Chữa đau bụng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có nhiều nguyên do khiến bạn bị đau bụng nhưng có lẽ sẽ hơi ngớ ngẩn nếu đi khám bác sĩ chỉ vì thấy khó chịu ở bụng. Dưới đây là một số cách để ngăn cảm giác buồn nôn do đau bụng.

Các bước[sửa]

Nên ăn uống gì?[sửa]

  1. Thử ăn một chút gì đó. Một món ăn nhẹ, đơn giản có thể giúp xoa dịu dạ dày. Bạn có thể thử ăn sữa chua, bánh quy nhạt hoặc thực phẩm giàu chất xơ. Tránh ăn thức ăn cay, chế phẩm từ sữa động vật (trừ sữa chua vì sữa chua giàu probiotic) hoặc thức ăn có hương nồng.
    • Không nên ép bản thân khi không muốn ăn. Cố ăn sẽ chỉ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
  2. Uống một thứ gì đó. Đau bụng có thể là do mất nước. Nếu muốn, bạn có thể thử uống trà thảo mộc thay cho nước lọc. Ngoài ra, nên thử uống nước Gatorade để bổ sung khoáng chất giúp xoa dịu dạ dày.
    • Nếu nôn mửa hoặc tiêu chảy, cung cấp đủ nước cho cơ thể là một bước rất quan trọng. Nôn mửa và tiêu chảy khiến cơ thể mất nước với tốc độ đáng báo động và cần nước bù nước càng sớm càng tốt.
    • Nếu không thích uống nước lọc hoặc trà thảo mộc, bạn có thể thử uống gừng hoặc soda không ga. Nên nhớ là uống loại soda không có ga.[1]
  3. Áp dụng chế độ ăn BRAT. BRAT là chế độ ăn bao gồm Banana (chuối), Rice (cơm), Applesauce (sốt táo) và Toast (bánh mì nướng). Bạn cũng có thể kết hợp các thức ăn nhạt khác với chế độ ăn BRAT. Ví dụ, có thể ăn bánh quy mặn, khoai tây luộc hoặc súp trong. Không nên ăn chế phẩm từ sữa động vật hoặc đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ ngay vì chúng sẽ kích thích cảm giác buồn nôn. [2]
    • Tuy nhiên, chế độ ăn BRAT có thể không tốt cho trẻ nhỏ. Vì chế độ ăn này ít chất xơ, protein và chất béo nên có thể dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho đường tiêu hóa của trẻ có thể phục hồi. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên cho trẻ ăn chế độ ăn bình thường, cân bằng phù hợp với độ tuổi trong vòng 24 tiếng khi trẻ bị bệnh. Chế độ ăn có thể bao gồm nhiều loại rau củ quả, thịt, sữa chua và cacbon-hydrat phức hợp.[3]

Nên làm gì?[sửa]

  1. Đi vệ sinh. Bạn có thể mang theo sách để đọc và quên đi cơn đau. Đáng tiếc là bạn chỉ còn cách ngồi chờ cho cơn đau thuyên giảm.
  2. Nôn. Đôi khi cơn đau sẽ không giảm bớt cho đến khi bạn nôn ra. Vì vậy, cần chuẩn bị ngay khi cơn co thắt vùng bụng bắt đầu. Tuy nhiên, chỉ nên nôn nếu cơn đau không ngừng trong vòng 2-3 tiếng.
    • Mặc dù không thoải mái nhưng bạn nên để xô hoặc vật đựng gần mình. Như vậy, bạn có thể nôn vào xô và không phải vội vã chạy vào nhà vệ sinh.
    • Đi khám bác sĩ ngay nếu vẫn đau bụng 5-6 tiếng sau khi nôn vài lần và ăn một chút gì đó. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể và theo dõi các triệu chứng khác.
  3. Nghỉ ngơi. Buồn nôn khi di chuyển là vấn đề riêng biệt. Mặt khác, khi bị bệnh, bạn nên hạn chế vì di chuyển sẽ không giúp ích gì. Thay vào đó, bạn nên nằm xuống cho thoải mái. Nếu không thể nằm, bạn nên hạn chế di chuyển càng nhiều càng tốt.
    • Bước này cũng áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hạn chế đi lại, di chuyển đều giúp ích cho mọi lứa tuổi khi bị bệnh.
  4. Đi khám bác sĩ. Cơn đau bụng dai dẳng có thể là triệu chứng của vấn đề nghiêm trọng hơn. Đi khám bác sĩ ngay nếu triệu chứng buồn nôn kéo dài, đi kèm các triệu chứng khác như đau, khó đi lại và phát ban.
    • Hầu hết các cơn đau bụng đều tự khỏi sau vài tiếng. Tuy nhiên, nếu đau dai dẳng, bạn cần chú ý đến các triệu chứng khác. Đi khám bác sĩ nếu đau bụng có kèm triệu chứng khác.

Lời khuyên[sửa]

  • Bánh quy khô và phở gà có thể giúp xoa dịu dạ dày. Ngoài ra, bạn có thể uống nước lọc, nước Gatorade, trà, bia gừng hoặc bất kỳ chất lỏng nào giúp cung cấp điện giải và khoáng chất.
  • Thử nâng cao chân khi nằm xuống. Cách này được khoa học chứng minh là giúp chữa đau bụng.
  • Uống soda chanh để giảm đau bụng.

Cảnh báo[sửa]

  • Đi khám bác sĩ ngay nếu gặp thêm các triệu chứng khác ngoài đau bụng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]