Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa đại tiện khó
Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa Đại tiện Khó)
Việc đại tiện thất thường sẽ dẫn tới đau bụng, chán ăn và đầy hơi. Nếu bạn không đại tiện được, những cách sau đây có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn và giúp bạn “giải quyết”. Bắt đầu với các phương pháp nhẹ nhàng, và dần dần điều trị nghiêm túc hơn nếu chứng táo bón vẫn kéo dài.
Mục lục
Các bước[sửa]
Những bước cần làm trong Ngày Đầu tiên[sửa]
- Uống nhiều nước. Đảm bảo rằng bạn phải uống được khoảng 1,9 lít nước một ngày. Khi ruột không có đủ nước, việc tiêu hóa sẽ chậm lại và phân sẽ đóng cục lớn và gây đau đớn cho bạn khi được thải ra.
-
Uống
một
tới
hai
tách
trà
hoặc
cà
phê
chứa
caffeine
vì
những
thức
uống
này
có
tác
dụng
lợi
tiểu.
Khi
cơ
thể
chuyển
hóa
caffein,
nước
trong
ruột
sẽ
bị
hấp
thụ
và
có
thể
khiến
bạn
buồn
“giải
quyết”.
Tuy
nhiên
đừng
uống
quá
nhiều
caffein,
bởi
bạn
có
thể
bị
mất
nước
và
tình
hình
càng
tồi
tệ
hơn.
- Đồ uống ấm, như trà và cà phê, có thể giúp bạn đại tiện đều đặn. Uống trà và cà phê vào buổi sáng sẽ làm ấm ruột của bạn.[1]
- Đi bộ đường dài hoặc tập thể dục. Tập thể dục sẽ khiến cơ ruột của bạn thu lại và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngay cả khi chứng táo bón làm bạn không thoải mái, đừng ngồi hoặc nằm mà hãy đứng dậy và vận động.[2]
-
Đừng
dùng
thuốc
giảm
đau.
Aspirin,
ibuprofen
và
móc-phin
gây
ra
táo
bón
và
chỉ
nên
dùng
khi
thực
sự
cần
thiết.
Luôn
luôn
dùng
thuốc
nhuận
tràng,
thuốc
làm
mềm
phân
hoặc
thực
phẩm
bổ
sung
chất
xơ
khi
bạn
phải
uống
thuốc
giảm
đau.[3]
- Ngoài ra cần tránh dùng thuốc kháng axít. Những loại thuốc chứa canxi hoặc kẽm, bên cạnh việc chữa chứng ợ nóng, sẽ khiến bạn bị táo bón.
- Ăn từ bốn đến sáu trái mận khô. Mận khô tăng cường chất xơ trong bữa ăn của bạn và làm tăng tốc độ tiêu hóa. Một nghiên cứu lâm sàng đã tìm ra rằng 70% mọi người giải quyết được chứng táo bón nhờ mận khô.[4]
- Sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ nếu bạn không có đủ lượng chất xơ trong bữa ăn, ví dụ như Thực phẩm bổ sung chất xơ từ rau quả Nutrilite hoặc Fiber plus. Những loại thuốc này đều được bày bán ở các hiệu thuốc cũng như siêu thị.
- Hãy loanh quanh gần nhà vệ sinh và đi ngay khi bạn buồn “giải quyết”. Bạn có thể bị táo bón vì nhịn khi cần phải đại tiện. Khi đó, phân có thể bị đặc lại, khiến việc đại tiện khó khăn hơn.
-
Những
người
đi
du
lịch
hoặc
trải
qua
một
số
thay
đổi
trong
sinh
hoạt
có
thể
mắc
chứng
táo
bón.
Hãy
ăn
sữa
chua
hoặc
mận
khô
và
chú
ý
chọn
nơi
gần
nhà
vệ
sinh.
Hãy
chọn
ghế
cạnh
lối
đi
trên
máy
bay
và
dừng
lại
thường
xuyên
khi
du
lịch
đường
bộ.
- Hãy tạo không gian sảng khoái trong nhà vệ sinh của bạn. Đóng cửa phòng và đảm bảo rằng người nhà bạn tôn trọng sự riêng tư của bạn khi cửa phòng vệ sinh đóng.
- Nếu những chiến lược này không có tác dụng, bạn có thể xin tư vấn từ chuyên gia để học cách giúp cơ vùng xương chậu nghỉ ngơi hoặc siết chặt.
- Luôn luôn bình tĩnh khi thử “giải quyết”. Đừng để ai gây áp lực khiến bạn trầm trọng hóa vấn đề. Đừng lo lắng bởi sự căng thẳng có thể khiến quá trình diễn ra chậm hơn.
Những bước cần làm trong Ngày thứ Hai[sửa]
- Giảm ăn pho-mát và uống sữa. Sữa không tiêu sẽ nhanh chóng dẫn tới táo bón. Nếu bạn muốn ăn sản phẩm từ sữa, hãy dùng sữa chua có men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa.[5].
- Thêm thật nhiều rau củ quả vào bữa ăn của bạn. Hãy uống một cốc sinh tố hoa quả vào bữa sáng, salad vào bữa trưa, và các loại rau như hoa lơ, chân vịt, hoặc khoai lang vào bữa tối. Hoặc buổi sáng bạn có thể uống nước ấm kèm với nước chanh và cà rốt. Bạn cần chất xơ từ ngũ cốc, đậu, và những sản phẩm làm từ chúng để có thể đại tiện đều đặn.[6].
- Thêm chất béo vào khẩu phần ăn của bạn. Nếu bạn đang có chế độ ăn đủ dinh dưỡng nhưng vẫn bị táo bón, nhiều khả năng bạn đang không hấp thụ đủ chất béo để đường tiêu hóa hoạt động tốt nhất. Hãy ăn quả bơ, bơ lạc, dầu ô-liu hoặc dầu dừa trong mỗi bữa ăn.
- Dùng thuốc làm mềm phân. Sử dụng đúng liều lượng hàng ngày được khuyến cáo, thông thường là 12 giờ một lần. Đây cũng là thuốc nhuận tràng loại nhẹ.
- Tiếp tục thực hiện các bước đã nêu trong ngày đầu tiên. Nước, luyện tập, và chất xơ là tổng hợp các giải pháp xử lí táo bón.
Những bước cần làm từ Ngày thứ Ba trở đi[sửa]
- Dùng thuốc nhuận tràng có tác dụng thẩm thấu. Sữa có chứa magie giúp thức ăn trôi qua ruột kết và có thể hấp thụ qua ăn uống.[2]
-
Dùng
thuốc
thụt.
Một
ống
thụt
natri
photphat
được
đưa
vào
hậu
môn.
Sau
từ
2
đến
5
phút,
bạn
sẽ
cảm
thấy
buồn
đại
tiện.
- Các loại ống thụt được bán rộng rãi ở các siêu thị và hiệu thuốc.
- Khám bác sĩ. Nếu đã thử tất cả các phương pháp này nhưng vẫn không thể đại tiện, bạn có thể đã bị tắc ruột.
Cảnh báo[sửa]
- Việc tiêu thụ nhiều chất xơ có thể dẫn đến đầy hơi. Hơi này sẽ giúp bạn đại tiện. Tuy nhiên, nó có thể khiến bạn thấy khó chịu vì cơ thể phải làm quen với chế độ ăn mới.
- Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây táo bón. Nếu đang sử dụng thuốc này, đừng ngừng đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể sử dụng một loại thuốc chống trầm cảm khác hoặc thuốc làm mềm phân.[7]
- Lưu ý rằng táo bón có thể có nguyên nhân từ ốm bệnh, nếu bạn mắc chứng suy giáp, nứt hậu môn, ung thư ruột kết, viêm loét đại tràng, tiểu đường, huyết áp cao, và kể cả trầm cảm. [8]
Những thứ bạn cần[sửa]
- Nước
- Trà/cà phê
- Giầy thể thao
- Mận khô
- Sữa chua
- Nông sản
- Chất béo tốt cho sức khỏe (dầu ô-liu, dầu dừa, bơ lạc, quả bơ)
- Thuốc làm mềm phân
- Sữa có chứa magie
- Ống thụt natri photphat
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-constipation?page=2
- ↑ 2,0 2,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/basics/treatment/con-20032773
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20452199_3,00.html
- ↑ http://scdlifestyle.com/2013/07/real-food-tips-constipation/
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20452199_7,00.html
- ↑ http://digestive.niddk.nih.gov/ddiseases/pubs/constipation/
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20452199_8,00.html
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-constipation