Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chưng cất nước
Từ VLOS
Có nhiều phương pháp để bạn tự làm nước cất. Sau khi loại bỏ khoáng chất và hóa chất bạn sẽ có nước cất. Nước cất được sử dụng cho nhiều mục đích như uống, tưới cây, cho vào máy tạo ẩm, nuôi cá và vân vân. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước cất.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chưng cất nước máy bằng bát thủy tinh[sửa]
- Đổ nước máy ngập một nửa nồi inox dung tích 18 lít.
-
Đặt
bát
thủy
tinh
vào
trong
nồi
nước.
Cần
đảm
bảo
bát
nổi
trên
nước
và
không
chạm
vào
đáy
nồi.
- Nếu bát không nổi, bạn nên lấy bát ra và đặt khay nướng vào nồi. Sau đó, đặt bát trở lại trên khay nướng trong nồi.
- Quan sát lượng nước thu được trong bát. Nước phải nóng nhưng không được sôi. Tắt bếp khi thấy nước trong bát bắt đầu sôi.
- Tạo hiệu ứng ngưng tụ bằng vật ngăn nóng/lạnh. Bạn có thể lật ngược nắp nồi rồi đổ đầy đá viên lên. Hơi nước nóng chạm vào nắp lạnh sẽ tạo hiệu ứng ngưng tụ.
- Đun sôi nước trong nồi. Nước tiếp tục sôi sẽ tạo hơi nước bốc lên và ngưng tụ trên nắp nồi. Nước ngưng tụ sẽ rơi xuống bát. Tiếp tục quá trình chưng cất cho đến khi lượng nước trong bát vừa đủ như bạn muốn.
- Tắt bếp và mở nắp nồi.
- Lấy bát nước cất ra khỏi nồi nước sôi. Cẩn thận khi lấy bát nước ra để tránh bị bỏng. Bạn có thể chờ nước nguội trước khi đổ ra khỏi bát.
- Chờ nước chưng cất nguội bớt trước khi đem đi bảo quản.
Chưng cất nước máy bằng chai thủy tinh[sửa]
- Chuẩn bị 2 chai thủy tinh để làm nước chưng cất. Quy trình này diễn ra hiệu quả nhất khi ít nhất 1 trong 2 chai nước có phần cổ uốn cong để ngăn nước chưng chất trôi ngược vào chai kia.
- Đổ nước máy vào 1 chai thủy tinh. Mực nước phải cách miệng chai ít nhất 13 cm.
- Nối phần miệng của 2 chai thủy tinh với nhau rồi dùng băng dán dính cố định.
- Chuẩn bị nồi inox dung tích 19 lít đựng nước sôi để chưng cất nước. Mực nước phải đủ ngập chai đựng nước máy.
- Nghiêng cả 2 chai thủy tinh tạo góc 30 độ, dựng tựa chai rỗng bên trên (không đựng nước máy) vào miệng nồi. Góc 30 độ giúp dễ dàng thu được phần nước chưng cất bốc hơi lên.
- Đặt túi đá viên hoặc túi chườm lạnh lên chai ở trên (không ở trong nồi). Nước này giúp tạo tường ngăn nóng/lạnh, khiến nước bốc hơi từ chai trong nồi ngưng tụ vào chai lạnh hơn.
- Tiếp tục quá trình chưng cất cho đến khi lượng nước trong bát vừa đủ như bạn muốn.
Biến nước mưa thành nước uống[sửa]
- Đặt thùng to, sạch ngoài trời để hứng nước mưa.
- Đặt thùng ngoài trời khoảng 2 ngày để khoáng chất tiêu tan.
- Bảo quản nước chưng cất trong bình sạch.
Lời khuyên[sửa]
- Thỉnh thoảng bạn nên mở nắp nồi lật ngược để đảm bảo hơi nước ngưng tụ rơi xuống bát.
- Nếu nghĩ nước máy không đủ tinh khiết, bạn có thể đổ nước chưng cất vào bể cá. Hòa nước chưng cất với nước mặn trước khi đổ vào bể cá.
Cảnh báo[sửa]
- Bạn cần cho hóa chất phù hợp vào nước cất để hỗ trợ sự sống dưới nước trước khi đổ nước cất vào bể hoặc hồ cá. Không có các khoáng chất này, nước chưng cất sẽ không thể hỗ trợ sự sống.
- Chỉ có nước trong bát hoặc chai sau khi ngưng tụ là nước chưng cất. Phần nước còn lại chỉ chứa tạp chất sót lại.
- Phải đảm bảo bát và chai thủy tinh có thể chịu được nước sôi.
- Uống nước chưng cất trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu khoáng chất và sức khỏe suy giảm. Vì vậy, khi uống nước chưng cất, bạn nên nhỏ thêm vài giọt khoáng chất. Chưng cất nước sẽ giúp loại bỏ hàng nghìn chất ô nhiễm như dược chất và kim loại nặng nhưng cũng làm mất đi khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Nồi inox dung tích 18 lít
- Nước máy
- Bát thủy tinh
- Khay nướng tròn
- Nắp nồi
- Đá viên
- 2 chai thủy tinh
- Băng dính
- Túi chườm đá hoặc túi đựng đá viên
- Thùng đựng lớn
- Nước mưa
- Bình