Chủ nghĩa nữ quyền
Chủ nghĩa nữ giới hay chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa duy nữ là một tập hợp của các phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ.[1][2] Điều này bao gồm tìm cách thiết lập cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục và việc làm. Người theo chủ nghĩa nữ giới là người vận động hoặc ủng hộ các quyền và bình đẳng của phụ nữ.[3]
Các vấn đề thường liên quan với khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm, nhưng không giới hạn: cơ thể toàn vẹn và tự chủ; quyền được giáo dục và làm việc; được trả lương như nhau; quyền sở hữu tài sản; tham gia vào các hợp đồng hợp pháp, tổ chức các cơ quan công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do kết hôn, bình đẳng trong gia đình và tự do tôn giáo.
Lý thuyết nữ giới chủ nghĩa, nổi lên từ phong trào nữ giới chủ nghĩa, nhằm mục đích để hiểu bản chất của bất bình đẳng giới bằng cách kiểm tra vai trò xã hội của phụ nữ và kinh nghiệm sống; nó đã phát triển lý thuyết trong một loạt các lĩnh vực để đối phó với các vấn đề như xây dựng xã hội về tình dục và giới tính.[4][5] Một số hình thức trước đó của chủ nghĩa nữ quyền đã bị chỉ trích là chỉ dựa trên quan điểm của những người da trắng có mức thu nhập trung bình và khá. Điều này dẫn đến việc tạo ra các hình thức dân tộc cụ thể hoặc đa văn hóa của chủ nghĩa nữ quyền.[6]
Những nhà hoạt động nữ giới chủ nghĩa vận động cho quyền của phụ nữ - chẳng hạn như trong luật hợp đồng, tài sản, và bỏ phiếu - trong khi cũng thúc đẩy sự toàn vẹn thân thể, quyền tự chủ, và quyền sinh sản cho phụ nữ. Các chiến dịch nữ quyền đã thay đổi xã hội, đặc biệt là ở phương Tây, bằng cách đạt được quyền bầu cử của phụ nữ, trung lập giới tính bằng tiếng Anh, bình đẳng lương cho phụ nữ, quyền sinh sản cho phụ nữ (bao gồm cả quyền tránh thai và phá thai), và quyền được ký kết hợp đồng và tài sản riêng.[7][8] Những người theo chủ nghĩa nữ giới đã làm việc để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực gia đình, quấy rối tình dục và tấn công tình dục.[9][10][11] Họ cũng đã ủng hộ cho các quyền tại nơi làm việc, bao gồm nghỉ thai sản, và chống lại các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.[7][8][12] Chủ nghĩa nữ quyền chủ yếu tập trung vào các vấn đề của phụ nữ, nhưng tác giả Bell Hooks và những người khác đã lập luận rằng, do chủ nghĩa nữ quyền muốn đạt tới bình đẳng giới nên nó nhất thiết phải bao gồm cả việc giải phóng cho đàn ông vì đàn ông cũng bị xâm hại bởi phân biệt giới tính và vai trò giới.[13]
Lịch sử[sửa]
Charles Fourier, một triết gia người Pháp chuyên về chủ nghĩa xã hội không tưởng, được coi là người đã đặt ra từ "chủ nghĩa nữ quyền" vào năm 1837.[14] Từ "chủ nghĩa nữ quyền" lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp và Hà Lan vào năm 1872,[15] Vương quốc Anh trong những năm 1890, và Hoa Kỳ vào năm 1910,[16][17] và được Oxford English Dictionary liệt kê năm 1852 - được coi là năm của sự xuất hiện đầu tiên của từ feminist - "người theo nữ quyền"[18] và 1895 cho feminism - "chủ nghĩa nữ quyền".[19] Tùy thuộc vào thời điểm lịch sử, văn hóa và quốc gia, những người theo nữ quyền trên toàn thế giới đã có động lực và mục tiêu khác nhau. Hầu hết các lịch sử về phong trào nữ quyền phương Tây khẳng định rằng tất cả các phong trào được thúc đẩy để thực thi quyền của phụ nữ nên được coi là phong trào nữ quyền, ngay cả khi các phong trào này đã không áp dụng thuật ngữ này để mô tả chúng.[20][21][22][23][24][25] Các nhà sử học khác khẳng định rằng thuật ngữ này nên được giới hạn trong các phong trào nữ quyền hiện đại và hậu duệ của nó. Những sử gia này sử dụng nhãn hiệu "protofeminist" để mô tả các phong trào nữ quyền trước đó.[26]
Lịch sử của phong trào nữ quyền phương Tây hiện đại được chia thành ba "làn sóng".[27][28] Mỗi làn sóng xử lý các khía cạnh khác nhau của các vấn đề nữ quyền giống nhau. Làn sóng đầu tiên bao gồm phong trào quyền bầu cử của phụ nữ ở thế kỷ XIX và XX, thúc đẩy quyền bỏ phiếu của phụ nữ. Làn sóng thứ hai được kết hợp với những ý tưởng và hành động của phong trào giải phóng phụ nữ bắt đầu từ những năm 1960. Làn sóng thứ hai vận động cho bình đẳng pháp lý và xã hội đối với phụ nữ. Làn sóng thứ ba là một sự tiếp nối của, và là phản ứng đối với những thất bại về mặt nhận thức của hai làn sóng nữ quyền trước đó, và được bắt đầu từ những năm 1990.[29]
Xem thêm[sửa]
Chú thích[sửa]
- ↑ “Feminism – Definition and More from the Free Merriam-Webster Dictionary”. merriam-webster.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Definition of feminism noun from Cambridge Dictionary Online: Free English Dictionary and Thesaurus”. dictionary.cambridge.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Oxford English Dictionary (ấn bản online). Oxford University Press. June 2012. http://www.oed.com/view/Entry/69193?redirectedFrom=feminist#eid. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2012. (Definition is of noun. Subscription may be required.)
- ↑ Chodorow, Nancy (1989). Feminism and Psychoanalytic Theory. New Haven, Conn.: Yale University Press. ISBN 978-0-300-05116-2.
- ↑ Gilligan, Carol (1977). "'In a Different Voice: Women's Conceptions of Self and Morality'". Harvard Educational Review 47 (4): 481–517. http://eric.ed.gov/ERICWebPortal/custom/portlets/recordDetails/detailmini.jsp?_nfpb=true&_&ERICExtSearch_SearchValue_0=EJ174986&ERICExtSearch_SearchType_0=no&accno=EJ174986. Retrieved ngày 8 tháng 6 năm 2008
- ↑ Weedon Chris (2002). “Key Issues in Postcolonial Feminism: A Western Perspective”. Gender Forum.
- ↑ 7,0 7,1 Butler, Judith (March 1992). "Feminism in Any Other Name". Differences 6 (2–3): 30.
- ↑ 8,0 8,1 Messer-Davidow, Ellen (2002). Disciplining Feminism: From Social Activism to Academic Discourse. Durham, N.C.: Duke University Press. ISBN 0-8223-2843-7.
- ↑ Echols, Alice (1989). Daring to Be Bad: Radical Feminism in America, 1967–1975. Minneapolis: University of Minnesota Press. tr. 416. ISBN 0-8166-1787-2.
- ↑ Cornell, Drucilla (1998). At the Heart of Freedom: Feminism, Sex, and Equality. Princeton, N.J.: Princeton University Press. ISBN 978-0-691-02896-5.
- ↑ Campaign: Stop Violence against Women.
- ↑ Price, Janet; Shildrick, Margrit (1999). Feminist Theory and the Body: A Reader. New York: Routledge. tr. 487. ISBN 0-415-92566-5.
- ↑ >Bell hooks (2000), Feminism is for Everybody: Passionate Politics. Cited in Austin, Hannah (2004) "Separatism: Are We Limiting Ourselves?", EM 4:2
- ↑ Goldstein 1982, p.92.Bản mẫu:Wikicite
- ↑ Dutch feminist pioneer Mina Kruseman in a letter to Alexandre Dumas – in: Maria Grever, Strijd tegen de stilte. Johanna Naber (1859–1941) en de vrouwenstem in geschiedenis (Hilversum 1994) ISBN 90-6550-395-1, page 31
- ↑ Offen, Karen. "Les origines des mots 'feminisme' et 'feministe'". Revue d'histoire moderne et contemporaine. July–September 1987 34: 492-496
- ↑ Cott, Nancy F. The Grounding of Modern Feminism. New Haven: Yale University Press, 1987 at 13-5.
- ↑ Bản mẫu:Cite encyclopedia
- ↑ Bản mẫu:Cite encyclopedia
- ↑ Spender, Dale (1983). There's Always Been a Women's Movement this Century. London: Pandora Press. 1–200.
- ↑ Lerner, Gerda (1993). The Creation of Feminist Consciousness From the Middle Ages to Eighteen-seventy. Oxford University Press. 1–20.
- ↑ Walters, Margaret (2005). Feminism: A very short introduction. Oxford University. 1–176. ISBN 0-19-280510-X.
- ↑ Kinnaird, Joan; Astell, Mary (1983). "Inspired by ideas (1668–1731)". trong Spender, Dale. There's always been a women's movement. London: Pandora Press. 29–.
- ↑ Witt, Charlotte (2006). “Feminist History of Philosophy”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Allen, Ann Taylor (1999). "Feminism, Social Science, and the Meanings of Modernity: The Debate on the Origin of the Family in Europe and the United States, 1860–1914". The American Historical Review 104 (4): 1085–113. doi:10.1086/ahr/104.4.1085. JSTOR 2649562. PMID 19291893.
- ↑ Botting, Eileen Hunt; Houser, Sarah L. (2006). "'Drawing the Line of Equality': Hannah Mather Crocker on Women's Rights". The American Political Science Review 100 (2): 265–78. doi:10.1017/S0003055406062150. JSTOR 27644349.
- ↑ Humm, Maggie. 1995. The Dictionary of Feminist Theory. Columbus: Ohio State University Press, p. 251
- ↑ Walker, Rebecca (January–February 1992). "Becoming the Third Wave". Ms.: 39–41.
- ↑ Krolokke, Charlotte; Sorensen, Anne Scott (2005). "Three Waves of Feminism: From Suffragettes to Grrls". Gender Communication Theories and Analyses: From Silence to Performance. Sage. tr. 24. ISBN 0-7619-2918-5.
- Sách
- DuBois, Ellen Carol (1997). Harriot Stanton Blatch and the winning of woman suffrage. New Haven, Conn.: Yale University Press. ISBN 978-0-300-06562-0.
- Flexner, Eleanor, Century of Struggle: The Woman's Rights Movement in the United States (The Belknap Press, 1996), ISBN 9780674106539
- Mathur, Piyush. "The Archigenderic Territories: Mansfield Park and A Handful of Dust, Women's Writing 5:1,71-81. URL: http://dx.doi.org/10.1080/09699089800200034
- Stevens, Doris; O'Hare, Carol (1995). Jailed for freedom: American women win the vote. Troutdale, OR: NewSage Press. ISBN 978-0-939165-25-2.
- Wheeler, Marjorie W. (1995). One woman, one vote: rediscovering the woman suffrage movement. Troutdale, OR: NewSage Press. ISBN 978-0-939165-26-0.
Liên kết ngoài[sửa]
- FemINist INitiative Canadian effort at building a political party, archived at the Internet Archive
- National Organization for Women United States
- Sanctuary for Families
- ROKS Swedish women's organization
- Women's Forum Australia
- International Women's Day is a slide show in English of the Brazilian Vinna Mara Fonseca
- Feministing Third wave feminist blog
- Feminist Housewives Third wave domestic feminist site
- Gender Museum