Chăm sóc chó chăn cừu Đức

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn nuôi chó chăn cừu Đức và cần tìm hiểu cách chăm sóc chúng? Bài viết này hướng dẫn thực tế và chi tiết cách chăm sóc chó chăn cừu Đức hiệu quả.

Các bước[sửa]

  1. Lựa chọn chó chăn cừu Đức. Chủ trại nuôi không được hành hạ động vật, và chú cún không mang bệnh để bạn có thể cho chúng sống lâu dài hạnh phúc trong ngôi nhà của mình.
  2. Giữ mát cho chó chăn cừu Đức. Loài chó này, đặc biệt là giống có lông dài, rất dễ bị nóng. Nếu nuôi chó lông dài ở khu vực khí hậu nhiệt đới, bạn nên cung cấp thật nhiều nước và bóng mát khi chúng ở ngoài trời, và không đòi hỏi quá nhiều ở chú cún trong những ngày nóng gay gắt.
  3. Huấn luyện kỹ năng cho chó chăn cừu Đức. Điều này không những giúp cho chó chăn cừu Đức có hành vi tốt và dễ chăm sóc, mà cả bạn lẫn chú cún sẽ gắn kết với nhau nếu bạn dành thời gian huấn luyện chúng. Khi mối liên kết trở nên sâu sắc, chó chăn cừu Đức sẽ tuân theo mệnh lệnh và sẵn sàng xem bạn là chủ nhân của chúng.
  4. Lưu ý rằng chó chăn cừu Đức là giống chó lớn. Bạn cần tạo không gian thoải mái cho chúng. Chó chăn cừu Đức rất hiếu động và thích chơi đùa. Chúng cần có không gian để chạy nhảy. Bạn nên dọn dẹp sân vườn và bảo đảm an toàn cho chú cún. Nếu nhà không có sân rộng, bạn nên dắt chó vào công viên hằng ngày, hoặc tận dụng không gian phù hợp gần nhà bạn. Chó chăn cừu Đức cũng có thể hòa hợp với những con chó khác.
  5. Cho chó chăn cừu Đức ăn phù hợp. Cho chú cún ăn hai lần một ngày với lượng thức ăn phù hợp. Không cho chúng ăn quá ít/nhiều. Bạn nên chọn loại thức ăn chất lượng không dùng ngô để làm protein. Chó uống nước rất nhiều. Bạn cần chuẩn bị bát nước đầy và để ở nơi dễ tìm. Kiểm tra bát nước vài lần một ngày để thú cưng luôn được uống nước sạch.
  6. Tắm cho chó nếu cần thiết, nhưng không nên tắm thường xuyên vì có thể làm ảnh hưởng đến làn da cũng như chất dầu tự nhiên trên lông. Bạn có thể tự tắm cho chúng hoặc đưa đến chuyên gia vệ sinh.
  7. Đưa vật nuôi đi khám bác sĩ thú y. Dưới đây là một số lý do:
      • Kiểm tra sức khỏe – Bác sĩ thú y có thể kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe của chú cún và tiêm phòng định kỳ.
      • Tắm rửa – Bác sĩ thú y sẽ tắm cho chó để triệt tiêu mùi hôi và kiểm tra tình trạng chẳng hạn như viêm tai.
      • Chăm sóc móng – Khi móng dài ra chú cún sẽ cảm thấy đau đớn khi di chuyển. Bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để cắt tỉa.
      • Tẩy giun/xét nghiệm ký sinh trùng – Chú cún nào cũng phải được tẩy giun hàng tháng để không bị nhiễm giun. Đầu tiên thú cưng cần được xét nghiệm ký sinh trùng, sau đó bác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc sử dụng hàng tháng. Nếu chó đã nhiễm giun sán, bác sĩ thú y sẽ kê thuốc điều trị.
      • Tuổi già – Giống chó đặc biệt này có thể mắc nhiều bệnh khi già đi, đặc biệt là bệnh xương khớp. Nếu chú cún đi lại khó khăn, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kê thuốc hoặc trị liệu hay phẫu thuật trong những trường hợp nặng.
  8. Rèn luyện cho chó. Chú cún cần tập thể dục để phát triển cơ bắp và năng lượng. Vì thế bạn nên cho thú cưng luyện tập hằng ngày bằng cách chơi trò ném đồ vật, đi dạo hoặc chạy đường dài, hay thậm chí là đuổi vật nuôi chạy quanh nhà. Chó chăn cừu Đức không được rèn luyện phù hợp sẽ bị bệnh khớp như hông và cùi chỏ phát triển không bình thường, cũng như dễ trở nên cáu kỉnh. Lưu ý không nên tập luyện quá nhiều khi chú cún còn nhỏ vị có thể khiến chúng phát triển không bình thường.
  9. Yêu thương chú cún. Giống chó này rất đáng yêu nhưng vẫn cần tình thương. Bạn nên âu yếm chúng mỗi ngày. Không đánh hoặc la mắng thú cưng nếu không cần thiết. Không bao giờ chửi rủa chó trừ khi BẮT QUẢ TANG. Nếu không con chó sẽ liên kết hành động la mắng với bạn thay vì hành động của chúng.
    • Cảm xúc của bạn dành cho chú cún cần phải chân thật. Vì thế bạn nên biểu lộ và có cử chỉ nhằm chứng minh tình thương đối với chúng để chúng cảm thấy đáng yêu và được yêu. Tình yêu giữa bạn và chú cún phải thẳng thắn và chân thành.

