Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa ở vị trí chính giữa lòng bàn tay và cẳng tay bị bó chặt hay chèn ép. Hội chứng này có thể gây viêm, đau, tê, ngứa ran và cảm giác chèn ép ở các ngón tay, cổ tay và cánh tay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay như bệnh lý tiềm ẩn, sử dụng cổ tay liên tục, chấn thương hoặc phẫu thuật cổ tay. Chẩn đoán và điều trị có thể giúp giảm triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.[1]

Các bước[sửa]

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay tại nhà[sửa]

  1. Đánh giá nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay. Đánh giá nguy cơ mắc bệnh giúp bạn hiểu cặn kẽ hơn về triệu chứng bệnh, từ đó chẩn đoán và điều trị bệnh tốt hơn. Đánh giá xem bạn có mang một hay nhiều các yếu tố nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay dưới đây hay không:[2]
    • Giới tính và độ tuổi: phụ nữ có xu hướng bị hội chứng ống cổ tay cao hơn nam giới và căn bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 đến 60.
    • Nghề nghiệp: Một số công việc đòi hỏi sử dụng cổ tay liên tục như làm việc trong nhà máy hoặc lắp ráp dây chuyền. Những công việc này thường tăng nguy cơ hội chứng ống cổ tay.
    • Bệnh lý tiềm ẩn: Người bị rối loạn trao đổi chất, viêm thấp khớp, mãn kinh, béo phì, rối loạn tuyến giáp, suy thận, hoặc tiểu đường thường có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay.
    • Lối sống: hút thuốc, tiêu thụ nhiều muối, ít vận động cũng là những nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay.
  2. Nhận biết triệu chứng. Nếu nhận thấy một trong năm triệu chứng sau đây ở cổ tay, bàn tay hay cánh tay, bạn có thể bị hội chứng ống cổ tay: [3]
    • Ngứa ran ở bàn tay, ngón tay hoặc cổ tay.
    • Tê bàn tay, ngón tay hoặc cổ tay.
    • Sưng cổ tay.
    • Đau bàn tay, ngón tay hoặc cổ tay.
    • Yếu tay.
  3. Theo dõi triệu chứng. Theo dõi triệu chứng giúp chẩn đoán và điều trị bệnh tốt hơn. Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh tốt hơn nếu có bệnh án chi tiết về hội chứng này.[4]
    • Các triệu chứng thường xuất hiện từ từ.
    • Ban đầu, triệu chứng thường xuất hiện về đêm. Nhưng khi bệnh nặng hơn, triệu chứng sẽ xuất hiện vào cả ban ngày.
    • Triệu chứng sẽ không cải thiện theo thời gian (không giống như khi bị chấn thương tạm thời) và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  4. Thử Nghiệm pháp Phalen. Đây là thử nghiệm đơn giản giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.[5] Có nhiều cách áp dụng nghiệm pháp Phalen mà bạn có thể thử như:
    • Ngồi vào bàn và đặt khuỷu tay lên bàn.
    • Uốn cong cổ tay hết sức có thể để tăng áp lực ống cổ tay.
    • Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất một phút.
    • Một cách thử nghiệm khác là chắp 2 mu bàn bàn tay lại với nhau, ngón tay hướng xuống dưới (giống tư thế lạy ngược).
    • Bạn có khả năng dương tính với hội chứng ống cổ tay nếu bị đau và ngứa ở bàn tay, ngón tay hoặc cổ tay hay tê ngón tay, đặc biệt tê nhiều ở ngón cái, ngón trỏ và một phần của ngón giữa.
  5. Thử các phương pháp khác giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Có nhiều thử nghiệm giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, tuy nhiên tính đặc hiệu của những phương pháp này vẫn đang là nghi vấn. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thử những phương pháp sau:[6]
    • Thử nghiệm Dấu hiệu Tinel được thực hiện bằng cách dùng ngón tay hoặc búa phản xạ vỗ nhẹ cổ tay và ống cổ tay. Cảm giác gứa ran ở ngón tay sau khi vỗ được cho là dương tính với hội chứng ống cổ tay.
    • Thử nghiệm Garô là quy trình tăng áp lực tạm thời ở ống cổ tay bằng cách quấn băng đo huyết áp vào bắp tay hoặc cẳng tay. Băng đo huyết áp phồng lên giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ cản trở tĩnh mạch trở lại từ cánh tay, đồng thời tăng lượng máu ở tay. Nếu các triệu chứng xuất hiện sau đó, bạn có thể dương tính với hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này nếu bạn không thoải mái khi sử dụng băng đo huyết áp.
    • Thử nghiệm nâng cao tay được thực hiện bằng cách giơ tay lên đầu trong 2 phút. Nếu các triệu chứng xuất hiện, bạn có khả năng bị hội chứng ống cổ tay.
    • Thử nghiệm ép cổ tay Durkan là trực tiếp nhấn lên ống cổ tay để tăng áp lực. Nhờ người khác hoặc tự mình dùng ngón cái nhấn lên cổ tay. Bạn có thể dương tính với hội chứng ống cổ tay nếu các triệu chứng xuất hiện.
  6. Cân nhắc đi khám bác sĩ. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, ngày càng nghiêm trọng hơn, đau không thể chịu đựng được và khó làm việc, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị triệu chứng đúng cách và loại trừ tất cả các căn bệnh nghiêm trọng mà bạn có thể mắc phải.

Chẩn đoán ống cổ tay ở bệnh viện[sửa]

  1. Nói với bác sĩ về các triệu chứng. Bạn nên trình bày với bác sĩ về tất cả các triệu chứng và tiền sử bệnh.[7]
    • Nên nhớ rằng bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tốt hơn nếu bạn trình bày chi tiết và không bỏ sót bất kỳ một triệu chứng nào.
    • Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ khoa thần kinh, phẫu thuật, chỉnh hình, hoặc thấp khớp nếu cần thiết cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.
  2. Kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ đánh giá cổ tay và bàn tay của bạn. Bác sĩ sẽ nhấn vào một vài huyệt để tìm dấu hiệu đau hoặc tê tay. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem bạn có bị sưng, nhạy cảm hoặc yếu tay hay không. Nếu bạn bị đau dữ dội, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm bổ sung để loại trừ những bệnh khác. [7]
    • Đánh giá sơ bộ và trực quan ở khu vực cần chẩn đoán là điều kiện bắt buộc để đưa ra định hướng cho các thử nghiệm bổ sung.
    • Ở bệnh viện, bác sĩ cũng có thể giúp bạn tiến hành nghiệm pháp Phalen hoặc những thử nghiệm khác giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.
  3. Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể sẽ lấy máu của bạn và xét nghiệm để loại trừ các căn bệnh như viêm thấp khớp, bệnh tuyến giáp hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác. Bằng cách loại trừ những căn bệnh này, bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chính xác hơn.[8]
    • Sau khi loại trừ bệnh bằng xét nghiệm máu, bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm hình ảnh.
  4. Yêu cầu xét nghiệm hình ảnh. Bạn hoặc bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hoặc siêu âm. Xét nghiệm hình ảnh giúp chẩn đoán bệnh và điều trị các triệu chứng hiệu quả hơn.[8]
    • Chụp X-quang chỉ để hỗ trợ chẩn đoán hoặc loại trừ các nguyên nhân gây đau khác (như gãy xương và viêm khớp).
    • Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm để hiển thị cấu trúc dây thần kinh giữa ở tay.
  5. Đo điện cơ. Ở xét nghiệm điện cơ, nhiều kim nhỏ sẽ được châm vào cơ để đo độ phóng điện. Xét nghiệm này giúp xác định những thương tổn cơ và loại trừ những căn bệnh khác.[8]
    • Bạn có thể được uống thuốc giảm đau nhẹ trước khi tiến hành đo điện cơ.
  6. Yêu cầu xét nghiệm dẫn truyền thần kinh. Xét nghiệm này giúp phát hiện cách thức vận hành của hệ thần kinh và xác định xem bạn có bị hội chứng cổ ống tay hay không.[9]
    • Ở xét nghiệm này, hai điện cực sẽ được đặt ở 2 bàn tay và cổ tay. Một cú giật nhẹ sẽ chạy dọc dây thần kinh giữa để nhận biết xung điện trong ống cổ tay có bị chậm lại hay không.
    • Kết quả xét nghiệm sẽ hiển thị mức độ tổn thương của dây thần kinh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]