Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Viết thư xin lỗi
Từ VLOS
Nói lời xin lỗi một cách trực tiếp thường sẽ thể hiện được sự chân thành hơn, nhưng một lá thư trang trọng đôi khi lại là lựa chọn duy nhất để xin lỗi hoặc có thể được ưa thích hơn. Để viết thư xin lỗi, bạn cần thừa nhận lỗi của bạn ngay từ đầu thư, công nhận cảm giác tổn thương của bên kia và nhận toàn bộ trách nhiệm về mình. Trong nhiều trường hợp, bạn cần đưa ra giải pháp để sửa chữa các vấn đề liên quan đến căn nguyên của sự việc. Nếu muốn lời xin lỗi của mình chắc chắn có hiệu quả và không gây thêm tổn thương, bạn nên cố gắng diễn đạt rõ ràng và chân thành khi viết thư.
Mục lục
Các bước[sửa]
Diễn đạt lời xin lỗi[sửa]
-
Viết
về
mục
đích
của
lá
thư.
Mở
đầu
thư
bằng
cách
cho
người
nhận
biết
rằng
đây
là
thư
xin
lỗi.
Điều
này
sẽ
giúp
họ
chuẩn
bị
tinh
thần
và
cảm
xúc
để
đọc
nốt
lá
thư.
Bạn
không
nên
để
phía
bên
kia
bối
rối
không
hiểu
tại
sao
bạn
viết
thư,
hoặc
băn
khoăn
không
biết
bạn
sẽ
viết
gì
trong
thư.
- Viết những câu tương tự như: “Mình muốn viết thư này để xin lỗi bạn”.
-
Nhìn
nhận
lỗi
của
bạn.
Khi
đã
thừa
nhận
mình
có
lỗi,
bạn
hãy
xác
định
lỗi
của
mình
là
gì
và
tại
sao
nó
không
đúng.
Diễn
đạt
một
cách
chính
xác
và
chi
tiết.
Khi
bạn
đưa
ra
và
phân
tích
vấn
đề,
người
nhận
thư
sẽ
biết
rằng
bạn
thực
sự
hiểu
về
điều
bạn
đã
làm.
- Chẳng hạn bạn có thể viết: “Việc làm của mình cuối tuần trước quả là rất không phù hợp, thiếu tôn trọng và quá ích kỷ. Đám cưới của cậu là để thể hiện hạnh phúc và tôn vinh tình yêu của cậu. Nhưng mình đã thu hút sự chú ý về phía mình khi cầu hôn Lan Anh. Mình đã lấy mất khoảnh khắc quý giá của cậu, và điều đó thật không phải”.
-
Thừa
nhận
rằng
bạn
đã
làm
họ
buồn
lòng
như
thế
nào.
Công
nhận
rằng
họ
đã
bị
tổn
thương
và
bạn
thấu
hiểu
nỗi
buồn
của
họ.
Đây
cũng
là
lúc
thích
hợp
để
nói
rằng
bạn
không
bao
giờ
muốn
họ
đau
lòng.
- Nói những câu như: “Phương bảo mình rằng hành động của mình không những làm hỏng khoảnh khắc đáng nhớ trong đám cưới của cậu, mà còn khiến cho tuần trăng mật của cậu mất đi niềm hạnh phúc tuyệt vời như lẽ ra phải thế. Mình mong cậu hiểu rằng mình không bao giờ có ý đó. Mình muốn cậu chỉ nhớ về những điều vui vẻ mỗi khi hồi tưởng lại khoảnh khắc đó, nhưng hành động ích kỷ của mình đã làm hỏng mọi việc và cướp mất giây phút hạnh phúc của cậu. Mặc dù không thực sự hiểu được cảm giác của cậu, nhưng chắc chắn mình hiểu rằng mình đã làm một việc có lẽ là tệ nhất đối với cậu từ trước đến giờ.”
-
Diễn
tả
lòng
biết
ơn
của
bạn.
Dù
không
bắt
buộc,
nhưng
nếu
muốn,
bạn
có
thể
nhìn
nhận
những
nỗ
lực
và
những
điều
tốt
đẹp
mà
họ
đã
làm
cho
bạn
trước
đây.
Điều
này
sẽ
cho
họ
thấy
rằng
bạn
trân
trọng
họ
và
thực
sự
cảm
thấy
áy
náy
vì
những
gì
mình
đã
làm.
- Ví dụ, “Điều mình đã làm với cậu thật khủng khiếp sau bao nhiêu tình cảm ấm áp cậu dành cho mình khi đón nhận mình vào gia đình cậu. Không những cậu đã thể hiện tình yêu thật đẹp dành cho em gái mình mà cậu còn cho mình sự ủng hộ và đối đãi tử tế mà có thể mình không bao giờ dám mong đợi. Việc làm của mình đã phụ tấm lòng mà cậu đã dành cho mình và mình cảm thấy ghét bản thân vì điều này”.
-
Nhận
trách
nhiệm.
Đây
là
một
trong
những
phần
quan
trọng
nhất
của
lá
thư
xin
lỗi
nhưng
cũng
khó
nói
nhất.
Cho
dù
người
kia
có
lỗi
một
phần,
bạn
cũng
không
nên
nêu
ra
trong
lá
thư
này.
Việc
bạn
cần
làm
là
thẳng
thắn
thừa
nhận
trách
nhiệm
về
sự
việc
xảy
ra.
Có
thể
việc
làm
của
bạn
là
có
lý
do,
nhưng
bạn
không
nên
lảng
tránh
việc
thừa
nhận
những
điều
bạn
đã
làm
khiến
người
kia
buồn
lòng.
- Nói những câu như: “Mình muốn giải thích về việc mình đã làm, nhưng nghĩ lại mình thấy không có lời biện hộ nào cho những hành động đó cả. Ý định của mình dù có tốt cũng không có ý nghĩa gì ở đây: đó chỉ là lựa chọn tồi của mình. Mình xin nhận hoàn toàn trách nhiệm vì những hành động ích kỷ của mình và nỗi buồn mình đã gây ra cho cậu”.
- Không bào chữa cho hành động của mình, nhưng bạn có thể giải thích lý do một cách thận trọng. Nếu thực sự cảm thấy cần thiết hoặc sẽ giúp cải thiện tình hình, bạn có thể giải thích tại sao mình lại có lựa chọn đó. Chỉ nên làm điều này nếu bạn cho rằng người kia sẽ thoải mái hơn khi hiểu ra lý do.
-
Đưa
ra
cách
giải
quyết
giúp
thay
đổi
tình
hình.
Chỉ
nói
xin
lỗi
thôi
thực
sự
là
chưa
đủ.
Lời
xin
lỗi
sẽ
có
sức
thuyết
phục
hơn
nếu
bạn
tìm
ra
cách
giải
quyết
vấn
đề
trong
tương
lai.
Điều
này
thậm
chí
còn
tốt
hơn
lời
hứa
rằng
không
bao
giờ
bạn
lặp
lại
lỗi
lầm
đó
nữa.
Khi
bạn
đưa
ra
kế
hoạch
thay
đổi
cùng
với
cách
mà
bạn
sẽ
thực
hiện
điều
đó,
người
kia
sẽ
thấy
rằng
bạn
thực
sự
nghiêm
túc
mong
muốn
cải
thiện
tình
hình.
- Bạn có thể nói: “Nhưng chỉ xin lỗi thôi thì chưa đủ. Cậu xứng đáng nhận được nhiều hơn thế. Khi cậu về nhà, mình và Lan Anh muốn tổ chức một buổi tiệc chào mừng thật lớn dành cho cậu. Đó sẽ là buổi tiệc hoành tráng nhất từ trước tới nay và hoàn toàn dành để tôn vinh tình yêu tuyệt vời mà cậu đã dành cho em gái mình. Nếu cậu không thích tiệc tùng thì cũng không sao, mình chỉ muốn tìm cách giúp cậu có những khoảnh khắc hạnh phúc đáng nhớ mà mình đã lấy đi của cậu”.
