, hoặc xem lại tài liệu trích dẫn gốc để rút gọn lại.
    • Trong các bài viết chuyên ngành, người biên soạn thường sẽ gợi ý bạn tạo chú thích cuối trang với các thông tin trong ngoặc. Vì thế hãy lưu ý đến trình tự, mạch viết và xét xem có nên đưa thông tin nào đó xuống phần chú thích hay không.
  4. Rà soát lại xem phần chú thích cuối trang có hợp lý không. Trước khi sử dụng chú thích cuối trang để nêu nguồn tham khảo, hãy hỏi lại người biên tập hoặc người hướng dẫn của bạn về việc trích dẫn bằng chú thích cuối trang. Thường thì trong hướng dẫn của MLA hay APA sẽ chỉ dẫn bạn sử dụng trích dẫn trong ngoặc để dẫn nguồn thay vì sử dụng chú thích cuối trang; ngược lại, phần chú thích cuối trang được sử dụng để nêu thêm thông tin hoặc nêu các nguồn khác cũng cho thông tin tương tự. Chú thích cuối trang chỉ được sử dụng khi cần thiết
    • Theo phong cách Chicago thì chú thích cuối trang phổ biến hơn và được sử dụng thay cho trích dẫn trong ngoặc.

Lời khuyên[sửa]

  • Trước khi viết, hãy hỏi lại giáo sư hoặc đơn vị quản lý xem bạn nên viết theo phong cách APA, MLA hay Chicago. Sau đó nhớ viết sao cho bài viết và chú thích cuối trang của bạn tuân thủ theo chỉ dẫn phong cách được chọn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]