Chăm sóc mắt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Người ta thường ví đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, do vậy việc chăm sóc mắt là cực kỳ quan trọng. Để mắt luôn khỏe mạnh, bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên, ngủ đủ giấc, và cho mắt nghỉ ngơi trong khi sử dụng máy tính. Nếu gặp vấn đề liên quan đến thị lực, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cách thức duy trì sức khỏe cho đôi mắt.

Các bước[sửa]

Hình thành Thói quen Chăm sóc Mắt[sửa]

  1. Đi khám mắt thường xuyên. Bác sĩ nhãn khoa, hay chuyên viên đo mắt là những chuyên gia được đào tạo chuyên môn chăm sóc sức khỏe cho mắt. Để mắt luôn trong tình trạng tốt, bạn cần đi khám thường xuyên hoặc khi gặp vấn đề liên quan đến thị lực. Tìm hiểu mắt kỹ càng và nhờ bác sĩ giải đáp thắc mắc có liên quan. Hiểu rõ về đôi mắt của mình và cách phòng ngừa các bệnh về mắt sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe tốt hơn .[1]
    • Nếu không gặp vấn đề thị lực, bạn nên đi khám mắt mỗi 5-10 năm trong độ tuổi từ 20 đến 30.
    • Nếu không gặp vấn đề thị lực, bạn nên đi khám mắt mỗi 2-4 năm trong độ tuổi từ 40 đến 65.
    • Nếu không gặp vấn đề thị lực, bạn nên đi khám mắt mỗi 1-2 năm trong độ tuổi 65.
  2. Tháo kính sát tròng vào cuối ngày. Tránh mang kính sát tròng hơn 19 tiếng. Nếu không sẽ gây nên tổn thương thị lực vĩnh viễn cũng như tạo cảm giác khó chịu cho đôi mắt.[2]
    • Không nên mang kính sát tròng trong khi ngủ trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đôi mắt cần được cung cấp oxy thường xuyên, và tròng kính sẽ chặn luồng oxy lưu thông vào mắt, đặc biệt trong khi ngủ, vì vậy bác sĩ thường khuyến cáo không mang kính sát tròng khi ngủ để mắt được nghỉ ngơi.[2]
    • Không nên mang kính sát tròng trong khi bơi lội trừ phi bạn mang kính bảo hộ ôm sát khuôn mặt. Tốt hơn hết bạn nên mang kính bảo hộ theo toa nếu cần. Bạn có thể mang chúng trong khi tắm nếu nhắm mắt và tránh để xà phòng dính vào kính.
    • Luôn tuân theo chỉ dẫn khi đeo kính sát tròng và cách sử dụng thuốc nước của nhà sản xuất và bác sĩ chuyên khoa. Hơn nữa bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với kính.
  3. Tẩy trang cho mắt vào cuối ngày. Trước khi đi ngủ bạn cần dành thời gian tẩy trang sạch sẽ. Không nên để lớp trang điểm qua đêm. Nếu mascara hay chì kẻ mắt còn sót lại, chúng sẽ rơi vào mắt và có thể gây kích ứng.
    • Việc để nguyên lớp trang điểm trong khi ngủ còn có thể làm bít lỗ chân lông quanh mắt, dẫn đến tình trạng lẹo mắt. Trong trường hợp lẹo nặng sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh hay thậm chí bác sĩ phải tiến hành loại bỏ chúng.[3][4]
    • Bạn có thể để vài miếng bông tẩy trang ở đầu giường nếu cảm thấy quá mệt mỏi không thể vệ sinh mắt kỹ càng.
  4. Hạn chế sử dụng thuốc nhỏ mắt giảm dị ứng. Việc sử dụng loại thuốc nhỏ mắt này trong mùa dị ứng có thể ‘trị đỏ mắt’ và giảm tình trạng ngứa ngáy, nhưng nếu dùng hằng ngày có thể làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ như có thể gây nên hiện tượng đỏ tấy phản ứng ngược lại, dẫn đến đỏ mắt nặng vì mắt không còn chịu tác dụng của thuốc nhỏ mắt .[5]
    • Thuốc nhỏ mắt giảm dị ứng hoạt động bằng cách siết chặt lưu lượng máu đến giác mạc, ngăn cản oxy tiếp xúc. Vì vậy nếu mắt bạn không còn cảm giác sưng tấy và ngứa, thật ra đó là vì chúng không được cung cấp đủ oxy từ máu. Điều này là không tốt, do cơ mắt cần oxy để hoạt động. Tình trạng thiếu hụt oxy thậm chí có thể dẫn đến sưng phù và hình thành sẹo.[6][7]
    • Đọc kỹ nhãn hiệu thuốc nhỏ mắt, đặc biệt nếu bạn mang kính sát tròng. Nhiều loại thuốc nhỏ mắt không thể sử dụng trong khi đeo kính sát tròng. Bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia nhãn khoa loại thuốc phù hợp sử dụng với kính sát tròng.
  5. Mang kính bảo vệ UV. Bạn luôn phải mang kính mát khi ra ngoài trời nắng. Nên chọn loại kính có chức năng ngăn chặn 99% hoặc 100% tia UVB và UVA.[8]
    • Việc tiếp xúc tia UV trong thời gian dài có thể gây tổn thương mắt, cho nên khi còn trẻ bạn cần bảo vệ mắt để tránh hậu quả xấu khi về già. Khi tiếp xúc với tia UV có thể gây nên đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, mộng mỡ và mộng thịt, hay các vấn đề khác gây hại cho mắt.[8]
    • Tổn thương mắt do tia UV gây nên thường hình thành trong thời gian dài, cho nên bạn cần bảo vệ trẻ em tránh tiếp xúc với tia gây hại. Luôn đội mũ và mang kính bảo vệ khi trẻ em ra ngoài trời nắng trong thời gian dài.
    • Mang kính mát ngay cả khi ở trong bóng râm. Mặc dù bóng râm có thể giảm thiểu lượng tiếp xúc UV và HEV đáng kể, mắt bạn vẫn có thể tiếp xúc với tia UV phản chiếu trên các tòa nhà và cấu trúc khác.
    • Tuyệt đối không nhìn thẳng trực tiếp vào mặt trời ngay cả khi bạn đã mang kính bảo vệ UV. Tia nắng mặt trời rất mạnh và có thể gây hại đến phần nhạy cảm của võng mạc nếu tiếp xúc toàn bộ với ánh nắng.
  6. Mang kính bảo hộ phù hợp. Bạn nên mang kính bảo hộ hay dụng cụ bảo vệ mắt khi làm việc với hóa chất, công cụ điện, hay bất kỳ khu vực nào có chứa hạt bụi trong không khí có hại. Mang kính bảo hộ sẽ giúp bảo vệ mắt không bị vật dụng lớn hoặc nhỏ gây hại.
  7. Ngủ đủ giấc. Tình trạng thiếu ngủ có thể làm cho mắt mệt mỏi. Triệu chứng mỏi mắt bao gồm kích ứng, khó tập trung, khô mắt hay nước mắt tiết nhiều, thị lực mờ đi hoặc song thị, nhạy cảm với ánh sáng, hay đau cổ, vai hoặc lưng. Bạn cần ngủ đủ giấc mỗi đêm nhằm tránh mắt rơi vào tình trạng mệt mỏi. Người lớn cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.[9]
  8. Tập thể dục thường xuyên. Việc tập luyện hằng ngày sẽ giúp ngăn ngừa bệnh khác như tiểu đường. Luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần ba buổi có thể giảm thiểu nguy cơ hình thành các bệnh về mắt nghiêm trọng như tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng.[10]
  9. Đặt vài lát dưa leo lên mí mắt để giảm thiểu tình trạng sưng phù. Ấn nhẹ lát dưa lên mí mắt từ 10-15 phút trước khi ngủ có thể giúp chữa trị và ngăn ngừa sưng phù mí mắt và dưới mắt.[11]
    • Túi trà xanh cũng có tác dụng ngăn ngừa sưng phù mắt. Bạn có thể nhúng túi trà vào nước lạnh trong vài phút rồi đặt lên mắt khoảng 15-20 phút. Chất ta-nanh trong trà có tác dụng giảm sưng tấy.

Bảo vệ Mắt Trong khi Sử dụng Máy tính[sửa]

  1. Hạn chế thời gian sử dụng máy tính, máy tính bảng, và điện thoại nếu có thể. Khoa học vẫn chưa chứng minh được rằng việc nhìn vào màn hình máy tính gây nên tổn thương mắt vĩnh viễn, nhưng lại có thể làm căng và khô mắt.[12] Khi nhìn liên tục vào màn hình quá sáng hoặc quá tối sẽ gây mỏi cơ mắt. Trong trường hợp không thể hạn chế được thời gian sử dụng máy tính, bạn có thể áp dụng một số phương pháp để mắt được nghỉ ngơi.
  2. Mắt phải cùng tầm với màn hình. Việc nhìn xuống hoặc nhìn ngước lên màn hình trong thời gian dài chỉ làm cho mắt căng hơn. Bạn cần điều chỉnh màn hình và tư thế sao cho mắt nhìn ngang tầm với máy tính.[13]
  3. Luôn chớp mắt. Chúng ta thường có xu hướng giảm chớp mắt khi nhìn vào màn hình, dẫn đến tình trạng khô mắt. Bạn nên cố gắng chớp mắt mỗi 30 giây khi đang ngồi và nhìn vào màn hình để chống hiện tượng khô mắt.
  4. Áp dụng quy tắc 20-6-20 khi làm việc với máy tính. Sau mỗi 20 phút, nhìn vào đồ vật cách xa 6 mét trong vòng 20 giây. Bạn có thể cài đặt báo thức để nhắc nhở bản thân giải lao giữa giờ.[13]
  5. Làm việc ở khu vực đầy đủ ánh sáng. Khi làm việc cũng như đọc sách dưới ánh sáng lờ mờ có thể làm căng nhưng không làm tổn thương mắt. Để bản thân cảm thấy thoải mái, bạn chỉ nên làm việc và học tập ở những nơi đủ sáng. Khi cảm thấy mệt mỏi ở mắt, bạn nên ngừng lại và nghỉ ngơi đôi lát rồi tiếp tục công việc.

Ăn uống để Đôi mắt Khỏe mạnh[sửa]

  1. Ăn các loại thực phẩm duy trì sức khỏe của mắt. Vitamin C và E, kẽm, lutein, zeaxanthin, và axit béo omega-3 rất cần thiết để mắt luôn hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, đục giác mạc, và thậm chí thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.[14][15]
    • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng nói chung sẽ hỗ trợ chức năng hoạt động của mắt hiệu quả.
  2. Ăn thực phẩm có chứa vitamin E. Bạn nên thêm các loại hạt, mầm lúa mì, và dầu thực vật vào chế độ ăn uống của mình. Nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin E, vì vậy khi kết hợp chúng vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bổ sung thêm vitamin E cần thiết cho mắt.[16][15]
  3. Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Chúng bao gồm thịt bò, thịt lợn, tôm cua, đậu phộng và các loại đậu. Nhóm thực phẩm này có chứa kẽm, một thành phần quan trọng đối với sức khỏe của mắt.[17]
  4. Ăn thực phẩm có chứa vitamin C. Bạn nên thêm cam, dâu tây, bông cải xanh, ớt chuông, và cải bruxen vào chế độ ăn uống của mình. Những thực phẩm này chứa vitamin C đóng vai trò duy trì sức khỏe của mắt.[15]
  5. Ăn nhiều thực phẩm có chứa lutein và zeaxanthin. Chúng bao gồm cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, đậu Hà Lan. Loại rau củ quả này có chứa lutein và zeaxanthin, hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của mắt. [18][14]
  6. Ăn cà rốt. Việc ăn nhiều cà rốt sẽ giúp cải thiện thị lực đáng kể.
  7. Ăn nhiều thực phẩm có chứa axit béo omega-3. Bạn nên ăn khẩu phần cá chứa omega-3 một hoặc hai lần mỗi tuần, chẳng hạn như cá hồi hay cá mòi. Hoặc, nếu không thích ăn cá, bạn có thể uống viên omega-3 bổ sung hằng ngày.[15]

Lời khuyên[sửa]

  • Không nhìn trực tiếp vào ánh sáng.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả như cà rốt.
  • Ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm nhằm ngăn chặn thị lực kém hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
  • Nếu mắc phải bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc huyết áp cao, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát không ngừng mức đường huyết trong cơ thể do không sản xuất insulin.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi mang kính sát tròng.
  • Chỉ sử dụng thuốc nhỏ mắt phù hợp với thể trạng. Mặc dù thuốc nhỏ mắt có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng hiệu quả đối với sức khỏe của chúng vẫn chưa được chứng minh hoàn toàn. Nếu nghi ngờ, bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt.
  • Ngoài việc ăn uống phù hợp và chăm sóc bản thân nói chung và mắt nói riêng, hằng năm bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa mắt có khả năng chẩn đoán các vấn đề giải quyết bằng kính, kính sát tròng, hoặc phẫu thuật. Bác sĩ cũng kiểm tra tình trạng khô mắt, vấn đề liên quan đến võng mạc, và thậm chí là bệnh cơ thể như tiểu đường và huyết áp cao.
  • Mang kính bảo hộ khi bơi lội.

Cảnh báo[sửa]

  • Giữ khoảng cách phù hợp giữa mắt và màn hình vi tính.
  • Không dụi mắt quá nhiều.
  • Tuyệt đối không nhìn trực tiếp ánh sáng mặt trời hoặc bằng kính viễn vọng.
  • Không sử dụng vật nhọn lên mắt.
  • Không xát muối vào mắt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây