Viết giấy nợ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Giấy nợ là giấy hứa hẹn trả một số tiền và có hiệu lực pháp lý. Bạn có thể dành ra thời gian học cách ghi giấy nợ để hỗ trợ trong quá trình thu tiền.

Các bước[sửa]

Tự viết giấy nợ[sửa]

  1. Ghi đầy đủ thông tin cần thiết để lập giấy nợ có hiệu lực. Giấy nợ cần có một số thông tin yêu cầu để có giá trị thi hành. Nếu không có một trong những nội dung dưới đây bạn không thể lấy lại số tiền đã cho mượn.[1]
    • Số tiền cho mượn — số tiền mà người khác mượn của bạn và nắm giữ.
    • Ngày trả — ngày đến hạn thanh toán nợ.
    • Lãi suất — lãi tính trên số tiền cho mượn. Lãi suất được tính theo tỷ lệ phần trăm hằng năm hoặc APR.
    • Số tiền sau khi gộp lãi hoặc PI (tiền gốc + tiền lãi).
    • Thỏa thuận thế chấp bảo đảm hoặc Ký quỹ. Ghi danh sách hàng hóa hoặc dịch vụ và giá trị sử dụng nhằm đảm bảo thanh toán nợ.
    • Điều khoản đối với thanh toán chậm hoặc không thanh toán, nếu áp dụng.
    • Điều khoản không trả nợ đúng hạn — sự kiện xảy ra trong trường hợp người mượn không thanh toán nợ đúng thời hạn.
    • Chữ ký
  2. Viết điều khoản thỏa thuận. Đây là những điều khoản mà người mượn và chon mượn đã thỏa thuận bao gồm mỗi mục yêu cầu ở trên. Bạn có thể tìm mẫu giấy miễn phí trên Internet bằng cách gõ từ khóa "mẫu giấy nợ."[2]
    • Bạn có thể ghi lịch trình thanh toán kèm theo ngày thanh toán cụ thể nếu thanh toán hàng tháng hoặc tuần.[3]
  3. Cân nhắc viết giấy nợ bảo đảm hoặc không bảo đảm thanh toán. Giấy nợ bảo đảm yêu cầu người mượn phái đưa ra hàng hóa, tài sản, hoặc dịch vụ làm thế chấp, trong trường hợp người mượn bị vỡ nợ. Giá trị tài sản thế chấp phải bằng hoặc hơn số tiền nợ gốc.[4]
    • Giấy nợ không bảo đảm không yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Người mượn phải có thu nhập ổn định mới có thể mượn tiền không cần thế chấp.
  4. Hoàn chỉnh bảo đảm số tiền nợ. Nếu bạn nắm giữ giấy nợ bảo đảm, điều này có nghĩa là người mượn tiền đã đồng ý rằng người cho miền có quyền sở hữu vật thế chấp (chẳng hạn như tài sản) nếu người mượn không có khả năng trả nợ. Nhằm đảm bảo người cho mượn có thể thu lại tiền, họ có thể nộp báo cáo tài chính để "bảo đảm" quyền lợi, có nghĩa là người cho mượn có quyền ưu tiên so với người khác (chẳng hạn như người muốn thu nợ không bảo đảm) để thu tiền nếu con nợ không có khả năng thanh toán hoặc phá sản.[5]
    • Mẫu giấy hẹn trả tiền ở mỗi tỉnh thành có thể khác nhau và bạn cần nộp lên cho cơ quan chức năng tại địa phương.[6]
    • Mẫu giấy cần bao gồm thông tin vật thế chấp và giá trị của chúng.[4]

Bảo đảm tính hiệu lực của giấy nợ[sửa]

  1. Lập giấy nợ có giá trị pháp lý. Ví dụ, nếu giấy không có chữ ký sẽ không thể đưa ra tòa. Nội dung giấy nợ phải bao gồm:
    • Họ tên tất cả các bên có quyền lợi được thụ hưởng trong quá trình giao dịch.
    • Địa chỉ và số điện thoại của mỗi bên có liên quan, bao gồm bên cho mượn tiền.
    • Chữ ký của người mượn tiền và nhân chứng. Người cho mượn có thể ký hoặc không tùy theo từng trường hợp.
    • Mục đích — mục đích sử dụng tiền. Mục này có thể thay đổi tùy hoàn cảnh.
  2. Thông báo cho người mượn về quyền chuyển nhượng giấy nợ. Người mượn có quyền được thông báo rằng người cho mượn có thể chuyển giấy nợ cho bên khác. Điều khoản và thỏa thuận ban đầu vẫn được giữ nguyên, nhưng số tiền sẽ do bên khác thanh toán.
  3. Thông báo cho người mượn về quyền hủy bỏ. Hầu hết địa phương yêu cầu người mượn có ba ngày để hủy giấy nợ (không lấy tiền mượn) sau khi ký giấy nợ. Người mượn có thể ký mẫu giấy khác thông báo về quyền này.[7]
  4. Cấp Giấy miễn nợ sau khi trả đủ số tiền nợ. Giấy này chấm dứt cam kết của hai bên trong giấy nợ và ngăn chặn tranh chấp hoặc kiện tụng có thể xảy ra.[8]
    • Nếu có vật thế chấp bảo đảm giấy nợ cần phải hủy bỏ hoặc chấp dứt quyền cho phép chủ nợ nắm giữ vật thế chấp cho đến khi con nợ trả đủ số tiền.

Thu nợ chưa thanh toán[sửa]

  1. Viết thư yêu cầu nếu không trả nợ đúng hạn. Nội dung trong thư cần đề cập thủ tục pháp lý nghiêm khắc nếu con nợ không trả tiền. Bạn nên ghi ngày thanh toán cho người mượn để tránh phải giải quyết bằng pháp luật và mất vật thế chấp nếu đây là giấy nợ đảm bảo.
  2. Yêu cầu vật thế chấp nếu giấy nợ đảm bảo không được thanh toán. Con nợ nếu không thể trả tiền phải bồi thường bằng vật thế chấp thay cho khoản nợ. Bạn cần ra tòa để thu nợ hoặc vật thế chấp nếu không thanh toán đúng hạn.
  3. Đưa con nợ ra tòa thỉnh cầu địa phương. Nếu cho mượn số tiền không quá lớn, chẳng hạn như 50 triệu hoặc thấp hơn, bạn sẽ không phải trả án phí. Bạn có thể nhận lại một phần số tiền trong giấy nợ không đảm bảo mà không cần phải trả án phí và chi phí luật sư.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu thắc mắc, bạn nên mang giấy nợ đi kiểm tra.
  • Giấy nợ sau khi có đầy đủ chữ ký sẽ có giá trị pháp lý.

Cảnh báo[sửa]

  • Chủ nợ cần lưu ý rằng số tiền nợ không đảm bảo sẽ không thể hoàn trả nếu con nợ tuyên bố phá sản.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]