Chọn một cây ghi ta điện

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Còn gì thích hơn là được chơi ghi-ta điện nào? Bạn muốn đeo cây đàn ghi-ta điện lên người và bắt đầu gảy lên những âm thanh não nề như những huyền thoại ghi-ta mà bạn ngưỡng mộ, nhưng bạn thấy thật khó để biết bắt đầu như thế nào. Dù bạn muốn bắt đầu học chơi ghi-ta lần đầu tiên hay muốn thâm nhập vào thế giới đàn điện thì việc học những đặc điểm cơ bản và cấu tạo của chiếc ghi-ta điện sẽ giúp bạn có thêm thông tin để đưa ra lựa chọn. Nếu bạn muốn mua một cây đàn ghi-ta đã qua sử dụng thì bạn có thể học một chút về cách kiểm tra mỗi cây đàn để đảm bảo rằng bạn mua được đàn với giá hời mà không gặp trục trặc gì sau này.

Các bước[sửa]

Tìm một cây Ghi-ta Phù hợp[sửa]

  1. Hãy học những bộ phận cơ bản có trong một chiếc ghi-ta điện. Cũng giống với ghi-ta đệm hát, về cơ bản ghi-ta điện cũng có các dây rung trên mặt phím bằng gỗ, tuy nhiên loại nhạc cụ này có thêm nhiều loại công tắc và núm vặn trông rất khó hiểu. Học cách nhận biết các bộ phận cơ bản của cây ghi-ta điện giúp quá trình học được rõ ràng hơn và giúp bạn tập trung vào những thành phần quan trọng nhất.[1]
    • Các bộ khuếch đại thường có vị trí bên dưới dây đàn và gần với chỗ bạn gảy đàn. Tuỳ vào từng ghi-ta, bạn có thể thấy 1 hoặc 3-4 bộ khuếch đại. Những bộ khuếch đại này dùng để thu âm thanh phát ra từ đàn, âm thanh này làm rung lõi nam châm đặt bên trong và tạo ra tín hiệu điện dẫn đến âm li.
  2. Trên đàn có những núm điều chỉnh âm lượng, và bạn có thể thấy nhiều nhất là 3 núm. Những núm này giúp bạn điều chỉnh âm lượng phát ra từ ghi-ta.
    • Những núm chỉnh tông được dùng để điều chỉnh tần số cao thấp của bộ khuếch đại. Thông thường mỗi bộ khuếch đại trên ghi-ta sẽ có những núm chỉnh tông khác nhau.
    • Những công tắc chọc lọc được dùng để bật hoặc tắt từng bộ khuếch đại. Trên phần lớn các ghi-ta, bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ khuếch đại khác nhau.
    • Giắc cắm đầu ra thường nằm ở cuối mặt sau của chiếc ghi-ta hay ở đáy đàn. Bạn dùng dây cáp dày khoảng 0.6 cm để nối giắc cắm trên đàn với âm li.
  3. Quyết định kiểu thân đàn mà bạn muốn. Đối với một người không chuyên thì tất cả những cây đàn ghi-ta điện đều có vẻ ngoài giống nhau, thế nhưng các kiểu thân đàn có thể chia thành nhiều loại cơ bản, mỗi loại bao gồm những đặc trưng âm thanh và phong cách chơi khác nhau. Có những kiểu thân phù hợp với một số thể loại nhạc nhất định hơn, dù không có nguyên tắc nào quy định như vậy cả. Kiểu thân đàn liên quan đến phong cách chơi của bản thân bạn cũng như thứ âm nhạc mà bạn muốn tạo nên.
    • Những thân đàn ghi-ta cứng rất nặng và được làm từ gỗ nguyên miếng. Do không có buồng cộng hưởng nên bạn bắt buộc phải chơi những cây đàn thân gỗ cứng qua âm li. Độ đa dạng của những bộ khuếch đại âm thanh cũng như phần cấu trúc điện của một chiếc ghi-ta thân gỗ cứng cũng hết sức quan trọng. Đây là những cây ghi-ta mà bạn cần tìm đến nếu theo đuổi dòng nhạc rock ‘n roll, punk và nhạc rock metal. Những cây ghi-ta có thân đàn theo phong cách gỗ cứng có thể kể đến như Fender Stratocaster hay Gibson Les Paul.
    • Đúng như tên gọi, phía bên trong những thân đàn ghi-ta rỗng không có gì. Những cây đàn ghi- ta điện rỗng, thân không có lỗ đàn như ghi-ta đệm hát và sẽ sử dụng những bộ khuếch đại khác so với ghi-ta thân cứng. Những cây ghi-ta loại này thường dùng để chơi nhạc jazz vì nó tạo ra âm thanh sâu, trầm ấm và sẽ kết hợp hoàn hảo nhất với những âm li có âm lượng nhỏ.
