Chẩn đoán viêm amiđan

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Viêm amiđan là tình trạng viêm hoặc sưng amiđan, hai mô hình bầu dục nằm ở cuống họng. Hầu hết tình trạng viêm nhiễm đều do virus gây nên, tuy nhiên viêm amiđan lại hình thành do vi khuẩn. Phương thức điều trị viêm amiđan tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, do đó việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị dứt điểm.[1] Để chẩn đoán và chữa viêm amiđan, bạn cần nắm rõ triệu chứng và các yếu tố nguy cơ của bản thân.

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng[sửa]

  1. Lưu ý các triệu chứng của cơ thể. Viêm amiđan có nhiều triệu chứng gần giống với cảm lạnh hoặc đau họng. Nếu phát hiện những triệu chứng sau đây, bạn đã bị viêm amiđan.
    • Đau họng kéo dài hơn 48 giờ. Đây là triệu chứng chính của viêm amiđan và là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên.[2]
    • Khó nuốt
    • Đau tai
    • Đau đầu
    • Hàm và cổ dễ nhạy cảm.[3]
    • Đau cổ.
  2. Nhận biết triệu chứng viêm amiđan ở trẻ em. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em. Nếu chẩn đoán cho trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý rằng trẻ em có những triệu chứng rất khác so với người lớn.
    • Trẻ nhỏ thường hay bị buồn nôn và đau bụng khi bị viêm amiđan.
    • Nếu trẻ còn nhỏ không thể biểu hiện ra ngoài, bạn sẽ nhận thấy chúng hay nhỏ dãi, không ăn uống, và trở nên cáu gắt bất thường.[2]
  3. Kiểm tra dấu hiệu amiđan sưng và đỏ tấy. Nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra amiđan để phát hiện triệu chứng viêm. Hoặc nếu nghi ngờ trẻ nhỏ bị viêm amiđan, bạn có thể tự tiến hành kiểm tra.
    • Nhẹ nhàng ấn đầu chiếc thìa xuống lưỡi của bênh nhân và yêu cầu họ nói "ahhh" trong khi bạn soi đèn vào trong cổ họng.[4]
    • Amiđan bị viêm có màu đỏ sáng và sưng tấy, hoặc có lớp phủ màu trắng hoặc vàng.[2]
  4. Đo nhiệt độ cơ thể. Sốt là dấu hiệu đầu tiên của viêm amiđan. Bạn nên đo nhiệt độ cơ thể nhằm xác định xem mình có bị sốt hay không.
    • Bạn có thể mua nhiệt kế ở hiệu thuốc. Đưa đầu nhiệt kế tiếp xúc mặt dưới của lưỡi và chờ khoảng một phút rồi đọc kết quả.
    • Nếu đo nhiệt độ cho trẻ em, bạn cần dùng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân. Nếu trẻ dưới ba tuổi, bạn cần đưa nhiệt kế vào trực tràng để đo nhiệt độ chính xác vì trẻ em ở độ tuổi này không thể giữ nhiệt kế trong miệng.[5]
    • Nhiệt độ cơ thể bình thường là từ 36,1 đến 37,2 độ C. Nếu cao hơn thì có nghĩa là đã bị sốt.

Đi khám bác sĩ[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ. Nếu cho rằng mình bị viêm amiđan, bạn cần phải dùng thuốc hoặc thậm chí là cắt amiđan. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác. Bạn cần đi khám bác sĩ tai mũi họng để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu trẻ nhỏ bị triệu chứng viêm amiđan, bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ khoa nhi kịp thời.
  2. Chuẩn bị thông tin. Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi và đề nghị bạn hỏi lại, vì thế bạn nên chuẩn bị trước.
    • Nắm khái quát triệu chứng xuất hiện khi nào, thuốc bán sẵn tại quầy có khắc phục được triệu chứng hay không, bạn đã từng tự chẩn đoán viêm amiđan hay viêm họng hay chưa, và liệu các triệu chứng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình hay không. Những thông tin này giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị tốt nhất, thời gian cải thiện tình trạng bệnh, và khi nào thì bạn có thể trở lại hoạt động thường ngày.[6]
  3. Xét nghiệm tại phòng khám. Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán viêm amiđan.
    • Trước hết, bạn sẽ được kiểm tra tổng quát. Bác sĩ sẽ soi họng, tai, và mũi, dùng ống nghe để theo dõi nhịp thở, ấn cổ để phát hiện sưng tấy, và kiểm tra lá lách có bị phình to hay không. Đây là dấu hiệu viêm tuyến bạch cầu gây viêm amiđan.[7]
    • Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ họng. Bác sĩ dùng miếng gạc vô trùng chà xát cuống họng để phát hiện vi khuẩn gây nên viêm amiđan. Một số bệnh viện có trang thiết bị cho kết quả chỉ trong vài phút, hoặc bạn phải chờ 24 đến 48 giờ.[7]
    • Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm tế bào máu (CBC). Xét nghiệm này cho biết số lượng từng loại tế bào máu, cho thấy mức độ nào là bình thường và dưới bình thường. Điều này giúp xác định nguyên nhân viêm amiđan là do vi khuẩn hay virus. Xét nghiệm này chỉ được tiến hành khi xét nghiệm lấy mẫu tế bào cổ họng là âm tính và bác sĩ muốn tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm amiđan.[7]
  4. Điều trị viêm amiđan. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đưa ra một số hình thức điều trị.
    • Nếu thủ phạm là do virus, Bạn có thể tự chữa trị ở nhà và hồi phục từ 7 đến 10 ngày. Phương pháp điều trị giống như cảm lạnh. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, đặc biệt nước ấm, làm ẩm không khí và ngậm thuốc chữa đau họng, kem que, và những thực phẩm khác làm mát họng.[8]
    • Nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên, bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh. Lưu ý dùng thuốc theo hướng dẫn. Nếu không tình trạng viêm sẽ trở nên tồi tệ hoặc không thể chữa khỏi.[8]
    • Nếu viêm amiđan hay tái phát, có thể bạn phải tiến hành phẫu thuật cắt amiđan. Viêm amiđan cần phẫu thuật một ngày, có nghĩa là bạn có thể về nhà trong ngày.[8]

Phân tích rủi ro[sửa]

  1. Lưu ý rằng viêm amiđan rất dễ lây. Vi trùng gây viêm amiđan do vi khuẩn và virus rất dễ truyền nhiễm. Bạn có nguy cơ cao mắc chứng viêm amiđan trong một số trường hợp nhất định.
    • Nếu dùng chung đồ ăn thức uống với người khác, chẳng hạn như tiệc tùng và hội họp, bạn có thể bị nhiễm trùng. Điều này làm gia tăng nguy cơ và mức độ trầm trọng của các triệu chứng liên quan đến viêm amiđan.
    • Nghẹt mũi nặng khiến bạn phải thở bằng miệng cũng làm gia tăng rủi ro mắc chứng viêm amiđan. Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường không khí khi tiếp xúc gần người bệnh đang thở, ho và hắt hơi. Việc thở bằng miệng cũng làm tăng nguy cơ viêm amiđan.[9]
  2. Nhận biết yếu tố rủi ro. Mặc dù ai cũng có khả năng bị viêm amiđan, nhưng một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ đó.
    • Hút thuốc làm gia tăng nguy cơ vì chúng kích thích hô hấp bằng miệng và làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
    • Uống nhiều rượu bia làm hệ miễn dịch yếu đi, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Trong lúc uống, người ta cũng rất dễ chia sẻ đồ uống với nhau và có thể dẫn đến viêm nhiễm.
    • Bất kỳ bệnh nào gây suy giảm hệ miễn dịch cũng làm bạn mắc nguy cơ cao, chẳng hạn như HIV/AIDS và tiểu đường.
    • Nếu vừa mới trải qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng hay hóa trị, bạn cũng có nguy cơ bị viêm amiđan.[10]
  3. Lưu ý tình trạng viêm amiđan ở trẻ em. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chúng thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn là người trưởng thành. Nếu tiếp xúc với trẻ nhỏ, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
    • Viêm amiđan hay tập trung ở trẻ em học mẫu giáo và trung học. Lý do là vì chúng hay tiếp xúc gần với nhau và dễ lây nhiễm vi trùng gây bệnh.
    • Nếu môi trường làm việc tiếp xúc với trẻ nhỏ tại trường tiểu học và trung học, bạn cũng có nguy cơ cao bị viêm amiđan. Thường xuyên rửa tay trong lúc ở gần trẻ nhỏ và tránh tiếp xúc với trẻ bị viêm amiđan trong vòng 24 giờ.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh nếu viêm amiđan do vi khuẩn gây nên. Dùng thuốc theo khuyến cáo, ngay cả khi các triệu chứng đã hồi phục.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để xoa dịu cơn đau họng.
  • Thuốc giảm đau bán sẵn tại quầy, chẳng hạn như Tylenol và ibuprofen có thể cải thiện triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là trẻ em, bạn không được dùng aspirin. Thuốc này có thể gây nên Hội chứng Reye hiếm khi xảy ra nhưng khá nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
  • Uống đồ mát và ngậm kem que, thuốc chữa đau họng, hoặc đá cục để làm dịu cơn đau.
  • Uống nước ấm, hoặc một số đồ uống có vị nhạt, chẳng hạn như trà, để giảm đau họng.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bị khó thở, nhỏ dãi, sốt trên 37 độ C, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn viêm amiđan.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]