Chăm sóc trẻ bị ốm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trẻ em bị ốm là một trải nghiệm đầy căng thẳng và lo lắng đối với người lớn. Trẻ khó có thể cảm thấy thoải mái và phải đối phó với cơn đau trong khi có thể bạn đang tự hỏi liệu đã tới lúc phải gọi cho bác sĩ. Nếu trong gia đình có trẻ bị ốm thì bạn nên chú ý một số điều sau đây để giúp trẻ cảm thấy ổn và dần khỏi bệnh.

Các bước[sửa]

Khiến trẻ bị ốm thấy dễ chịu[sửa]

  1. Khích lệ tinh thần. Bị ốm sẽ khó chịu và trẻ có thể lo lắng hay buồn bã bởi những gì chúng cảm thấy. Vì thế hãy quan tâm và chăm sóc trẻ hơn bình thường. Ví dụ như bạn có thể:
    • Ngồi cùng trẻ
    • Đọc sách cho trẻ
    • Hát cho trẻ nghe
    • Cầm tay trẻ
    • Ôm trẻ vào lòng
  2. Kê cao người hoặc đầu trẻ. Việc để trẻ nằm thẳng người trên một mặt phẳng có thể khiến cơn ho trở nên tệ hơn. [1] Để giữ cho đầu trẻ được kê cao, bạn có thể đặt một cuốn sách hoặc khăn tắm dưới đệm hay dưới chân của trẻ.
    • Bạn cũng có thể đặt thêm một cái gối hoặc sử dụng một cái nệm kê lưng để giữ cho trẻ nằm cao.
  3. Bật máy tạo ẩm. Không khí khô có thể khiến cơn ho và viêm họng trở nên tệ hơn, vì vậy hãy thử dùng máy tạo ẩm hoặc máy phun sương mát để giữ ẩm cho không khí trong phòng trẻ. Điều này có thể giúp giảm cơn ho, ngạt mũi và cảm giác khó chịu.
    • Hãy chắc chắn là bạn thay nước trong máy tạo ẩm thường xuyên.
    • Vệ sinh máy tạo ẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn chặn nấm mốc phát triển trong đó.[1]
  4. Để trẻ ở trong môi trường yên tĩnh . Giữ cho không gian trong nhà yên tĩnh nhất có thể để giúp trẻ nghỉ ngơi tốt hơn. Kích thích từ tivi và máy tính làm hạn chế giấc ngủ của trẻ và trẻ cần nghỉ ngơi nhiều càng nhiều càng tốt, vậy nên bạn có thể cân nhắc việc di chuyển các thiết bị này khỏi phòng trẻ hoặc hạn chế trẻ sử dụng chúng. [2]
  5. Giữ cho nhiệt độ trong nhà bạn dễ chịu. Trẻ có thể thấy nóng hoặc lạnh do ốm, vì vậy, điều chỉnh nhiệt độ trong nhà có thể giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Sẽ tốt hơn nếu giữ nhiệt độ nhà bạn trong khoảng từ 18 đến 21 độ C (tương đương 65 đến 70 độ F), bạn cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ nếu trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.
    • Ví dụ như nếu trẻ phàn nàn là chúng quá lạnh, vậy nên tăng nhiệt độ một chút. Còn nếu trẻ nói rằng chúng quá nóng thì hãy bật điều hòa hoặc quạt.

Cho trẻ ốm ăn[sửa]

  1. Cho trẻ uống nhiều nước lọc. Thiếu nước có thể khiến tình trạng tệ hơn khi trẻ ốm. Ngăn chặn sự mất nước ở trẻ bằng cách đảm bảo trẻ uống nước thường xuyên.[3] Cho trẻ dùng:
    • Nước
    • Kem que
    • Soda gừng
    • Nước trái cây pha loãng
    • Đồ uống tăng cường chất điện giải
  2. Cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn những thực phẩm dinh dưỡng không gây khó chịu cho dạ dày của chúng. Việc lựa chọn thực phẩm còn phụ thuộc vào triệu trứng của trẻ. Một số thực phẩm tốt trong trường hợp này có thể kể đến:
    • Bánh mặn
    • Chuối
    • Sốt táo
    • Bánh mì nướng[4]
    • Ngũ cốc chín
    • Khoai tây nghiền [5]
  3. Cho trẻ ăn súp gà. Mặc dù súp gà không chữa khỏi bệnh nhưng súp gà ấm giúp giảm nhẹ các triệu trứng cảm lạnh và cúm bằng cách làm mỏng dịch nhầy và hoạt động như một chất chống viêm.[6] Có rất nhiều công thức để bạn có thể tự nấu súp gà, tuy nhiên các sản phẩm súp gà công nghiệp cũng có một số tác dụng nhất định.

Chữa bệnh cho trẻ tại nhà=[sửa]

  1. Hãy để cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều. Khuyến khích trẻ ngủ thường xuyên khi chúng muốn. Đọc truyện hoặc cho trẻ nghe sách ghi âm để giúp trẻ dễ ngủ hơn. [7] Trẻ cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  2. Sử dụng thuốc không cần kê đơn một cách cẩn trọng. Nếu bạn cho trẻ uống thuốc, cố gắng sử dụng một sản phẩm, ví dụ như axetaminophen hay ibuprofen, hơn là sử dụng các loại thuốc xen kẽ hoặc kết hợp các loại thuốc. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết nên cho trẻ uống loại thuốc nào.[8]
    • Không cho trẻ dưới 6 tháng dùng ibuprofen. [9]
    • Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng thuốc cảm và ho, và tốt hơn hết là không sử dụng cho đến khi trẻ 8 tuổi. Các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ đe dọa đến tính mạng và hiệu quả chữa bệnh vẫn chưa được kiểm chứng.[10]
    • Không cho trẻ sơ sinh, trẻ em hay trẻ vị thành niên sử dụng axit axetylsalixylic (aspirin) bởi loại thuốc này có khả năng gây ra một bệnh nghiêm trọng hiếm gặp có tên là hội chứng Reye.
  3. Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối ấm. Cho ¼ thìa muối vào khoảng 230 nước ấm. Cho trẻ súc miệng nước muối và nhổ ra sau khi súc miệng xong. Súc miệng nước muối giúp giảm cơn đau họng.[5]
    • Với trẻ nhỏ hoặc khi trẻ bị nghẹt mũi, bạn có thể dùng nước muối dạng nhỏ mũi hoặc dạng xịt. Bạn có thể pha chế nước muối xịt mũi hoặc mua ở hiệu thuốc. Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể sử dụng dụng cụ hút mũi sau khi sử dụng loại nhỏ giọt.
  4. Giữ cho nhà bạn tránh khỏi những thứ gây khó chịu. Tránh hút thuốc quanh trẻ và đặc biệt tránh sử dụng nước hoa có mùi mạnh, đồng thời ngưng các hoạt động như sơn hay lau dọn nhà bởi mùi của chúng có thể gây khó chịu cho họng và phổi của trẻ và khiến bệnh nặng hơn.[5]
  5. Thông khí phòng của trẻ. Mở cửa sổ phòng trẻ định kỳ để không khí được trong lành. Mở cửa phòng khi trẻ ở trong nhà tắm để chúng không bị lạnh.[11] Cho trẻ đắp thêm chăn nếu cần thiết.

Gặp bác sĩ[sửa]

  1. Xác định xem con bạn có bị cúm hay không. Kiểm tra cẩn thận các triệu chứng nhiễm trùng do virus cúm.. Những căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng thường phát triển một cách đột ngột. Liên hệ với bác sĩ của trẻ nếu bạn cho rằng trẻ bị cúm, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi hoặc có các vấn đề về sức khỏe như bị hen suyễn. Các triệu chứng của bệnh cúm bao gồm:
    • Sốt cao và/hoặc lạnh
    • Ho
    • Viêm họng
    • Sổ mũi
    • Đau người hoặc đau cơ
    • Đau đầu
    • Mệt mỏi và.hoặc yếu
    • Tiêu chảy và/hoặc ói mửa[12]
  2. Cặp nhiệt độ cho trẻ. Nếu bạn không có nhiệt kế, kiểm tra xem các dấu hiệu như rét run, mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi, hoặc cảm thấy rất nóng khi chạm vào hay không. [8]
  3. Hỏi trẻ xem chúng có bị đau không. Nếu có hãy hỏi trẻ đau như thế nào và đau ở đâu. Bạn cũng có thể ấn nhẹ vào nơi mà trẻ kêu đau để kiểm tra độ nghiêm trọng của nó.
  4. Theo dõi các dấu hiệu của bệnh nặng. Hãy chú ý cẩn thận với những dấu hiệu cho thấy rằng con của bạn cần phải gặp một chuyên gia y tế ngay lập tức. Những dấu hiệu này bao gồm:
    • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt
    • Đau đầu nghiệm trọng hoặc cứng cổ
    • Thay đổi cách thở, đặc biệt là khó thở
    • Thay đổi màu da, ví dụ như nhìn tái nhơt, đỏ dần hay hơi xanh
    • Trẻ từ chối uống nước và ngưng đi tiểu
    • Không có nước mắt khi khóc
    • Ói mửa nghiêm trọng hoặc không ngừng
    • Trẻ gặp khó khăn trong việc thức dậy hoặc không có phản ứng
    • Trẻ yên tĩnh khác thường và không hoạt động
    • Có dấu hiệu dễ bị kích thích cực độ hoặc đau
    • Đau hoặc tức ngực hay bụng
    • Chóng mặt đột ngột hoặc kéo dài
    • Bị nhầm lẫn
    • Các triệu chứng giống như cúm cải thiện nhưng sau đó trở nên tồi tệ [8]
  5. Đến hiệu thuốc trong khu nhà của bạn. Nói với dược sĩ nếu bạn không chắc con mình có cần đến bác sĩ hay không. Dược sĩ có thể giúp bạn xác định xem liệu những triệu chứng con bạn gặp phải có cần chăm sóc y tế và có thể đưa ra lời khuyển về đơn thuốc nếu thấy cần.
    • Bạn cũng có thể gọi đến văn phòng bác sĩ bởi ở đó gần như luôn luôn có người trực và họ có thể giúp bạn biết việc cần làm và đưa ra những lời khuyên chăm sóc trẻ tại nhà.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]