    • Những thân đàn điện bán rỗng là một mẫu kết hợp giữa thiết kế khoét và một khoảng rỗng nhỏ ở thân. Những cây đàn này có âm thanh trong trẻo như chuông và rất phù hợp với nhạc đồng quê, nhạc rock dân gian và những đoạn độc tấu ghi-ta. Rickenbacker và Gibson ES là những mẫu ghi-ta bán rỗng nổi tiếng.
    • Những cây ghi-ta điện đệm hát có vẻ ngoài cơ bản giống với đàn đệm hát, nhưng được gắn thêm những bộ khuếch đại để có thể chơi như ghi-ta điện. Mặc dù loại đàn này có ít chức năng hơn các mẫu ghi-ta điện khác nhưng nó lại rất linh hoạt vì bạn có thể chơi mà không cần dùng đến âm li.
  4. Học một số kiến thức về những loại gỗ tạo âm. Âm thanh từ ghi-ta điện chủ yếu phát ra từ bộ khuếch đại, mặc dù những bộ khuếch đại trên ghi-ta có thể thay đổi, điều chỉnh và nâng cấp. Việc xem xét loại gỗ làm ghi-ta là rất quan trọng, nhưng những người mới bắt đầu chơi có lẽ sẽ không để ý đến sự khác biệt vô cùng lớn về độ bền. Vì vậy, đừng để người bán hàng lừa bạn nâng cấp lên gỗ Ha-oai. Bạn vẫn cần tìm hiểu đôi chút về những loại gỗ khác nhau để quá trình lựa chọn được rõ ràng hơn.
    • Phần lớn các thân đàn đều được làm từ gỗ thích, gỗ hồng đào hoặc gỗ bạch dương. Gỗ thích nổi tiếng về độ bền và âm thanh trong, còn gỗ hồng đào được biết đến nhờ độ ấm của tiếng. Gỗ bạch dương rất phù hợp để tạo ra cây đàn có tiếng trong trẻo và ở âm vực cao.
  5. Tìm nguồn cảm hứng từ những huyền thoại ghi-ta của bạn. Hãy thừa nhận đi, lí do chọn đàn số một của đa số mọi người là vì trông nó ngầu hơn những cây đàn khác. Đây là một lí do hoàn toàn hợp lí để chọn đàn. Hầu như tất cả những người chơi ghi-ta chọn đàn vì họ nhìn thấy một người chơi khác trông thật ấn tượng khi đứng trên sân khấu với cây đàn đó.
    • Những người chơi mẫu đàn Gibson Les Paul bao gồm Jimmy Page, Zakk Wilde, Slash, Randy Rhoads và Bob Marley.
    • Những người chơi Fender Stratocaster nổi tiếng có thể kể đến Jimi Hendrix, Eric Clapton, Buddy Guy và Stevie Ray Vaughn.
    • Những mẫu đàn tiêu biểu khác bao gồm Gibson SG được Angus Young chơi, mẫu Fender Telecaster được Bruce Springsteen lựa chọn, Gibson Flying V được chơi bởi Kirk Hammett và mẫu Fender Jazz Master từng qua tay của Kevin Shields, Elvis Costello, Thurston Moore, and J Magic.
  6. Đừng ngại mua những cây đàn có giá hời. Những người mua nhạc cụ thường rơi vào cùng một cái bẫy khi nghĩ rằng những cây đàn đắt và hiếm thì tốt hơn so với hàng tiêu chuẩn rẻ tiền hơn của nhà máy. Đôi khi điều này cũng đúng, nhưng nếu bạn đang tìm một cây ghi-ta để học chơi thì đừng nhận xét qua giá cả. Có những cây ghi-ta đắt tiền chẳng hề có độ vang, trong khi một số cây ghi-ta rẻ tiền lại thực sự tạo nên âm thanh hay. Những chiếc Fender cũ có giá hàng nghìn đô ngày nay ban đầu cũng chỉ là những cây ghi-ta thân cứng rẻ tiền mà thôi.
    • Cũng vì vậy, nếu bạn định đầu tư vào một chiếc đàn để học thì bạn nên kiếm một cây đàn đáng chơi. Những cây đàn đồ chơi bán ở những nơi như siêu thị Wal Mart có chất lượng còn chẳng xứng với giá ghi trên nhãn. Cách sáng suốt hơn là tìm mua những cây ghi-ta đã qua sử dụng hoặc những mẫu rẻ tiền hơn của cây đàn mà bạn muốn. Hãng Fender có dòng “Squire” sử dụng những nguyên liệu với giá thành rẻ hơn nhưng có cùng thiết kế như những mẫu ghi-ta đắt tiền hơn của họ. Bạn có thể mua một cây đàn Squire Strat với giá chỉ khoảng 6 triệu đồng, so với cái giá 28 triệu cho một cây American Stratocaster nếu bạn mua được với giá hời.
    • Hãy tìm mua những cây ghi-ta cũ và tìm kiếm những người bán giá hời. Một số người chỉ chơi những chiếc ghi-ta đã bị móp một chút và đã được những người chủ cũ chơi chán chê. Ví dụ, Neil Young rất nổi tiếng với việc chỉ chơi ghi-ta cũ mà không bao giờ chơi đàn mới.