-
Diễn
tả
rằng
bạn
mong
muốn
có
sự
tương
tác
tốt
hơn
trong
tương
lai.
Bạn
không
nên
xin
được
tha
thứ
ngay
lập
tức.
Điều
này
nghe
có
vẻ
đòi
hỏi
đối
với
người
mà
bạn
đang
xin
lỗi,
mặc
dù
bạn
không
có
ý
như
vậy.
Thay
vì
thế,
bạn
nên
diễn
tả
mong
muốn
về
việc
hai
người
sẽ
tương
tác
với
nhau
tốt
hơn
sau
này.
- Nói rằng, “Mình không thể mong đợi cậu tha thứ, mặc dù rất hy vọng. Mình chỉ có thể nói rằng mình thực sự muốn mọi việc giữa chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp. Mình muốn cậu cảm thấy dễ chịu và cuối cùng sẽ vui vẻ khi chúng ta gặp nhau. Mình mong quan hệ giữa chúng ta sẽ trở lại tốt đẹp như trước. Hy vọng là chúng ta sẽ vượt qua sự cố này và sẽ có những giờ phút vui vẻ hơn với nhau”.
Xin lỗi đúng cách[sửa]
- Đừng hứa thay đổi nếu bạn không chắc 100% mình có thể giữ lời. Điều này rất quan trọng. Nếu bạn phạm phải một lỗi mà bạn cảm thấy mình có khả năng sẽ phạm phải lần nữa, hay lỗi đó bắt nguồn từ sự khác biệt về bản chất trong cá tính hoặc niềm tin về giá trị, bạn không nên hứa thay đổi, bởi rất có thể bạn sẽ lặp lại lỗi đó lần nữa rồi lại xin lỗi, và như vậy là thiếu chân thành.
-
Cân
nhắc
ngôn
từ.
Xin
lỗi
thực
ra
là
một
kỹ
năng.
Về
bản
chất,
không
ai
muốn
làm
việc
này
và
thường
phải
đấu
tranh
với
bản
thân.
Đó
là
lý
do
tại
sao
bạn
cần
phải
cẩn
thận
khi
sử
dụng
ngôn
ngữ
trong
thư
nếu
muốn
xin
lỗi
sao
cho
đúng.
Một
số
từ
ngữ
nghe
như
xin
lỗi
nhưng
thực
ra
lại
khiến
tình
hình
tồi
tệ
thêm
vì
nó
hàm
ý
rằng
bạn
không
thực
sự
biết
lỗi.
Người
ta
rất
dễ
vô
tình
dùng
những
từ
ngữ
này,
vì
vậy
bạn
nên
để
ý
khi
viết
thư.
Một
số
ví
dụ
bao
gồm:
- "Sai lầm đã xảy ra…”
- Mệnh đề "Nếu", chẳng hạn như “Tôi xin lỗi nếu anh cảm thấy buồn lòng” hoặc “Nếu anh cảm thấy phật ý về việc này…”
- "Tôi xin lỗi rằng chị đã cảm thấy như vậy”.
- Chân thành và trung thực. Khi xin lỗi, bạn cần chân thành và trung thực về lời xin lỗi của mình. Nếu không thể như vậy, có lẽ trong nhiều trường hợp bạn nên chờ cho đến khi bạn thực sự cảm thấy có lỗi trước khi xin lỗi. Khi viết thư, bạn cần tránh những từ ngữ hình thức và rập khuôn. Đừng chỉ sao chép bức thư nào đó trên mạng. Bạn cần phải diễn đạt cụ thể về tình huống của mình để người kia biết rằng bạn thực sự hiểu những gì đã xảy ra và tại sao điều đó là không đúng.
- Tránh đưa ra giả định và những mong đợi của bạn trong thư xin lỗi. Chắc hẳn bạn không muốn lá thư của mình nghe như đòi hỏi, bất nhã hoặc còn gây tổn thương thêm. Bạn không muốn cố làm người kia cảm thấy áy náy nếu không tha thứ cho bạn hoặc làm cho bức thư mang hàm ý như thế. Bạn cũng không nên đưa ra giả định về việc họ cảm thấy như thế nào và tại sao họ buồn bực, vì có thể bạn sẽ để lộ ra rằng mình chẳng hiểu gì mấy về sự việc đã xảy ra. Tốt nhất là bạn nên dùng ngôn từ khiêm tốn và để cho người kia có cảm giác kiểm soát tình huống. Cách diễn đạt này có thể sẽ khiến họ tha thứ cho bạn.
- Chờ một hoặc hai ngày trước khi gửi thư. Nếu có thể, bạn nên chờ vài ngày trước khi gửi. Bạn cần đọc lại thư khi cảm xúc đã lắng xuống và tách khỏi những điều bạn đã viết.
Trình bày thư[sửa]
- Chọn cách tốt nhất để mở đầu thư. Với thư xin lỗi, bạn nên mở đầu thư bằng lời chào thông thường như “… thân mến”. Tốt nhất là không mở đầu thư bằng những từ ngữ hoa mỹ và viết lời chào càng đơn giản càng tốt.
- Kết thúc thư một cách nhã nhặn. Nếu không biết cách nào khác để kết thúc thư, bạn có thể dùng câu chào căn bản “Trân trọng…”. Tuy nhiên bạn cũng có thể sáng tạo một chút để bức thư không có vẻ như thư mẫu. Thử dùng những câu như “Tôi thật lòng cảm ơn anh vì đã lắng nghe tôi” hoặc “Một lần nữa, tôi rất xin lỗi vì những rắc rối do tôi gây ra, tôi hy vọng có thể sửa chữa vấn đề”.
-
Cân
nhắc
trình
bày
một
lá
thư
xin
lỗi
trang
trọng.
Trong
bối
cảnh
công
việc
hoặc
trang
trọng,
bạn
cần
đảm
bảo
bức
thư
xin
lỗi
phải
có
hình
thức
đúng
mực.
Ngoài
việc
in
trên
giấy
ngay
ngắn,
bạn
cũng
nên
ghi
thêm
ngày
tháng,
tên
của
bạn,
tên
tổ
chức,
chữ
ký
và
trình
bày
trang
trọng.
- Bạn cũng có thể điều chỉnh văn phong trong thư để phù hợp hơn với tình huống.
Lời khuyên[sửa]
- Bạn chỉ cần nói những điều bạn nghĩ. Sự chân thành là điều cốt yếu. Nếu bạn hứa điều gì đó thì nên giữ đúng lời hứa.
- Có thể bạn phải kiềm chế lòng tự ái khi viết lời xin lỗi. Sự tự ái sẽ không giúp ích gì cho bạn; sau cùng thì mối quan hệ tốt vẫn là vô giá.
- Đảm bảo lá thư không quá ngắn. Vài ba dòng chữ sẽ không đem lại hiệu quả trong trường hợp này. Hãy cho người đó thấy rằng bạn đã bỏ nhiều thời gian và tâm sức vào bức thư.
- Nếu thấy viết một lá thư dài là khó khăn, bạn có thể nhờ một người bạn hoặc người thân trong gia đình trợ giúp. Họ biết bạn mong muốn điều gì và sẽ rất vui lòng giúp đỡ bạn.
- Cố gắng nhận lỗi về mình, đừng đổ lỗi cho người nào khác. Điều này cho thấy trách nhiệm và sự chín chắn của bạn.
- Lá thư cần phải ngắn gọn và nhã nhặn; đi thẳng vào vấn đề và nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình.
- Cố gắng giải thích lý do tại sao bạn làm vậy. Điều này có thể khiến người kia dễ chịu hơn nếu họ biết rằng bạn không có ác ý.
Cảnh báo[sửa]
- Không nói thêm bất cứ điều gì có thể khiến người nhận thư khó chịu, vì như vậy họ sẽ không coi trọng lá thư của bạn và có lẽ sẽ không tha thứ cho bạn.
- Nhớ rằng lời xin lỗi không thể sửa chữa mọi việc một cách thần kỳ. Nếu người kia không tha thứ cho bạn, bạn hãy bỏ qua và biết rằng mình đã cố gắng.