Chăm sóc chim đâm vào cửa sổ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo Mạng lưới Bảo tồn Chim, mỗi năm tại Bắc Mỹ có hơn 100 triệu con chim tử vong do đâm vào cửa sổ.[1] Loại tai nạn này xảy ra phổ biến trong thời điểm giao phối vào mùa xuân. Pháp luật quy định cấm không được nuôi nhốt chim hoang dã vô thời hạn. Tuy nhiên, bạn có thể giữ chúng trong vài tiếng để phục hồi sau khi gặp tai nạn.

Các bước[sửa]

Chăm sóc chim bị thương[sửa]

  1. Hạn chế tiếp xúc với chim. Có thể chú chim bị chấn động mạnh, vì thế cần tránh xa các tác nhân kích thích. Sự kích động có thể làm cho tình trạng chuyển biến xấu. Nếu bị thương phần cánh hoặc chân, chú chim cần được đưa đi khám bác sĩ thú y.
  2. Chuẩn bị dụng cụ. Nếu chim thường hay đâm vào cửa sổ, bạn nên chuẩn bị sẵn khăn, hộp nhỏ (hộp giày là phù hợp), găng tay, và kính an toàn nếu có thể.
  3. Quan sát chim. Chúng thường chỉ cần vài phút để hồi phục. Bạn nên đứng lại quan sát chú chim và bảo đảm rằng không bị thú săn mồi tấn công trước khi chúng hồi phục hoàn toàn. Nếu trong vòng năm đến sáu phút mà chim vẫn không tỉnh lại, bạn nên hành động càng sớm càng tốt.[2]
    • Nếu không quen tiếp xúc với chim, bạn cần liên lạc ngay cho bác sĩ thú y.
    • Nếu chim bị thương ở vai, chúng vẫn có thể bay quãng ngắn theo chiều ngang. Tuy nhiên, chim không thể nâng phần cánh lên trên vai hoặc bay lên cao hơn.
    • Chấn thương ở vai hoặc cánh cần được bác sĩ thú y điều trị và mất vài tháng để phục hồi. Nếu chim bị chấn thương nghiêm trọng, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.[3]
    • Nếu chim bị bất tỉnh, chúng đã bị chấn thương phần đầu và cần được đưa vào nơi an toàn để nghỉ ngơi.
  4. Chuẩn bị khăn giấy và hộp bìa cứng. Chim có thể phục hồi hoàn toàn nếu không tiếp xúc với tác nhân kích thích. Bạn cần chuẩn bị hộp nhỏ ngăn chặn ánh sáng bên ngoài. Để chú chim cảm thấy thoải mái, bạn nên lót khăn giấy hoặc giẻ bông mềm lên hộp.[4]
    • Nếu chim có kích thước lớn, bạn nên trải khăn dưới túi giấy và ghim miệng bao lại, chừa khoảng trống để không khí lưu thống. Tuy nhiên, nếu chú chim quá lớn và có khả năng làm tổn thương, bạn nên tránh tiếp xúc và gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.[3]
  5. Ẵm chim. Dùng găng tay và kính bảo hộ nếu có thể. Giữ chim ở tư thế đứng thẳng để chúng có thể thở được. Giữ vững nhưng không nên siết chặt. Nắm phần cánh gần sát với cơ thể.[5]
  6. Đặt chim vào hộp và đóng nắp lại. Thân hộp phải có lỗ thông hơi. Di chuyển hộp vào nơi kín đáo có nhiệt độ ấm (tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp). Ngăn chặn thú săn mồi tiếp cận chú chim, bao gồm cả mèo.[6]
  7. Kiểm tra chú chim định kỳ. Theo dõi hộp 20 phút một lần trong vòng 2 tiếng. Khi chim có dấu hiệu hồi phục, bạn có thể đưa chúng ra ngoài.[6]
  8. Thảm chim đi. Sau hai tiếng bạn mang hộp ra khu rừng. Mở nắp hộp và quan sát chim bay đi.[7]
  9. Liên lạc với chuyên gia thú y. Nếu sau hai tiếng chim không thể bay được, bạn cần gọi cho bác sĩ thú y. Liên hệ với chuyên gia có kỹ năng đặc biệt chăm sóc chim.
    • Không giữ chim hoang dã hơn hai tiếng đồng hồ vì đây là hành động bất hợp pháp.

Ngăn ngừa tai nạn[sửa]

  1. Di chuyển máng ăn. Nếu máng ăn gần cửa sổ, chim không thể điều chỉnh được tốc lực khiến chúng gặp tai nạn. Khi máng ăn cách xa cửa sổ, chim sẽ nhận biết được cửa sổ không phải là môi trường tự nhiên.
    • Bạn nên đặt máng ăn cách xa cửa sổ khoảng dưới 1 m hoặc hơn 10 m.[8]
  2. Sử dụng rèm cửa màu trắng. Chim bị thu hút vào hình ảnh tương phản của môi trường thiên nhiên trên cửa sổ. Bạn nên treo màn cửa để ngăn hình ảnh phản chiếu này. Khi đó chim sẽ ít có nguy cơ đâm vào cửa sổ.[8]
    • Bạn có thể dán nhãn lên cửa sổ. Tuy nhiên, để ngăn triệt để tình trạng chim đâm vào cửa sổ, bạn cần dán nhãn cách tối đa 5 cm theo chiều ngang và 10 cm theo chiều dọc. Cách này sẽ hạn chế tối đa tầm nhìn của bạn. [8]
  3. Lắp màn chắn côn trùng. Cách này có hai tác dụng. Một là giảm sự phản chiếu của gương, hạn chế khả năng chim đâm vào cửa sổ. Hai là đóng vai trò làm đệm lót và giảm thiểu chấn thương nếu chim vô tình bay vào cửa sổ nhà bạn.[8]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]