Xem xét một Cây đàn Ghi-Ta[sửa]

  1. Kiểm tra âm điệu của ghi-ta. Khi cầm ghi-ta lên, hãy thử trên bàn phím một chút và chơi những nốt đơn. Khi gảy một dây, bạn cần đạt được độ rung trong thớ gỗ vang lên trên khắp cây đàn. Độ rung này cần kéo dài khoảng vài giây.
    • Bạn có thể thay những bộ khuếch đại với giá rất rẻ, nhưng chính gỗ mới làm nên đàn. Hãy đánh một nốt và lắng nghe âm thanh dần tắt – âm thanh đó có giữ được độ dài và ấm hay lại cho ra âm thanh ngắn và mang tính kim loại? Âm thanh của đàn không chỉ dựa vào chất gỗ mà còn dựa vào cách lắp cổ đàn.[2]
    • Cây ghi-ta cần được chỉnh đúng âm ở cả phím thứ 5 và phím thứ 12. Hãy chơi những phím này và đảm bảo rằng hợp âm chặn ở vị trí đầu tiên cho âm chuẩn, và hợp âm cao hơn trên thang âm cũng cho âm chuẩn. Nếu không được như vậy thì bạn cần điều chỉnh cổ đàn.
    • Kiểm tra chiều dài tỉ lệ thang âm ở cổ đàn. Chiều dài tỉ lệ thang âm là độ dài của dây khi rung, và được đo bằng khoảng cách giữa lược đàn và lưng ngựa trên ngựa đàn. Thang âm có thể dài hơn hay ngắn hơn tuỳ thuộc vào độ dài này. Thực chất, độ dài này sẽ mang lại sự thoải mái cho bạn. Bạn cần đảm bảo những bàn phím cách nhau một khoảng giúp bạn dễ chơi. Phần lớn những cây đàn ghi-ta điện thường có một trong hai chiều dài tỉ lệ chính:
    • Chiều dài tỉ lệ thang âm của Gibson là 133.65 cm. Tỉ lệ này khiến cho những cây Les Paul có âm tròn và đáy nặng. Nếu đã được cầm cây Les Paul trong tay, bạn sẽ biết được trọng lượng của nó. Đây cũng một phần là do chiều dài tỉ lệ thang âm.
    • Chiều dài tỉ lệ thang âm của Fender là 64.77 cm. Chiều dài tỉ lệ thang âm của Fender cho phép người chơi tạo nên những âm trong và sáng, rất phù hợp cho những đoạn chơi độc tấu hoặc những tác phẩm mang hơi hướng thám hiểm ngoài vũ trụ theo phong cách Hendrix.
    • Chiều dài tỉ lệ thang âm cỡ 63.5 cm đôi khi được những nhà sản xuất khác như PRS sử dụng, tạo cho nó một âm thanh đặc biệt.
  2. Kiểm tra độ căng của dây. Độ căng là độ cao của dây bên trên bàn phím. Dây quá căng nghĩa là các dây đàn cách bàn phím quá xa và bạn phải dùng nhiều lực hơn để chơi mỗi nốt. Dây chùng có nghĩa là các sợi dây chỉ cách mặt bàn phím một chút và người chơi có thể nhấn dễ dàng hơn. Khi chơi ghi-ta, hãy chú ý xem khoảng cách giữa những sợi dây và mặt bàn phím cũng như độ khó khi chơi mỗi nốt.
    • Phần lớn những người chơi ghi-ta đều cần chuẩn bị đàn trước khi chơi để giảm thiểu âm rè của dây. Tuy nhiên, nếu bạn mua một chiếc ghi-ta cũ thì cần kiểm tra xem các phím đàn có bị rè hay không. Bạn có thể cân nhắc đến việc điều chỉnh cổ đàn để các sợi dây cách xa bàn phím ở một khoảng phù hợp với bạn.
  3. Đảm bảo rằng cổ đàn nằm thoải mái trong tay bạn. Một số độ rộng của lược đàn quy định khoảng cách từ dây E đến dây E cao. Các lược đàn khác quy định hình dáng của cổ đàn.
  4. Hãy nhìn những loại khuếch đại được sử dụng. Âm thanh của ghi-ta phát ra được từ âm li là nhờ vai trò của những bộ khuếch đại. Khi mới bắt đầu chơi, bạn có thể sẽ không nhận ra sự khác biệt lớn hoặc không chú ý nhiều đến những bộ khuếch đại, nhưng thực chất chúng không phức tạp như bề ngoài. Học cách phân biệt giữa hai loại khuếch đại căn bản và thông dụng nhất sẽ giúp bạn có thêm thông tin để lựa chọn. Một số đàn ghi-ta có cả hai loại, trong khi những loại khác chỉ có một trong hai loại.
    • Những bộ khuếch đại đơn lõi có âm thanh trong, rất thích hợp với những màn độc tấu nhạc blues hay rock ‘n roll. Những cây Stratocaster có sẵn bộ khuếch đại đơn lõi.
    • Những bộ khuếch đại lõi đôi được cải tiến từ khuếch đại đơn lõi, giúp cho đàn có tiếng gầm khi chơi lớn tiếng. Chúng có hình chữ nhật và được làm bằng kim loại. Nếu bạn định chơi và làm méo tiếng đàn của mình thì bạn sẽ cần ít nhất một bộ khuếch đại lõi đôi trên cây đàn của mình.
    • Một số cây ghi-ta có những kiểu khuếch đại khác nhau, ví dụ bộ khuếch đại P90 là phổ biến nhất trong giới chơi ghi-ta với âm thanh gầm như những bộ khuếch đại lõi đôi nhưng kèm theo một âm trầm ấm. Những bộ khuếch đại này đã ghi dấu trong lịch sử ghi-ta bằng tiếng méo của mình.
  5. Xem xét ngựa đàn. Ngựa đàn trên một chiếc ghi-ta điện sẽ có nhiều kiểu thiết kế khác nhau, bao gồm một số kiểu thiết kế phức tạp. Một số ngựa đàn “trôi” có các cần rung cho phép bạn bẻ cong ngựa đàn và “nhấn” âm thanh theo đó. Những cần rung này có thể lắp thêm hoặc có sẵn trên một số cây đàn.
    • Một số người chơi cần nhận biết mối quan hệ giữa vị trí đặt ngựa đàn và vị trí bàn tay bạn thường đặt trên ghi-ta. Một số cây đàn trông rất đẹp nhưng lại có vị trí đặt ngựa đàn quá cao hoặc bất tiện, khiến cho bạn gặp khó khăn hơn khi chơi đàn. Tương tự, một số ngựa đàn có cách lắp dây khá bất tiện và có thể khiến bạn thấy khó khi thay dây. Bạn cần cân nhắc những điểm này khi lựa chọn đàn.

