Chương trình môn Toán/Nội dung giáo dục/Lớp 11
Đại số và một số yếu tố giải tích[sửa]
Đại số[sửa]
Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Góc lượng giác. Số đo của góc lượng giác. Đường tròn lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác, quan hệ giữa các giá trị lượng giác. Các phép biến đổi lượng giác (công thức cộng; công thức nhân đôi; công thức biến đổi tích thành tổng; công thức biến đổi tổng thành tích) |
-
Nhận
biết
được
các
khái
niệm
cơ
bản
về
góc
lượng
giác:
khái
niệm
góc
lượng
giác;
số
đo
của
góc
lượng
giác;
hệ
thức
Chasles
cho
các
góc
lượng
giác;
đường
tròn
lượng
giác.
- Nhận biết được khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác. - Mô tả được bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau π. – Sử dụng được máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó. – Mô tả được các phép biến đổi lượng giác cơ bản: công thức cộng; công thức góc nhân đôi; công thức biến đổi tích thành tổng và công thức biến đổi tổng thành tích. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác và các phép biến đổi lượng giác. |
Hàm số lượng giác và đồ thị |
–
Nhận
biết
được
được
các
khái
niệm
về
hàm
số
chẵn,
hàm
số
lẻ,
hàm
số
tuần
hoàn.
– Nhận biết được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn. – Nhận biết được được định nghĩa các hàm lượng giác y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x thông qua đường tròn lượng giác. – Mô tả được bảng giá trị của bốn hàm số lượng giác đó trên một chu kì. – Vẽ được đồ thị của các hàm số y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x. – Giải thích được: tập xác định; tập giá trị; tính chất chẵn, lẻ; tính tuần hoàn; chu kì; khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x dựa vào đồ thị. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với hàm số lượng giác (ví dụ: một số bài toán có liên quan đến dao động điều hoà trong Vật lí,...). |
Phương trình lượng giác cơ bản |
–
Nhận
biết
được
công
thức
nghiệm
của
phương
trình
lượng
giác
cơ
bản:
sin
x
=
m;
cos
x
=
m;
tan
x
=
m;
cot
x
=
m
bằng
cách
vận
dụng
đồ
thị
hàm
số
lượng
giác
tương
ứng.
– Tính được nghiệm gần đúng của phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay. – Giải được phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản (ví dụ: giải phương trình lượng giác dạng sin 2x = sin 3x, sin x = cos 3x). – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình lượng giác (ví dụ: một số bài toán liên quan đến dao động điều hòa trong Vật lí,...). |
Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhân[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Dãy số. Dãy số tăng, dãy số giảm |
-
Nhận
biết
được
dãy
số
hữu
hạn,
dãy
số
vô
hạn.
- Thể hiện được cách cho dãy số bằng liệt kê các số hạng; bằng công thức tổng quát; bằng hệ thức truy hồi; bằng cách mô tả. - Nhận biết được tính chất tăng, giảm, bị chặn của dãy số trong những trường hợp đơn giản. |
Cấp số cộng. Số hạng tổng quát của cấp số cộng. Tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số cộng |
-
Nhận
biết
được
một
dãy
số
là
cấp
số
cộng.
- Giải thích được công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số cộng. - Tính được tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số cộng. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số cộng để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số,...). |
Cấp số nhân. Số hạng tổng quát của cấp số nhân. Tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân |
-
Nhận
biết
được
một
dãy
số
là
cấp
số
nhân.
- Giải thích được công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số nhân. - Tính được tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số nhân để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số,...). |
Một số yếu tố giải tích[sửa]
Giới hạn. Hàm số liên tục[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
1.1 Giới hạn của dãy số. Phép toán giới hạn dãy số. Tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn |
-
Nhận
biết
được
khái
niệm
giới
hạn
của
dãy
số.
- Giải thích được một số giới hạn cơ bản như: ; ; với c là hằng số. - Vận dụng được các phép toán giới hạn dãy số để tìm giới hạn của một số dãy số đơn giản (ví dụ: ) - Tính được tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn và vận dụng được kết quả đó để giải quyết một số tình huống thực tiễn giả định hoặc liên quan đến thực tiễn. |
1.2. Giới hạn của hàm số. Phép toán giới hạn hàm số |
-
Nhận
biết
được
khái
niệm
giới
hạn
hữu
hạn
của
hàm
số,
giới
hạn
hữu
hạn
một
phía
của
hàm
số
tại
một
điểm.
- Nhận biết được khái niệm giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực và mô tả được một số giới hạn cơ bản như: , với c là hằng số và k là số nguyên dương. - Nhận biết được khái niệm giới hạn vô cực (một phía) của hàm số tại một điểm và hiểu được một số giới hạn cơ bản như: , . - Tính được một số giới hạn hàm số bằng cách vận dụng các phép toán trên giới hạn hàm số. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giới hạn hàm số. |
1.3. Hàm số liên tục |
-
Nhận
dạng
được
hàm
số
liên
tục
tại
một
điểm,
hoặc
trên
một
khoảng,
hoặc
trên
một
đoạn.
- Nhận dạng được tính liên tục của tổng, hiệu, tích, thương của hai hàm số liên tục. - Nhận biết được tính liên tục của một số hàm sơ cấp cơ bản (như hàm đa thức, hàm phân thức, hàm căn thức, hàm lượng giác) trên tập xác định của chúng. |
Hàm số mũ và hàm số lôgarit[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Phép tính luỹ thừa với số mũ nguyên, số mũ hữu tỉ, số mũ thực. Các tính chất |
-
Nhận
biết
được
khái
niệm
luỹ
thừa
với
số
mũ
nguyên
của
một
số
thực
khác
0;
luỹ
thừa
với
số
mũ
hữu
tỉ
và
luỹ
thừa
với
số
mũ
thực
của
một
số
thực
dương.
Giải thích được các tính chất của phép tính luỹ thừa với số mũ nguyên, luỹ thừa với số mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực. - Sử dụng được tính chất của phép tính luỹ thừa trong tính toán các biểu thức số và rút gọn các biểu thức chứa biến (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí). - Tính được giá trị biểu thức số có chứa phép tính luỹ thừa bằng sử dụng máy tính cầm tay. - Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phép tính luỹ thừa (ví dụ: bài toán về lãi suất, sự tăng trưởng,...). |
Phép tính lôgarit (logarithm). Các tính chất |
-
Nhận
biết
được
khái
niệm
lôgarit
cơ
số
a
(a
>
0,
a
1)
của
một
số
thực
dương.
- Giải thích được các tính chất của phép tính lôgarit nhờ sử dụng định nghĩa hoặc các tính chất đã biết trước đó. - Sử dụng được tính chất của phép tính lôgarit trong tính toán các biểu thức số và rút gọn các biểu thức chứa biến (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí). - Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) của lôgarit bằng cách sử dụng máy tính cầm tay. - Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phép tính lôgarit (ví dụ: bài toán liên quan đến độ pH trong Hoá học,...). |
Hàm số mũ. Hàm số lôgarit |
-
Nhận
biết
được
hàm
số
mũ
và
hàm
số
lôgarit.
Nêu
được
một
số
ví
dụ
thực
tế
về
hàm
số
mũ,
hàm
số
lôgarit.
- Nhận dạng được đồ thị của các hàm số mũ, hàm số lôgarit. - Giải thích được các tính chất của hàm số mũ, hàm số lôgarit thông qua đồ thị của chúng. - Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với hàm số mũ và hàm số lôgarit (ví dụ: lãi suất, sự tăng trưởng,...). |
Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit |
-
Giải
được
phương
trình,
bất
phương
trình
mũ,
lôgarit
ở
dạng
đơn
giản
(ví
dụ
;
2x+1
=
23x+5;
log2(x
+1)
=
3;
log3(x
+1)
=
log3(x2
-1)).
- Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit (ví dụ: bài toán liên quan đến độ pH, độ rung chấn,...). |
Đạo hàm[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Khái niệm đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm |
-
Nhận
biết
được
một
số
bài
toán
dẫn
đến
khái
niệm
đạo
hàm
như:
xác
định
vận
tốc
tức
thời
của
một
vật
chuyển
động
không
đều,
xác
định
tốc
độ
thay
đổi
của
nhiệt
độ.
- Nhận biết được định nghĩa đạo hàm. Tính được đạo hàm của một số hàm đơn giản bằng định nghĩa. - Nhận biết được ý nghĩa hình học của đạo hàm. - Thiết lập được phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị. - Nhận biết được số e thông qua bài toán mô hình hoá lãi suất ngân hàng. |
Các quy tắc tính đạo hàm |
-
Tính
được
đạo
hàm
của
một
số
hàm
số
sơ
cấp
cơ
bản
(như
hàm
đa
thức,
hàm
căn
thức
đơn
giản,
hàm
số
lượng
giác,
hàm
số
mũ,
hàm
số
lôgarit).
- Sử dụng được các công thức tính đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương của các hàm số và đạo hàm của hàm hợp. - Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm (ví dụ: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều,...). |
Đạo hàm cấp hai |
-
Nhận
biết
được
khái
niệm
đạo
hàm
cấp
hai
của
một
hàm
số.
- Tính được đạo hàm cấp hai của một số hàm số đơn giản. - Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm cấp hai (ví dụ: xác định gia tốc từ đồ thị vận tốc theo thời gian của một chuyển động không đều,...). |
Thực hành phần mềm toán học[sửa]
Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện)
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
-
Sử
dụng
phần
mềm
để
hỗ
trợ
việc
học
các
kiến
thức
đại
số
và
giải
tích.
- Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ đồ thị hàm số lượng giác và sử dụng đồ thị để tạo các hoa văn, hình khối. - Thực hành sử dụng phần mềm để tạo mô hình thao tác động mô tả giới hạn, mô tả hàm số liên tục. - Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ đồ thị hàm số luỹ thừa, hàm số mũ, hàm số lôgarit và tìm hiểu đặc điểm của chúng. - Thực hành sử dụng phần mềm để tạo mô hình mô tả đạo hàm, ý nghĩa hình học của tiếp tuyến. |
Hình học và đo lường[sửa]
Hình học không gian[sửa]
Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Cách xác định mặt phẳng. Hình chóp và hình tứ diện |
-
Nhận
biết
được
các
quan
hệ
liên
thuộc
cơ
bản
giữa
điểm,
đường
thẳng,
mặt
phẳng
trong
không
gian.
- Mô tả được ba cách xác định mặt phẳng (qua ba điểm không thẳng hàng; qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó; qua hai đường thẳng cắt nhau). - Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng. - Vận dụng được các tính chất về giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng vào giải bài tập. - Nhận biết được hình chóp, hình tứ diện. - Vận dụng được kiến thức về đường thẳng, mặt phẳng trong không gian để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Quan hệ song song trong không gian. Phép chiếu song song[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Hai đường thẳng song song |
-
Nhận
biết
được
vị
trí
tương
đối
của
hai
đường
thẳng
trong
không
gian:
hai
đường
thẳng
trùng
nhau,
song
song,
cắt
nhau,
chéo
nhau
trong
không
gian.
- Giải thích được tính chất cơ bản về hai đường thẳng song song trong không gian. - Vận dụng được kiến thức về hai đường thẳng song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Đường thẳng và mặt phẳng song song |
-
Nhận
biết
được
đường
thẳng
song
song
với
mặt
phẳng.
- Giải thích được điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng. - Giải thích được tính chất cơ bản về đường thẳng song song với mặt phẳng. - Vận dụng được kiến thức về đường thẳng song song với mặt phẳng để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Hai mặt phẳng song song. Định lí Thalès trong không gian. Hình lăng trụ và hình hộp |
-
Nhận
biết
được
hai
mặt
phẳng
song
song
trong
không
gian.
- Giải thích được điều kiện để hai mặt phẳng song song. - Giải thích được tính chất cơ bản về hai mặt phẳng song song. - Giải thích được định lí Thalès trong không gian. - Giải thích được tính chất cơ bản của lăng trụ và hình hộp. - Vận dụng được kiến thức về quan hệ song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian |
-
Nhận
biết
được
khái
niệm
và
các
tính
chất
cơ
bản
về
phép
chiếu
song
song.
- Xác định được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép chiếu song song. - Vẽ được hình biểu diễn của một số hình khối đơn giản. - Sử dụng được kiến thức về phép chiếu song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Quan hệ vuông góc trong không gian. Phép chiếu vuông góc[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Góc giữa hai đường thẳng. Hai đường thẳng vuông góc |
-
Nhận
biết
được
khái
niệm
góc
giữa
hai
đường
thẳng
trong
không
gian.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc trong không gian. - Chứng minh được hai đường thẳng vuông góc trong không gian trong một số trường hợp đơn giản. - Sử dụng được kiến thức về hai đường thẳng vuông góc để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Định lí ba đường vuông góc. Phép chiếu vuông góc |
-
Nhận
biết
được
đường
thẳng
vuông
góc
với
mặt
phẳng.
- Xác định được điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. - Giải thích được được định lí ba đường vuông góc. - Giải thích được được mối liên hệ giữa tính song song và tính vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng. - Nhận biết được khái niệm phép chiếu vuông góc. - Xác định được hình chiếu vuông góc của một điểm, một đường thẳng, một tam giác. - Nhận biết được công thức tính thể tích của hình chóp, hình lăng trụ, hình hộp. - Tính được thể tích của hình chóp, hình lăng trụ, hình hộp trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: nhận biết được đường cao và diện tích mặt đáy của hình chóp). - Vận dụng được kiến thức về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Hai mặt phẳng vuông góc. Hình lăng trụ đứng, lăng trụ đều, hình hộp đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều. |
-
Nhận
biết
được
hai
mặt
phẳng
vuông
góc
trong
không
gian.
- Xác định được điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc. - Giải thích được tính chất cơ bản về hai mặt phẳng vuông góc. - Giải thích được tính chất cơ bản của hình lăng trụ đứng, lăng trụ đều, hình hộp đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều. - Vận dụng được kiến thức về hai mặt phẳng vuông góc để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Khoảng cách trong không gian |
-
Xác
định
được
khoảng
cách
từ
một
điểm
đến
một
đường
thẳng;
khoảng
cách
từ
một
điểm
đến
một
mặt
phẳng;
khoảng
cách
giữa
hai
đường
thẳng
song
song;
khoảng
cách
giữa
đường
thẳng
và
mặt
phẳng
song
song;
khoảng
cách
giữa
hai
mặt
phẳng
song
song
trong
những
trường
hợp
đơn
giản.
- Nhận biết được đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau; tính được khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: có một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa đường thẳng còn lại). - Sử dụng được kiến thức về khoảng cách trong không gian để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc nhị diện và góc phẳng nhị diện |
-
Nhận
biết
được
khái
niệm
góc
giữa
đường
thẳng
và
mặt
phẳng.
- Xác định và tính được góc giữa đường thẳng và mặt phẳng trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: đã biết hình chiếu vuông góc của đường thẳng lên mặt phẳng). - Nhận biết được khái niệm góc nhị diện, góc phẳng nhị diện. - Xác định và tính được số đo góc nhị diện, góc phẳng nhị diện trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: nhận biết được mặt phẳng vuông góc với cạnh nhị diện). - Sử dụng được kiến thức về góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc nhị diện để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Hình chóp cụt đều và thể tích |
-
Nhận
biết
được
hình
chóp
cụt
đều.
- Tính được thể tích khối chóp cụt đều. - Vận dụng được kiến thức về hình chóp cụt đều để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. |
Thực hành phần mềm toán học[sửa]
Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện)
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
-
Sử
dụng
phần
mềm
để
hỗ
trợ
việc
học
các
kiến
thức
hình
học.
- Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ đường thẳng, mặt phẳng, giao điểm, giao tuyến, tạo hình trong không gian, xác định hình biểu diễn. - Thực hành sử dụng phần mềm hỗ trợ đồ hoạ và vẽ kĩ thuật. |
Thống kê và xác suất[sửa]
Thống kê[sửa]
Phân tích và xử lí dữ liệu[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Các số đặc trưng của mẫu số liệu ghép nhóm |
-
Tính
được
các
số
đặc
trưng
đo
xu
thế
trung
tâm
cho
mẫu
số
liệu
ghép
nhóm:
số
trung
bình
cộng
(hay
số
trung
bình),
trung
vị
(median),
tứ
phân
vị
(quartiles),
mốt
(mode).
- Hiểu được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong thực tiễn. - Rút ra được kết luận nhờ ý nghĩa của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản. - Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức của các môn học khác trong Chương trình lớp 11 và trong thực tiễn. |
Xác suất[sửa]
Khái niệm về xác suất[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Một số khái niệm về xác suất cổ điển | Nhận biết được một số khái niệm về xác suất cổ điển: hợp và giao các biến cố; biến cố độc lập. |
Các quy tắc tính xác suất[sửa]
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Các quy tắc tính xác suất |
-
Tính
được
xác
suất
của
biến
cố
hợp
bằng
cách
sử
dụng
công
thức
cộng.
- Tính được xác suất của biến cố giao bằng cách sử dụng công thức nhân (cho trường hợp biến cố độc lập). - Tính được xác suất của biến cố trong một số bài toán đơn giản bằng phương pháp tổ hợp. - Tính được xác suất trong một số bài toán đơn giản bằng cách sử dụng sơ đồ hình cây. |
Thực hành phần mềm toán học[sửa]
Thực hành trong phòng máy tính với phần mềm toán học (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện)
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
-
Sử
dụng
phần
mềm
để
hỗ
trợ
việc
học
các
kiến
thức
thống
kê
và
xác
suất.
- Sử dụng phần mềm để tính được các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm. - Thực hành sử dụng phần mềm để tính xác suất. |
Hoạt động thực hành và trải nghiệm[sửa]
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Hoạt
động
1:
Thực
hành
ứng
dụng
các
kiến
thức
toán
học
vào
thực
tiễn
và
các
chủ
đề
liên
môn,
chẳng
hạn:
Thực hành tổng hợp các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường, ước lượng và vận dụng các kiến thức hình học không gian vào đồ hoạ, vẽ kĩ thuật, như: vận dụng kiến thức về hàm số lượng giác vào tìm hiểu hệ thống hướng dẫn cất cánh và hạ cánh của máy bay, tìm hiểu hệ thống xác định phần tử bắn của pháo binh, tên lửa; vận dụng kiến thức về xác suất thống kê để giải thích các quy luật di truyền học; vận dụng các kiến thức hình học không gian vào đồ hoạ, vẽ kĩ thuật và thiết kế trong công nghệ. Hoạt động 2: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào lĩnh vực Giáo dục dân số, chẳng hạn: vận dụng cấp số cộng, cấp số nhân để giải thích quy luật tăng trưởng dân số; vận dụng hàm số mũ, hàm số lôgarit để giải thích ảnh hưởng của sự tăng trưởng dân số tới tiến bộ kinh tế - xã hội, giải thích mối liên hệ giữa sự tăng trưởng dân số với môi trường sinh thái,... Hoạt động 3: Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính, như: - Thực hành lên kế hoạch và quản lí thu nhập và tích luỹ của cải trong khoảng thời gian ngắn hạn và trung hạn. - Xác định được các phương thức để bảo vệ bản thân khỏi rủi ro. Hoạt động 4: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá: câu lạc bộ toán học; cuộc thi về Toán, dự án học tập, ra báo tường (hoặc nội san) về Toán, như: câu lạc bộ về ứng dụng toán học trong khoa học máy tính và công nghệ thông tin,... Hoạt động 5 (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu học sinh giỏi Toán trong trường và trường bạn, giao lưu với các chuyên gia nhằm hiểu rõ hơn về vai trò của Toán học trong thực tiễn và trong các ngành nghề. |