Viết tóm lược
Đừng lo nếu bạn cần viết một đoạn tóm lược cho một bài báo học thuật. Đoạn tóm lược này thường là một đoạn văn ngắn nhằm tổng kết các kết quả bạn đã đạt được, qua đó giúp người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung chính.[1] Phần này sẽ nêu những gì bạn sẽ viết trong bài viết của mình, có thể là kết quả nghiên cứu khoa học hay bài phân tích lý thuyết. Phần này sẽ giúp người đọc có được cái nhìn khái quát về bài viết, đồng thời giúp họ xác định xem bài viết của bạn có phù hợp với nội dung mà họ đang tìm kiếm hay không. Để viết tóm lược, đầu tiên bạn cần hoàn thành bài viết, sau đó tóm tắt mục đích, đặt vấn đề, mô tả phương pháp, kết quả và kết luận. Sau khi đã hoàn thành tất cả các chi tiết, phần còn lại chính là chỉnh sửa phần trình bày sao cho phù hợp. Vì đoạn tóm lược là một cách tóm tắt những gì bạn đã làm, vì thế để viết được đoạn văn này không hề khó.
Mục lục
Các bước[sửa]
Bắt tay vào viết tóm lược[sửa]
-
Hoàn
thiện
bài
báo
trước
tiên.
Đoạn
tóm
lược
thường
xuất
hiện
đầu
tiên
trong
bài
viết
học
thuật,
tuy
nhiên,
mục
đích
chính
của
nó
chính
là
tóm
tắt
nội
dung
của
toàn
bộ
bài
báo.
Thay
vì
giới
thiệu
chủ
đề,
đây
sẽ
là
đoạn
tổng
quan
của
tất
cả
các
phần
sẽ
có
trong
bài
báo
của
bạn.
Vì
thế,
hãy
hoàn
thiện
bài
báo
trước
tiên,
sau
đó
mới
bắt
tay
vào
viết
đoạn
tóm
lược.
- Phần đặt vấn đề và phần tóm lược là hai phần hoàn toàn khác nhau. Ở phần đặt vấn đề, bạn sẽ giới thiệu cho người đọc ý tưởng của bài viết hay vấn đề mà bài viết sẽ giải quyết, trong khi đó, phần tóm lược là phần tóm tắt lại toàn bộ bài viết, bao gồm cả phương pháp và kết quả.
- Dù bạn cho rằng bạn đã biết bài báo mình viết sẽ như thế nào, hãy viết phần tóm lược cuối cùng. Vì như thế bạn sẽ viết được tóm lược một cách chính xác nhất và đúng với mục tiêu của phần tóm lược nhất, đó là tóm tắt lại những gì bạn đã viết.
-
Biết
và
hiểu
những
yêu
cầu
của
một
phần
tóm
lược
chuẩn.
Bài
báo
bạn
viết
thường
có
một
hướng
dẫn
và
yêu
cầu
cụ
thể,
có
thể
là
để
gửi
đăng
lên
một
tạp
chí,
là
một
bài
tiểu
luận,
hay
là
một
phần
của
dự
án
nào
đó.
Trước
khi
bắt
đầu
viết,
hãy
xem
lại
hướng
dẫn
bạn
đã
được
đưa
để
xác
định
các
điểm
cần
tuân
thủ.
- Có yêu cầu về số trang tối thiểu hay tối đa không?
- Bạn có cần viết theo một phong cách cụ thể nào không?
- Bạn viết cho một người hướng dẫn hay để đăng báo?
-
Nghĩ
tới
người
đọc.
Tóm
lược
là
đoạn
văn
nhằm
giúp
người
đọc
tìm
được
bài
viết
của
bạn.
Ví
dụ,
trong
các
bài
báo
khoa
học,
phần
tóm
lược
giúp
người
đọc
có
thể
nhanh
chóng
xác
định
được
liệu
rằng
nghiên
cứu
này
có
phù
hợp
với
những
gì
họ
đang
quan
tâm
không.
Bên
cạnh
đó,
đoạn
tóm
lược
này
cũng
giúp
người
đọc
nắm
được
mục
đích
của
bài
viết
trong
thời
gian
ngắn.
Hãy
luôn
nghĩ
tới
người
đọc
khi
bạn
viết
tóm
lược.[2]
- Liệu những người làm trong lĩnh vực của bạn có đọc đoạn tóm lược này không?
- Nếu người ngoài ngành đọc đoạn tóm lược của bạn thì họ có thể nắm được ý đồ của bạn không?
-
Xác
định
cách
tóm
lược
mà
bạn
cần
viết.
Có
hai
dạng
chính
đối
với
đoạn
tóm
lược :
mô
tả
và
cung
cấp
thông
tin.
Có
thể
bạn
đã
được
yêu
cầu
viết
theo
một
phong
cách
nhất
định
nào
đó,
nếu
không,
bạn
cần
xác
định
dạng
tóm
lược
nào
phù
hợp
với
bài
viết
cảu
bạn.
Nhìn
chung,
tóm
lược
kiểu
cung
cấp
thông
tin
thường
được
sử
dụng
cho
các
bài
viết
học
thuật
dài,
còn
dạng
mô
tả
phù
hợp
với
các
bài
báo
ngắn.[1]
- Tóm lược kiểu mô tả sẽ nêu mục đích, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu mà không nhắc đến kết quả. Dạng tóm lược này thường dài từ 100 đến 200 từ.
- Tóm lược nêu thông tin cũng tương tự như việc viết một bản tóm tắt bài báo của bạn một cách ngắn gọn, súc tích, trong đó bao gồm cả phần kết quả. Kiểu viết này dài hơn kiểu mô tả, có thể chỉ là một đoạn văn nhưng cũng có thể dàn trải cả một trang giấy.[3]
- Dù có sự khác nhau nhưng cả hai cách viết này đều chứa những thông tin cơ bản tương tự nhau. Sự khác nhau lớn nhất đó là tóm lược kiểu cung cấp thông tin sẽ bao gồm cả kết quả và thường dài hơn tóm lược kiểu mô tả.
- Tóm lược kiểu phản biện ít được sử dụng, tuy nhiên có thể được yêu cầu trong một số khóa học. Tóm lược kiểu phản biện có mục đích tương tự các kiểu tóm lược khác, tuy nhiên sẽ có liên hệ tới những công trình, bài viết được thảo luận trong nghiên cứu của tác giả. Điều này cho thấy bài viết có thể sẽ đưa ra phản biện đối với cách thức thiết kế thí nghiệm hay phương pháp thí nghiệm.[1]
Viết tóm lược[sửa]
-
Xác
định
mục
tiêu.
Lấy
ví
dụ
bạn
đang
viết
về
mối
tương
quan
giữa
việc
bữa
trưa
ở
trường
không
đủ
và
điểm
kém.
Vậy
tại
sao
mối
tương
quan
này
là
cần
được
xem
xét ?
Người
đọc
cần
biết
được
tầm
quan
trọng
của
nghiên
cứu
đó
cũng
như
mục
tiêu
của
nó.
Nếu
bạn
chọn
viết
theo
kiểu
mô
tả,
hãy
bắt
đầu
bằng
việc
xem
xét
các
câu
hỏi
sau:
- Tại sao bạn lại quyết định nghiên cứu đề tài này?
- Bạn đã tiến hành nghiên cứu này thế nào?
- Bạn có được những kết quả gì?
- Tại sao nghiên cứu và những kết quả bạn đạt được lại quan trọng?
- Tại sao người đọc cần đọc hết toàn bộ bài viết của bạn ?
-
Giải
thích
vấn
đề.
Đoạn
tóm
lược
sẽ
nêu
“vấn
đề”
mà
bạn
muốn
hướng
tới.
Vì
thế,
hãy
coi
vấn
đề
này
là
môt
điểm
đặc
trưng
sẽ
được
đề
cập
trong
bài
viết
của
bạn.
Đôi
khi,
bạn
cũng
có
thể
kết
hợp
vấn
đề
với
động
lực
của
bạn,
nhưng
tốt
nhất
hãy
phân
định
rõ
hai
điểm
này.[4]
- Vấn đề mà nghiên cứu của bạn muốn làm sáng tỏ hoặc muốn giải quyết là gì?
- Phạm vi nghiên cứu của bạn là một vấn đề chung chung hay một vấn đề đặc trưng?
- Luận điểm bạn muốn trình bày hay phản biện là gì?
-
Giải
thích
phương
pháp.
Bạn
đã
nêu
ra
động
lực
và
vấn
đề,
bây
giờ
hãy
nói
về
phương
pháp.
Phương
pháp
là
phần
mà
bạn
sẽ
nêu
ra
một
cách
khái
quát
cách
bạn
tiến
hành
nghiên
cứu
của
mình.
Hãy
trình
bày
những
gì
bạn
tự
làm.
Nếu
bạn
đang
tổng
hợp
bài
viết
của
người
khác,
bạn
có
thể
trình
bày
vắn
tắt
những
bài
viết
đó.[5]
- Thảo luận nghiên cứu của bạn kèm theo các biến số và cách tiếp cận của bạn.
- Mô tả những luận chứng, luận cứ bạn có để hỗ trợ cho quan điểm của bạn.
- Khái quát những nguồn thông tin, số liệu quan trọng nhất.
-
Mô
tả
kết
quả
(đối
với
tóm
lược
cung
cấp
thông
tin).
Đây
là
phần
mà
tại
đó
bạn
bắt
đầu
cho
thấy
sự
khác
biết
giữa
dạng
tóm
lược
mô
tả
và
tóm
lược
cung
cấp
thông
tin.
Trong
dạng
thứ
hai,
bạn
cần
nêu
ra
những
kết
quả
đạt
được
trong
nghiên
cứu
đó.
Bạn
đã
tìm
ra
những
gì?
[4]
- Bạn đã giải quyết được câu hỏi nào dựa trên nghiên cứu của mình?
- Bạn đã đưa ra những điểm giúp hỗ trợ giả thiết và luận điểm bạn nêu chưa?
- Kết quả tổng quan mà nghiên cứu của bạn đạt được là gì?
-
Kết
luận.
Phần
cuối
cùng
của
đoạn
tóm
lược
bạn
nên
đưa
ra
kết
luận
về
ý
nghĩa
chung
cũng
như
tầm
quan
trọng
của
toàn
bài
viết.
Việc
viết
kết
luận
như
vậy
có
thể
áp
dụng
cho
cả
hai
dạng
tóm
lược
mô
tả
và
tóm
lược
cung
cấp
thông
tin,
tuy
nhiên,
đối
với
dạng
cung
cấp
thông
tin,
bạn
cần
trả
lời
cho
các
câu
hỏi
sau.[6]
- Nghiên cứu của bạn có ý nghĩa thế nào?
- Kết quả đạt được ở dạng tổng quát hay cụ thể?
Lên cấu trúc cho đoạn tóm lược[sửa]
-
Tuân
theo
trật
tự.
Đoạn
tóm
lược
cần
trả
lời
được
những
câu
hỏi
cụ
thể,
tuy
nhiên
câu
trả
lời
cũng
cần
được
sắp
xếp
theo
thứ
tự.
Lý
tưởng
nhất
là
cấu
trúc
đoạn
tóm
lược
mô
phỏng
cấu
trúc
chung
của
bài
viết,
với
phần
‘giới
thiệu’,
‘thân
bài’
và
‘kết
luận’
- Các tạp chí thường có hướng dẫn cụ thể về cách viết tóm lược. Nếu bạn đã biết về những tiêu chí cụ thể của tạp chí, hãy làm theo hướng dẫn đó.[7]
-
Đưa
ra
những
thông
tin
có
ích.
Ngoại
trừ
câu
mở
đầu
thường
được
viết
dưới
dạng
khái
quát
và
mơ
hồ,
phần
tóm
lược
cần
đưa
ra
được
những
thông
tin
giúp
lý
giải
bài
viết
nói
riêng
và
nghiên
cứu
của
bạn
nói
chung.
Hãy
chọn
từ
một
cách
chính
xác
để
người
đọc
có
thể
hiểu
trọn
vẹn
những
gì
bạn
muốn
nói
và
không
cảm
thấy
mơ
hồ
về
bất
cứ
vấn
đề
nào.
- Tránh sử dụng các cách viết tắt hay dạng viết rút gọn trong phần tóm lược để người đọc nắm được vấn đề một cách dễ dàng.
- Nếu chủ đề bạn viết là một chú để được nhiều người biết đến, bạn có thể trích dẫn tên những người hay những địa điểm cụ thể mà bài viết tập trung nói tới.
- Không đính kèm bảng biểu, hình minh hoa hay trích dẫn dài dòng trong phần tóm lược. Những phần này sẽ khiến bạn tốn mất một lượng từ trong khoảng cho phép và thường không phải là những thông tin mà người đọc muốn biết.[8]
- Viết từ đầu. Dù tóm lược cũng là một đoạn tổng kết, tuy nhiên bạn cần viết nó tách biệt so với bài báo. Đừng sao chép y hệt cũng như hạn chế viết lại những câu của chính mình trong những bài báo khác hay những phần khác của chính bài báo đó. Hãy viết đoạn tóm lược sử dụng những từ, cụm từ và câu hoàn toàn mới để đoạn văn thú vị hơn.
-
Sử
dụng
từ
khóa,
cụm
từ
khóa.
Nếu
phần
tóm
lược
của
bạn
sẽ
được
đăng
lên
các
tạp
chí,
hãy
giúp
người
đọc
có
thể
dễ
dàng
tiếp
cận
với
nó.
Để
làm
được
điều
đó,
người
đọc
thường
tìm
kiếm
trên
các
hệ
thống
dữ
liệu
trên
mạng
với
hy
vọng
các
bài
báo
như
của
bạn
sẽ
hiện
lên.
Hãy
cố
gắng
sử
dụng
5-10
từ
khóa
đại
diện
cho
nghiên
cứu
của
bạn
trong
phần
tóm
lược.[7]
- Ví dụ, nếu bạn viết về sự khác biệt văn hóa trong nhận thức về tâm thần phân liệt, hãy sử dụng các từ như “tâm thần phân liệt”, “đa văn hóa”, “ràng buộc văn hóa”, “bệnh tâm thần”, và “sự chấp nhận từ xã hội”. Đây có thể là những cụm từ mà người đọc sẽ sử dụng để tìm kiếm các bài viết về chủ đề của bạn.
- Sử dụng thông tin thực tế. Bạn muốn thu hút người khác dựa trên phần tóm lược, đó chính là phần khuyến khích họ tiếp tục đọc những chi tiết tiếp theo trong bài viết. Vì thế, đừng trích dẫn những ý tưởng hay nghiên cứu mà bạn sẽ không nêu ra trong bài viết. Trích dẫn các thông tin mà bạn sẽ không đề cập đến có thể khiến người đọc định hướng sai và dần dà dẫn tới làm giảm lượng người đọc bài viết của bạn.
-
Hạn
chế
viết
quá
chi
tiết.
Tóm
lược
là
một
đoạn
tổng
kết,
vì
thế
bạn
cần
hạn
chế
nêu
những
điểm
quá
chi
tiết
trong
nghiên
cứu
của
mình.
Bạn
cũng
không
cần
phải
giải
thích
hay
đưa
ra
định
nghĩa
của
bất
cứ
cụm
từ
nào
trong
phần
này,
chỉ
cần
trích
dẫn
là
đủ.
Tránh
diễn
giải
tường
tận,
thay
vào
đó
hãy
nêu
vấn
đề
một
cách
khái
quát.[1]
- Không dùng tiếng lóng. Tiếng lóng sử dụng trong bài báo có thể sẽ khiến những người không có chuyên môn sâu cảm thấy bối rối, không hiểu.[8]
- Nhớ đọc và soát lại. Tóm lược là một đoạn viết cần được đọc và rà soát lại trước khi hoàn thành. Hãy kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp và đảm bảo đoạn văn này được căn chỉnh, sắp xếp một cách hợp lý.
-
Nhờ
người
khác
nhận
xét.
Một
trong
những
cách
tốt
nhất
để
biết
được
phần
tóm
lược
có
bao
quát
được
bài
viết
của
bạn
hay
không
chính
là
nhờ
người
khác
đọc
và
nhận
xét.
Hãy
nhờ
một
người
hoàn
toàn
không
biết
gì
về
nghiên
cứu
của
bạn
đọc
phần
tóm
lược
và
nói
lại
với
bạn
những
gì
mà
họ
hiểu
sau
khi
đọc.
Bằng
cách
này
bạn
sẽ
biết
được
liệu
bạn
đã
liên
kết
được
những
điểm
chính
trong
bài
viết
với
người
đọc
một
cách
rõ
rang
hay
chưa.[4]
- Xin tư vấn từ giáo sư, đồng nghiệp cùng lĩnh vực hay người hướng dẫn hoặc trung tâm tư vấn viết cũng là một cách có ích. Nếu bạn có thể nhờ những người này thì hãy tận dụng cơ hội của mình.
- Nhờ người trợ giúp cũng có thể giúp bạn biết được trong lĩnh vực của mình thì người ta thường viết thế nào. Ví dụ, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, việc sử dụng thể bị động rất phổ biến (như “thí nghiệm được thực hiện”). Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học xã hội thì thể chủ động lại chiếm ưu thế.
Lời khuyên[sửa]
- Tóm lược thường là một hoặc hai đoạn văn có độ dài không quá 10% độ dài của toàn bài viết. Hãy xem qua phần tóm lược của các bài viết cùng lĩnh vực để nắm được cách bạn nên viết.[6]
- Xem xét kỹ lưỡng về mức độ học thuật mà bài báo cũng như phần tóm lược cần đạt được. Thường thì chúng ta vẫn mặc định rằng những người đọc bài viết là những người có sẵn nền tảng cũng như ngôn từ học thuật trong lĩnh vực này, tuy nhiên, bạn viết càng đơn giản, dễ hiểu bao nhiều thì càng tốt bấy nhiêu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 http://writingcenter.unc.edu/handouts/abstracts/
- ↑ http://writing.wisc.edu/Handbook/presentations_abstracts_examples.html
- ↑ http://owl.english.purdue.edu/owl/resource/656/1/
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://uss.tufts.edu/arc/HOW%20TO%20WRITE%20AN%20ABSTRACT%20for%20Tufts%20Symp.pdf
- ↑ https://www.ece.cmu.edu/~koopman/essays/abstract.html
- ↑ 6,0 6,1 https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/656/1/
- ↑ 7,0 7,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3136027/
- ↑ 8,0 8,1 http://writing.wisc.edu/Handbook/presentations_abstracts.html