Lời khuyên[sửa]

  • Đụng chạm và tiếp xúc khuôn mặt và bàn chân của chó con thường xuyên để khi lớn lên chúng có thể làm quen với việc cắt móng hoặc kiểm tra răng miệng.
  • Nếu thấy chó đi lại khó khăn, bạn cần đưa chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt.
  • Triệt sản cho chó nếu như bạn không thể tìm được chủ nhân tốt cho đàn chó con.
    • Triệt sản giúp loại bỏ hành vi gây hấn ở chó.
  • Không nhốt chó ở ngoài vào ban đêm và cho chúng ăn hai lần một ngày.
  • Cho chó con ăn 3-4 lần một ngày. Chó con có nhu cầu khác với chó trưởng thành. Chó lớn chỉ cần ăn một lần một ngày. Bạn nên cho chú cún ăn cố định giờ giấc mỗi ngày.
  • Bạn nên thường xuyên đưa chó đi khám sức khỏe.
  • Tốt nhất nên chia bữa ăn thành hai phần nhỏ hơn để bạn có thời gian đưa chó đi dạo phù hợp với thời điểm ăn uống.
  • Thân thiện và yêu thương chú cún, khi đó chúng sẽ đáp lại!
  • Trong quá trình huấn luyện bạn nên duy trì sự tán dương và rèn luyện trong thời gian ngắn giống như khi làm với con cái. Huấn luyện đúng cách gúp bạn không phải dùng thức ăn vặt để thu hút vật nuôi. Khen ngợi, âu yếm và yêu thương thật nhiều khi thú cưng đạt kết quả tốt.
  • Chó chăn cừu Đức có thể làm nhiệm vụ dẫn dắt, bảo vệ, cứu hộ, an ninh, v.v…Chúng là loài thông minh và cần được rèn luyện tinh thần lẫn thể chất.
  • Tắm cho chó thường xuyên. Điều này giúp bảo vệ chú cún khỏi các bệnh về da và mẩn ngửa, đặc biệt trong mùa hè.

Cảnh báo[sửa]

  • Không thay đổi thức ăn đột ngột. Trộn các loại thức ăn với nhau và từ từ tăng dần lượng thức ăn mới và giảm lượng thực phẩm cũ.
  • Không dắt chó chăn cừu Đức đi dạo hoặc chạy bộ khi chúng chưa được 1 tuổi rưỡi vì xương khớp của chúng vẫn còn đang phát triển.
  • Quá trình thay đổi thức ăn cho chó con từ loại thức ăn nấu chín sang thực phẩm dành cho chó không nên diễn ra quá lâu. Nếu hơn một năm mới thay đổi, dạ dày của chúng sẽ yếu đi.
  • Để giữ chó ở ngoài, bạn nên rào kín sân vườn hoặc xây tường bao quanh.
  • Cẩn trọng với các loại thực vật. Một số loài cây (tán lá rộng) có thể rất độc hại đối với chú cún.
  • Nếu không được thích nghi đúng cách khi còn nhỏ, chó chăn cừu Đức sẽ phát triển hành vi gây hấn.
  • Không dùng nước tẩy rửa/khử trùng để vệ sinh "lãnh thổ" của chúng
  • Chó chăn cừu Đức là giống chó lớn và rất dễ bị đầy hơi. Không cho chúng hoạt động nặng hai giờ trước và sau khi ăn để ngăn chặn tình trạng này.
  • Vụn gỗ thường hấp dẫn loài chó này và có thể ảnh hưởng đến dạ dày của chúng. Ví dụ, chó chăn cừu Đức thường bị thu hút bởi keo nhựa thông trong gỗ dán.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]