Chế biến món mì

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dù bạn là một sinh viên đang đói ngấu hay là một người sành ăn, món mì đều có thể đáp ứng. Mì là món ăn rẻ, dễ nấu và có thể kết hợp được với vô vàn các nguyên liệu khác. Nếu bạn muốn nấu mì, hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây; nếu muốn chế biến mì thành bữa ăn, bạn có thể thêm vào một trong các công thức nước sốt bên dưới.

Các bước[sửa]

  1. Chọn loại mì muốn nấu. Cố gắng chọn loại mì phù hợp với nước sốt. Tốt nhất là dùng loại mì nhãn hiệu Ý và làm từ 100% hạt lúa mì cứng (durum wheat semolina).
  2. Cho nước vào đầy 2/3 nồi to. Như vậy nước sẽ không tràn ra khi sôi. Không cho nước quá ít vì như vậy sẽ khiến mì bị dính. Bạn cần cho nước với tỷ lệ khá lớn so với mì. Để khỏi phải chờ lâu, bạn cho nước nóng vào nồi.
  3. Vặn lửa lớn.
  4. Thêm muối nếu muốn. 1-2 thìa canh muối là đủ cho một nồi nước to.
  5. Chờ nước sôi.
  6. Cho mì vào nồi và dùng thìa dài khuấy lên. Chú ý đừng để mì dính dưới đáy nồi, nhất là khi mới cho vào.
    • Vì rất khó ước tính lượng mì cần luộc là bao nhiêu, bạn hãy đọc hướng dẫn trên bao bì. Nếu không có thông tin hướng dẫn, bạn nên đọc thành phần dinh dưỡng để biết một gói mì gồm bao nhiều phần ăn và theo đó mà lấy lượng mì khô. Nếu bạn nấu hai phần ăn, có lẽ một gói mì là đủ cho một bữa no nê mà vẫn còn thừa.
  7. Giảm bớt lửa, tiếp tục đun sôi mì và khuấy thường xuyên để mì khỏi dính. Không đậy vung – mì Ý truyền thống nấu không đậy vung.
  8. Khi đã sôi khoảng 8-10 phút (kiểm tra hướng dẫn thời gian luộc trên bao bì), lấy một sợi mì ra và để nguội.
    • Có một cách khác là nấu mì trong khoảng 2-3 phút khi mì mới chín một nửa (bên ngoài đã chín nhưng bên trong còn cứng), sau đó tắt bếp, nhấc nồi sang bếp khác (bếp nguội) và đậy vung trong khoảng 10-15 phút. Việc này sẽ làm phần lõi mì chín từ từ, khiến mì còn dai mà không nát.
  9. Cắn thử sợi mì. Nếu cắn vào thấy quá cứng hoặc giữa sợi mì còn trắng, bạn cần luộc thêm chút nữa. Khi đã luộc xong mà sợi mì vẫn còn cứng là mì đã được. Điều này được gọi là al dente trong tiếng Ý.
  10. Tắt bếp và trút mì vào rổ. Nghiêng nồi nước hướng ra ngoài để hơi nước không tỏa lên mặt; hơi nước thậm chí còn nóng hơn nước sôi.
  11. Xóc bớt nước và trút mì trở lại nồi. Nhớ đừng đặt nồi lên bếp còn nóng vì mì trong nồi có thể bị cháy.
  12. Thêm vào một thìa canh dầu ô liu và xóc lên (tùy ý). Tuy giúp cho mì không dính vào nhau, nhưng dầu ô liu lại tạo một lớp cản giữa mì và nước sốt làm giảm hương vị món ăn.
  13. Rưới nước sốt yêu thích của bạn lên và lắc (bên trong chảo). Xem các công thức dưới đây để tìm ý tưởng.
  14. Thêm phô mai parmesan nghiền, rau mùi tây hay húng quế tươi, hoặc các món trang trí khác nếu thích.

Sốt mì căn bản[sửa]

  1. Đặt xoong sâu lên bếp và vặn lửa vừa.

  2. Thử độ nóng bằng cách đặt tay bên trên xoong, cách khoảng vài cm. Khi cảm thấy hơi nóng tỏa lên là chảo đã đủ nóng.

  3. Láng đáy xoong bằng một lớp dầu ô liu mỏng.

  4. Rắc gia vị khô vào dầu. Một nhúm lá oregano hoặc gia vị của Ý thêm vào sẽ giúp dầu dậy mùi thơm với tinh chất thảo mộc. Đợi khoảng 30 giây tùy vào nhiệt độ của dầu; gia vị sẽ trở vàng, nhưng đừng để bốc khói hoặc cháy đen.

  5. Cho thêm nửa củ hành vàng cắt hạt lựu và đảo lên.

  6. Sau 1-2 phút, cho thêm vài nhánh tỏi băm. Tỏi nhỏ hơn hành nên cần được cho vào sau để tránh bị cháy.

  7. Khi hành đã trong, trút một hộp lớn hoặc hai hộp vừa cà chua nghiền vào xoong.

  8. Thêm muối, đường (tùy ý), tiêu đen, gia vị Ý và lá oregano vào để tạo hương vị.

  9. Đun cà chua nóng lên và để lửa liu riu khoảng 15 phút.

Các công thức sốt mì[sửa]

  • Sốt mì trắng và đỏ
  • Sốt mì bò
  • Sốt mì với oregano và hương thảo
  • Sốt phô mai mozzarella
  • Sốt Pasta Pasqualina
  • Sốt rượu vang đỏ
  • Sốt mì nấm
  • Sốt mì cà tím
  • Sốt cam và bí đỏ
  • Sốt mì đỏ
  • Sốt mì làm từ cà chua tươi

Lời khuyên[sửa]

  • Cho muối vào nước sôi. Muối làm tăng độ đậm đà và giúp hương vị nước sốt “trộn” đều hơn.
  • Mỗi loại mì khác nhau nấu trong thời gian khác nhau. Chẳng hạn như mì sợi nhỏ nấu nhanh hơn mì ống nhiều.
  • Khi mì đã chín, ngoài đầu mì sẽ có màu nhạt hơn.
  • Nhiều người thích xả nước để rửa sạch chất bột dính. Bạn đừng làm vậy! Ngoài việc giúp nước sốt dễ bám dính vào mì hơn, nếu bạn xả nước, mì sẽ nguội đi trước khi bạn cho sốt vào. Thay vì thế, bạn chỉ cần trút hết nước, cho lại vào nồi, vặn lửa và cho sốt vào, đảo cho đến khi mì được trộn đều và nóng. Nước sốt phải bao bọc hết các sợi mì, và món mì phải còn nóng khi dọn lên.
  • Dùng nhiều nước. Nguyên nhân phổ biến khiến mì bị “dính” là luộc quá ít nước. Bạn cần dùng 4 lít nước cho mỗi nửa ký mì. Không cần dầu ăn hoặc chất phụ gia nào khác.
  • Khi luộc mì spaghetti, bạn đừng bẻ gãy mì nếu lúc đầu mì không ngập hoàn toàn trong nước. Chờ 30 giây và nhẹ nhàng dùng đũa bẻ cong mì cho ngập nước.
  • Người Ý có một nguyên tắc “để nguyên như vậy” hoặc “đừng làm rối lên” khi nấu mì. Đừng trộn hoặc đảo quá nhiều. Đối với sốt cũng vậy.
  • Cho thêm nước luộc mì vào sốt. Nếu làm món mì cho mình, bạn hãy thêm ít nước mà bạn vừa luộc mì nếu muốn món mì sệt hơn. Bột đã tan ra sẽ đặc lại giúp món ăn có độ sệt. Lưu ý rằng lượng “thích hợp” thay đổi tùy theo công thức, cân lượng và ý thích.
  • Lợi ích của món mì spaghetti: dễ làm, không tốn nhiều thời gian, (có thể) lành mạnh, và có thể chế biến cùng với bất cứ loại rau, nước sốt và nguồn đạm nào, dù là thịt bò băm, lợn băm, gà băm hay đậu phụ.
  • Bạn không nhất thiết chỉ ăn mì với sốt một cách đơn giản! Hãy cho thêm gia vị riêng của bạn, có thể là thịt băm viên hay rau thơm.

Cảnh báo[sửa]

  • Giai thoại xưa cho rằng nếu mì dính lên trần nhà là đã chín, điều đó không đúng. Một sợi mì hầu như còn sống cũng có thể dính lên trần nhà, và thậm chí điều này còn phụ thuộc vào vật liệu làm trần nhà của bạn.
  • Khi cho mì vào nước sôi, bạn nên thao tác từ từ để nước khỏi bắn ra ngoài có thể gây bỏng.
  • Nếu thấy bọt trong nồi như sắp sửa trào ra, bạn vặn lửa xuống mức trung bình. Đừng bao giờ cho thêm thứ gì vào để giảm bọt.
  • Nếu chẳng may bị bỏng nước sôi, bạn hãy ngâm vùng da tổn thương trong nước mát ít nhất 10 phút. Sau đó đắp túi đá lên vết bỏng.