Mua những Dụng cụ Còn lại[sửa]

  1. Mua một chiếc âm li. Cây ghi-ta điện sẽ chẳng chơi được nếu thiếu âm li, và chi phí cho âm li cũng là một trong những chi phí phụ thêm khi mua đàn ghi-ta điện. Chơi một cây đàn Gibson đắt tiền nhưng sử dụng âm li rẻ tiền sẽ không hợp lí chút nào. Hãy để dành đủ tiền và mua một chiếc âm li chất lượng cao để giúp cây đàn của bạn cho âm thanh hay hơn.
    • Cân nhắc nhu cầu của bạn và mua một chiếc âm li có đủ đầu ra cho phù hợp với mục đích của bạn. Bạn cũng nên xem những chức năng tự điều chỉnh được trên mỗi chiếc âm li, bao gồm hồi âm, rung âm và những hiệu ứng khác mà chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú.
    • Những chiếc âm li cứng là loại âm li rẻ nhất, dựa trên mẫu mạch bán dẫn. Đối với những người mới bắt đầu chơi thì những âm li này cũng khá tốt. Những người chơi ghi-ta nhiều kinh nghiệm hơn lại thường chuộng dùng những chiếc âm li dạng ống cao hơn với những ống chân không cần được làm nóng trước khi cho điện chạy qua.
    • Một bộ âm li bao gồm một đầu âm li đặt bên trên một chiếc loa lớn hơn. Bộ âm li Marshall nổi tiếng thường được sử dụng trong các buổi biểu diễn để tạo ra những âm thanh lớn. Nếu bạn không có dự định biểu diễn trong tương lai gần thì một bộ âm li có thể hơi quá mức.
  2. Mua một bộ dây cáp dày 0.6 cm. Thật tiếc khi trở về nhà từ cửa hàng nhạc cụ với đàn và âm li trong tay mà không có gì để kết nối. Những sợi cáp được dùng trong ghi-ta thường có giá khoảng 110.000-220.000 đồng một cuộn, bao gồm giắc cắm 0.6 cm ở mỗi đầu. Hãy đảm bảo rằng bạn mua đúng loại dây cáp ở cửa hàng nhé. Bất kì cửa hàng tốt nào cũng sẽ tư vấn để bạn mua đúng thứ mình cần, nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho thật chắc chắn.
  3. Mua bất cứ dụng cụ nào mà bạn cần để chơi. Miếng gảy, dây đeo đàn và một máy lên dây điện tử là những thành phần chủ đạo khi chơi ghi-ta. Bạn sẽ khó có thể tự lên dây đàn ghi-ta điện, và phần lớn những máy lên dây điện tử sẽ cho phép bạn cắm trực tiếp vào đàn bằng dây cáp 0.6 cm, và bạn sẽ thấy việc điều chỉnh âm thanh để đảm bảo nhạc cụ của bạn có âm chuẩn không khó chút nào. Những thiết bị này có giá khoảng 200.000 đồng.
  4. Đừng vội mua bàn đạp. Thế giới bàn đạp ghi-ta hết sức rộng lớn và khá phức tạp. Bạn có thể thấy thật thú vị khi dậm chân lên bàn đạp để làm méo tiếng hay kết hợp tiếng của những bàn đạp Echoplex và từng đợt rung để tạo nên một “dàn giao hưởng” ngoài trái đất mà chưa cần chơi nốt nào. Tuy vậy, việc đầu tư vào bàn đạp khi mới bắt đầu chơi có lẽ là chưa cần thiết. Hãy học những bước cơ bản và xem âm li của bạn tạo ra tiếng gì trước khi bắt đầu chuyển sang bàn đạp ghi-ta.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy trở thành nguồn cảm hứng! Hãy nghĩ đến loại nhạc mà bạn dự định chơi hay học. Nếu bạn muốn chơi rock và những thể loại nhạc lớn tiếng thì có lẽ một cây ghi-ta jazz là không thích hợp. Nhưng hãy nhớ rằng nếu đây là cây đàn đầu tiên của bạn thì đừng mua một cây ghi-ta quá đắt. Sau này biết đâu bạn lại quyết định rằng ghi-ta không phải loại nhạc cụ phù hợp với bạn thì sao!
  • Đừng nghĩ rằng có ghi-ta tốt trong tay thì bạn sẽ chơi giỏi hơn. Nếu bạn chơi dở thì một chiếc ghi-ta tốt hơn cũng chẳng có tác dụng gì. Hãy kiên trì luyện tập và bạn sẽ tiến bộ thôi.
  • Hãy cẩn thận khi mua từ những cửa hàng trên mạng như eBay hay musiciansfriend.com. Đừng để những lời bình luận bên dưới sản phẩm đánh lừa bạn. Hãy đọc ít nhất là 5 lời đánh giá khác nhau và hỏi những nhạc công khác về ghi-ta đó. Cách tốt nhất là bạn nên thử đàn ở cửa hàng trước để cảm nhận được nó.
  • Chuẩn bị đủ tiền để chi trả cho bàn đạp, âm li, dây đàn, bộ khuếch đại và thêm nhiều bàn đạp nữa. Bạn dễ bị cuốn theo lắm!
  • Đừng để bản thân kẹt ở công cuộc tìm kiếm âm thanh. Họ không sáng tạo ra những bàn đạp và âm li thần kì đâu mà chỉ giỏi thổi phồng mọi thứ lên thôi!
  • Đừng hấp tấp. Nếu bạn nhìn thấy một cây đàn giá 2 triệu ở siêu thị Walmart thì có lẽ phải có lí do gì đó khiến nó rẻ như vậy!
  • Hỏi xin chơi thử cây đàn ghi-ta mà bạn đang tìm kiếm cùng với âm li của bạn nếu họ không có sẵn âm li.
  • Bất cứ bài đánh giá nào về một loại nhạc cụ cũng chỉ là ý kiến của một người, loại ghi-ta yêu thích của một người có thể là loại mà người khác không thích nhất. Khi đi tìm, bạn cần mua ghi-ta dựa trên quan điểm của mình chứ không phải bất kì ai khác.
  • Những thương hiệu nổi tiếng chưa chắc đã đảm bảo một cây ghi-ta hay. Bạn cần phải chơi thử cây ghi-ta thực sự.
  • Nhờ thợ sửa hoặc thợ làm ghi-ta giúp bạn chọn một cây ghi-ta. Những nhân viên tại cửa hàng đôi khi sẽ được thưởng thêm nếu họ bán được một cây ghi-ta có nhãn hiệu nhất định nhưng một người thợ sửa có thể nói cho bạn biết loại đàn nào gặp nhiều trục trặc hơn các loại đàn khác.
  • Hãy tìm hiểu trước. Hãy đọc, mua sắm trên mạng, so sánh các trang bán hàng và đấu giá từ nhiều nguồn.
  • Loại âm nhạc mà bạn muốn chơi sẽ thiên về phong cách của riêng bạn hơn là thứ âm thanh ghi-ta tạo ra. Tuy nhiên, hình dáng cổ đàn và tập hợp những bộ khuếch đại cũng có thể tạo nên khác biệt.
  • Luôn nhớ rằng giá thành không phải lúc nào cũng đi kèm với chất lượng! Nhiều nhãn hiệu thông dụng sẽ tăng giá nhạc cụ của mình lên trong khi bạn có thể mua được cây đàn khác với giá hời hơn. Đừng để các thương hiệu đánh lừa bạn!
  • Bạn có thể mua một chiếc ghi-ta cũ làm cây ghi-ta đầu tiên – cây ghi-ta đó có thể tốt hơn so với số tiền mà bạn bỏ ra đấy!

Cảnh báo[sửa]

  • Nhiều ghi-ta rẻ tiền mà bạn tìm thấy ở các cửa hàng lớn như Walmart hay Toys R Us thường gặp vấn đề với bàn phím và âm điệu, vì vậy đừng mua những cây ghi-ta này nếu bạn đang tìm mua một cây ghi-ta thực thụ. Mặc dù những gói khuyến mại âm li dành cho người mới bắt đầu có vẻ như là những sản phẩm tốt với giá thành rẻ thì cũng đừng nên để bị lừa. Những chiếc âm li này sẽ hạn chế khả năng kiểm soát âm thanh của bạn và không xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.
  • Cách chọn Âm li

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây