Ngăn ngừa nhiễm trùng mắt với người dùng kính áp tròng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Ngày nay kính áp tròng dần trở nên tiện lợi hơn so với mắt kính, đặc biệt là khi bạn phải vận động hay chơi thể thao. Tuy nhiên đeo kính áp tròng ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm trùng mắt vì thế bạn cần tìm hiểu các biện pháp ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như ý thức được khi nào cần phải đi khám bác sĩ.

Các bước[sửa]

Thận trọng khi sử dụng kính áp tròng[sửa]

  1. Thực hiện từng bước một cách hợp lý để ngăn ngừa viêm nhiễm mắt. Kiểm tra mắt thường xuyên là điều thiết yếu.[1] Bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bộ kính áp tròng phù hợp nhất đồng thời đánh giá được tình trạng sức khỏe của đôi mắt và kiểm tra viêm nhiễm nếu có.
    • Thay kính áp tròng thường xuyên theo quy định của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt.
  2. Rửa sạch với xà phòng và lau khô tay trước khi đeo kính áp tròng.[2] Vi khuẩn từ các hoạt động hàng ngày có thể dễ dàng tích tụ trên tay bạn cả ngày, vì vậy cần rửa tay thật sạch trước khi lắp hoặc tháo kính áp tròng để ngăn ngừa viêm nhiễm mắt.
  3. Khử trùng kính áp tròng theo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và lời khuyên của bác sĩ.[1] Sử dụng dung dịch khử trùng chuyên dụng mỗi khi rửa sạch và bảo quản kính áp tròng. Không được dùng lại dung dịch đã qua sử dụng hoặc hòa dung dịch mới và cũ lại với nhau. Đừng bao giờ sử dụng dung dịch muối hòa tan để khử trùng kính áp tròng.
  4. Bảo quản kính áp tròng trong hộp chuyên dụng để có thể tái sử dụng.[2] Các hộp đựng kính áp tròng cần được làm sạch bằng dung dịch khử trùng (không được sử dụng nước máy), mở ra và để chúng tự khô. Thay hộp đựng mỗi 3 tháng một lần.
  5. Không được ngủ trong khi đang đeo kính áp tròng.[1] Đeo kính áo tròng khi ngủ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt cũng như gây trầy xước hoặc hỏng giác mạc. Kính giãn tròng cũng vậy, tốt nhất là nên tháo ra vào ban đêm vì chúng cũng có khả năng gây viêm nhiễm mắt.
  6. Tránh bơi lội hoặc tắm khi đeo kính áp tròng.[2] Vi khuẩn có thể trú ngụ trong nước (hoặc trong vòi sen và gây viêm nhiễm cho da hoặc bất cứ nơi đâu mà bạn thường xuyên tiếp xúc với mắt) vì vậy bạn nên tháo kính ra mỗi khi tắm.
    • Nếu bạn phải đeo kính áp tròng khi tắm (chẳng hạn như bơi lội), cần mang kính bảo hộ và khử trùng chúng thật kỹ ngay sau đó.[1]

Nhận biết khi nào cần sự can thiệp y tế[sửa]

  1. Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm nhiễm mắt. Gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu bạn mắc phải các triệu chứng sau:[1]
    • Nhìn lờ mờ
    • Chảy nước mắt quá nhiều
    • Đau mắt
    • Nhạy cảm với ánh sáng
    • Cảm giác như có vật gì đó trong mắt
    • Mắt sưng và đỏ bất thường hoặc bị cay.
  2. Việc lực chọn phương thức điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm nhiễm mắt.[3] Các bệnh do nhiễm khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhiễm virus thì điều trị bằng thuốc chống virus và nhiễm nấm thì sử dụng thuốc chống nấm.
    • Phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc nhỏ mắt được chỉ định theo toa của bác sĩ.[3] Các bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng thuốc nhỏ mắt phù hợp với từng bên mắt và dự đoán khoảng thời gian mắt sẽ phục hồi. Và tất nhiên, thuốc nhỏ mắt kê theo toa được chỉ định là phù hợp với tình trạng viêm nhiễm mắt của bạn.
    • Nếu mắt của bạn không có chuyển biến tốt hơn trong vòng một vài ngày đến một tuần (hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn), đặt lịch hẹn ngay với bác sĩ để loại trừ trường hợp nghiêm trọng sẽ xảy ra.
  3. Nên biết rằng ngoài việc điều trị thuốc nhỏ mắt thỉnh thoảng cũng được dùng để ngăn ngừa viêm nhiễm.[3] Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm nhiễm, thuốc nhỏ mắt mang tính tức thời, có thể giảm viêm và đỏ mắt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này