Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa đau cổ
Từ VLOS
Chứng đau cổ rất hay xảy ra và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm căng cơ, bong gân, các khớp đốt sống tắc nghẽn, thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép và các căn bệnh như viêm xương khớp.[1] Căn nguyên thông thường nhất của chứng đau cổ là do tư thế sai trong khi ngồi làm việc, lái xe, tập luyện thể thao hoặc ngủ trên giường ban đêm. Tư thế không đúng kết hợp với sự căng thẳng (gây co thắt cơ) là nguyên nhân gây đau cổ kinh niên. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đau cổ có thể được xử lý tại nhà với thông tin chính xác. Chỉ các trường hợp đau dai dẳng (hoặc nghiêm trọng mới cần điều trị chuyên khoa.
Mục lục
Các bước[sửa]
Giảm đau cổ tại nhà[sửa]
-
Kiên
nhẫn
và
nghỉ
ngơi.
Cổ
là
nơi
tập
hợp
các
xương,
khớp,
dây
chằng,
dây
thần
kinh,
cơ
và
mạch
máu.[2]
Như
vậy,
có
nhiều
bộ
phận
có
thể
gây
đau
nếu
bạn
cử
động
cổ
sai
cách
hoặc
bị
một
số
chấn
thương
như
chấn
thương
cổ
do
bị
giật
đột
ngột.
Cơn
đau
cổ
có
thể
đến
rất
nhanh,
nhưng
đôi
khi
cũng
có
thể
biến
mất
cũng
nhanh
như
vậy
(mà
không
cần
điều
trị)
vì
cơ
thể
có
khả
năng
tự
chữa
lành
kỳ
diệu.
Vì
thế,
bạn
hãy
kiên
nhẫn
trong
vài
tiếng
khi
bị
đau
cổ,
tránh
tất
cả
các
hoạt
động
căng
thẳng
hoặc
kích
thích
và
giữ
thái
độ
lạc
quan.
- Các triệu chứng cho thấy bạn nên tìm sự chăm sóc y tế bao gồm: chứng đau cổ nghiêm trọng diễn tiến xấu, yếu cơ và/ hoặc mất cảm giác ở cánh tay, đau nhói đầu, mắt mờ, mất thăng bằng và/ hoặc buồn nôn.[3]
- Để yên cho cái cổ cứng và đau của bạn được nghỉ ngơi là một ý tốt, nhưng giữ cổ bất động hoàn toàn bằng vòng đệm cổ là việc không được khuyến nghị trong phần lớn các trường hợp chấn thương vì điều này sẽ làm yếu cơ và hạn chế cử động của các khớp. Ít nhất thì việc cử động cổ nhẹ nhàng là cần thiết để kích thích lưu thông máu và giúp cổ lành lại.
- Nếu chứng đau cổ có liên quan đến việc tập luyện, có lẽ bạn đã tập quá mạnh hoặc không đúng động tác – bạn nên nói với huấn luyện viên.
-
Dùng
liệu
pháp
chườm
lạnh
cho
cơn
đau
cấp
tính.
Chườm
lạnh
là
một
liệu
pháp
hiệu
quả
cho
mọi
chấn
thương
cơ-
xương
cấp
tính
(mới
xảy
ra),
kể
cả
đau
cổ.[4]
Nhiệt
độ
lạnh
(có
thể
là
đá
lạnh,
túi
chườm
lạnh
hoặc
các
túi
rau
củ
đông
lạnh)
có
thể
đắp
lên
chỗ
đau
nhất
trên
cổ
để
giảm
sưng
và
đau.
Độ
lạnh
khiến
các
mạch
máu
co
lại,
giúp
giảm
sưng
và
làm
tê
các
sợi
thần
kinh
nhỏ.
Cứ
cách
mỗi
tiếng
chườm
lạnh
trong
khoảng
15
phút
trong
vòng
3
hoặc
4
tiếng
đầu
tiên
sau
chấn
thương,
sau
đó
giảm
số
lần
chườm
khi
đã
bớt
đau
và
sưng.
- Việc ép đá lạnh vào cổ bằng băng co giãn cũng sẽ có tác dụng chống viêm, nhưng cần cẩn thận đừng để sự lưu thông máu bị chặn hoàn toàn.
- Bọc vật lạnh trong khăn mỏng để tránh kích thích da hoặc bị bỏng lạnh.
- Chứng đau cấp tính thường xảy ra dưới một tuần, nhưng có thể chuyển thành đau mãn tính nếu kéo dài dai dẳng trong vài tháng hoặc hơn.
- Nhớ rằng liệu pháp lạnh có thể không thích hợp để chữa chứng đau cổ kinh niên (lâu ngày), bao gồm sưng viêm – liệu pháp nóng ẩm có thể giúp giảm đau nhiều hơn.
-
Đắp
nhiệt
ẩm
để
chữa
chứng
đau
kinh
niên.
Nếu
chứng
đau
cổ
của
bạn
trở
thành
kinh
niên
(kéo
dài
trong
vài
tháng
hoặc
hơn)
đồng
thời
có
cảm
giác
cứng
và
nhức
hơn
là
viêm
và
đau,
bạn
nên
tránh
dùng
liệu
pháp
lạnh
mà
thay
vào
đó
là
đắp
nhiệt
ẩm.[4]
Túi
thảo
mộc
có
thể
dùng
trong
lò
vi
sóng
được
thiết
kế
để
chữa
đau
cổ
và
có
hiệu
quả
trong
việc
thư
giãn
các
cơ
bị
căng,
giảm
nhức
ở
các
khớp
đốt
sống,
đặc
biệt
là
các
sản
phẩm
kết
hợp
liệu
pháp
mùi
hương
(như
oải
hương
hoặc
hương
thảo).
Không
như
cơn
đau
cấp
tính
ở
cổ,
tình
trạng
cứng
cổ
lâu
ngày
sẽ
được
cải
thiện
nhờ
tăng
sự
lưu
thông
máu
bằng
sức
nóng.
Mỗi
lần
đắp
túi
thảo
mộc
khoảng
20
phút,
tối
đa
3
lần
mỗi
ngày.
- Một cách khác, bạn có thể ngâm cổ và vai đau nhức lâu ngày trong bồn tắm nước nóng với muối Epsom trong khoảng 20 phút. Nước nóng giúp tăng tuần hoàn, và loại muối giàu ma-giê có tác dụng giảm căng thẳng ở gân và dây chằng giúp bớt đau và cứng khớp.[5]
- Đắp nhiệt ẩm lên cổ ngay trước khi thực hiện bài tập kéo giãn cơ (xem bên dưới) là một ý tưởng hay trong phần lớn các trường hợp, vì liệu pháp này sẽ khiến các cơ mềm dẻo hơn và giảm khả năng trở nên căng thẳng.
-
Dùng
thuốc
giảm
đau
trong
thời
gian
ngắn.
Cân
nhắc
uống
các
loại
thuốc
không
kê
toa
không
chứa
steroid
và
có
tác
dụng
kháng
viêm
(NSAID)
như
ibuprofen,
naproxen
hoặc
aspirin
để
chữa
chứng
đau
cổ
cấp
tính,
nhưng
tốt
nhất
chỉ
nên
dùng
như
một
giải
pháp
tạm
thời
để
chữa
đau
và
viêm.[6]
Những
loại
thuốc
này
có
thể
có
hại
cho
dạ
dày
và
thận,
do
đó
cố
gắng
không
dùng
quá
2
tuần
mỗi
đợt.
Luôn
nhớ
rằng
aspirin
và
ibuprofen
không
thích
hợp
cho
trẻ
nhỏ.
- Nếu cảm thấy cổ bị cứng hơn là sưng, bạn có thể thử uống các loại thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen (Tylenol), không gây rối loạn dạ dày nhưng có thể ảnh hưởng đến gan.
- Nếu các cơ bị co thắt là yếu tố chính khiến bạn bị đau cổ (thường do chấn thương cổ vì cử động đột ngột), bạn có thể cân nhắc uống thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine, nhưng đừng bao giờ uống cùng lúc với các loại thuốc NSAIDs. Kiểm tra xem gần nơi bạn ở có bán thuốc giãn cơ không kê toa không.
- Nói chung, cảm giác đau nhức thường biểu thị các cơ co thắt, còn cơn đau nhói khi cử động thường do chấn thương khớp/ dây chằng.
-
Thực
hiện
vài
động
tác
kéo
giãn
nhẹ.
Cho
dù
chứng
đau
cổ
là
do
nguyên
nhân
gì,
có
khả
năng
là
các
cơ
xung
quanh
đang
phản
ứng
bằng
chuyển
động
co
thắt.
Do
đó,
miễn
là
bạn
không
cảm
thấy
đau
nhói,
đau
dữ
đội
hay
đau
như
điện
giật
khi
cử
động
cổ
(hiện
tượng
này
có
thể
biểu
thị
tình
trạng
thoát
vị
đĩa
đệm
hoặc
gãy
xương),
thì
động
tác
kéo
giãn
nhẹ
có
thể
giúp
ích.
Các
cơ
đau
và
căng
đáp
ứng
tốt
với
động
tác
kéo
giãn
vì
nó
giúp
giảm
căng
cơ
và
cải
thiện
độ
linh
hoạt.[7]
Kéo
giãn
và
cử
động
cổ
sau
khi
tắm
nước
nóng
là
có
ích,
cho
dù
cơn
đau
cổ
là
cấp
tính
hay
mãn
tính.
- Bắt đầu bằng động tác xoay vai và chuyển động đầu theo đường tròn. Tiếp đó xoay cổ (nhìn từ bên này sang bên kia) và uốn/ kéo giãn (nhìn lên và xuống). Mỗi chuỗi động tác thực hiện trong vài phút.
- Khi đã khởi động cổ, bắt đầu kéo giãn bằng cách nghiêng cổ và đầu sang hai bên – cố gắng đưa tai xuống sát vai. Thực hiện cho cả hai bên. Sau đó gập cổ ra phía trước (đưa cằm xuống ngực) và xoay nhẹ sang một bên cho đến khi bạn nhìn xuống bàn chân. Đổi bên và thực hiện tương tự như vậy.
- Giữ yên trong 30 giây mỗi lần kéo giãn cổ cho mỗi bên, đồng thời hít thở sâu. Thực hiện 3 đến 5 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
- Chỉ kéo giãn hoặc cử động cổ nếu không vượt quá ngưỡng đau. Khi kéo giãn cổ mà thấy đau, bạn hãy từ từ đưa cổ trở lại vị trí không đau. Không kéo giãn vượt quá điểm đó.
- Phạm vi cử động không đau sẽ tăng lên dần dần.
-
Không
nằm
sấp
khi
ngủ.
Nằm
sấp
khi
ngủ
là
nguyên
nhân
thường
gặp
gây
đau
cổ
và
vai
vì
cổ
bị
vặn
về
một
bên
để
thở
trong
thời
gian
dài.
Cổ
bị
vặn
sẽ
kích
thích
các
khớp
đốt
sống,
dây
chằng,
gân
và
các
dây
thần
kinh
ở
cổ.
Tư
thế
ngủ
tốt
nhất
là
nằm
ngửa
hoặc
nằm
nghiêng
(tương
tự
tư
thế
bào
thai).[8]
Nằm
sấp
khi
ngủ
là
một
thói
quen
khó
bỏ
đối
với
một
số
người,
nhưng
lợi
ích
của
việc
từ
bỏ
tư
thế
này
đối
với
cổ
và
phần
còn
lại
của
cột
sống
xứng
đáng
để
bạn
chấp
nhận
thay
đổi.
- Khi nằm ngửa, bạn không nên kê đầu quá cao vì việc gập cổ quá mức có thể gây đau.
- Khi nằm nghiêng, bạn hãy chọn gối không dày hơn khoảng cách từ đầu vai đến tai. Gối quá dày khiến cổ bị ngoẹo sang bên quá nhiều.
- Cân nhắc mua gối chỉnh hình đặc biệt dành cho cổ - Loại gối này được thiết kế để đỡ đường cong tự nhiên của cổ và giảm mọi kích thích hoặc căng/ bong gân khi ngủ.
Tìm liệu pháp điều trị chứng đau cổ[sửa]
-
Mát-xa
cổ.
Như
đã
nhắc
đến
ở
trên,
gần
như
mọi
chấn
thương
cổ
đều
bao
gồm
cả
các
cơ
ở
mức
độ
nào
đó,
vì
vậy
việc
xử
lý
các
cơ
bị
căng
và
co
thắt
là
một
chiến
lược
hợp
lý
để
giảm
chứng
đau
ở
cổ.
Mát-xa
sâu
vào
mô
cơ
cải
thiện
sự
căng
thẳng
ở
mức
độ
từ
nhẹ
đến
trung
bình
vì
nó
giúp
giảm
co
thắt
cơ,
chống
sưng
viêm
và
hỗ
trợ
thư
giãn.[9]
Bắt
đầu
với
30
phút
mát-xa,
tập
trung
vào
cổ,
bả
vai
và
gáy.
Để
cho
chuyên
gia
trị
liệu
mát-xa
sâu
đến
mức
bạn
còn
chịu
được.
- Luôn uống nhiều nước ngay sau khi mát-xa sâu để thanh lọc các phản ứng phụ gây viêm và a-xít lactic ra khỏi cơ thể. Nếu không bạn có thể bị đau đầu hoặc buồn nôn nhẹ.
- Một buổi mát-xa có thể giảm đáng kể chứng đau cổ cấp tính, tùy nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, nhưng đôi khi bạn cần thêm vài buổi mát-xa nữa. Đối với chứng đau kinh niên, có thể cần phải mát-xa trong thời gian lâu hơn (một tiếng) và thường xuyên hơn (ba lần mỗi tuần) để “phá vỡ chu kỳ mãn tính” và kích thích quá trình chữa lành.
-
Gặp
bác
sĩ
nắn
khớp
xương.
Bác
sĩ
nắn
khớp
xương
là
chuyên
gia
về
cột
sống,
tập
trung
vào
chuyển
động
bình
thường
và
chức
năng
của
các
khớp
đốt
sống
nhỏ
kết
nối
đốt
sống
và
cột
sống
với
nhau.[10]
Họ
sẽ
kiểm
tra
cổ
của
bạn
và
xác
định
nguyên
nhân
gây
đau,
bất
kể
là
liên
quan
đến
cơ
hay
khớp.
Quá
trình
nắn
khớp
bằng
tay,
còn
gọi
là
chỉnh
cột
sống,
có
thể
chỉnh
lại
vị
trí
các
khớp
ở
cổ
vốn
bị
tắc
nghẽn
hoặc
trật
khớp
nhẹ
gây
viêm
và
đau
dữ
dội
(đặc
biệt
khi
cử
động).
- Bác sĩ nắn khớp xương thường cho chụp x-quang cổ để hiểu rõ hơn tình trạng của bạn và đảm bảo rằng việc chỉnh cột sống là thích hợp và an toàn.
- Mặc dù một lần chỉnh khớp xương đôi khi có thể giúp bạn khỏi đau cổ hoàn toàn, nhưng thông thường cần ba đến năm lần điều trị mới thấy kết quả rõ rệt. Bảo hiểm y tế có thể không chi trả cho dịch vụ nắn khớp xương, vì vậy bạn cần kiểm tra lại.
- Bác sĩ nắn khớp xương dùng nhiều liệu pháp khác nhau được điều chỉnh nhằm vào các cơ bị căng nhiều hơn. Điều này có thể thích hợp hơn cho mô ở cổ.
-
Cân
nhắc
tập
vật
lý
trị
liệu.
Nếu
chứng
đau
cổ
tái
đi
tái
lại
(kinh
niên)
và
do
các
cơ
cạnh
cột
sống
yếu,
tư
thế
sai
hoặc
tình
trạng
thoái
hóa
như
viêm
xương
khớp,
bạn
cần
cân
nhắc
phục
hồi
cột
sống.
Bác
sĩ
vật
lý
trị
liệu
có
thể
hướng
dẫn
bạn
các
bài
tập
kéo
giãn
và
tăng
cường
sức
mạnh
cho
cổ,
điều
đặc
biệt
quan
trọng
trong
quá
trình
hồi
phục
các
chấn
thương
nghiêm
trọng
như
chấn
thương
do
cổ
bị
giật
trong
tai
nạn
xe
cộ.[11]
Quá
trình
vật
lý
trị
liệu,
bao
gồm
việc
hồi
phục
cột
sống,
cần
tập
hai
đến
ba
buổi
mỗi
tuần
và
trong
khoảng
bốn
đến
tám
tuần
để
có
tác
động
tích
cực
lên
các
mô
ở
cổ
bị
đau
nghiêm
trọng
hoặc
lâu
ngày.
- Ngoài các bài tập tăng cường sức mạnh và kéo giãn, bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể dùng các thiết bị để điều trị cổ cho bạn như kích thích cơ bằng xung điện (EMS), máy trị liệu bằng siêu âm và/ hoặc kích thích dây thần kinh bằng dòng điện qua da (TENS).
- Các bài tập thích hợp giúp tăng cường sức mạnh cho cổ gồm bơi lội, chèo thuyền và gập bụng, nhưng điều đầu tiên cần đảm bảo là kiểm soát cơn đau.
-
Thử
liệu
pháp
điểm
kích
hoạt
(trigger
point
therapy).
Chứng
đau
cơ
có
thể
do
trong
cơ
có
các
nút
thắt
trong
cơ
mà
bạn
không
thể
thả
lỏng[12],
còn
gọi
là
"điểm
kích
hoạt."
Tình
trạng
này
đặc
biệt
đúng
ở
các
trường
hợp
đau
cổ
lâu
ngày
hơn.
Điểm
kích
hoạt
khi
sờ
vào
thấy
cứng
và
căng
như
sợi
dây
thừng
hoặc
nút
thắt.[12]
Để
giảm
chứng
đau
này,
bạn
hãy
tìm
một
chuyên
gia
được
chứng
nhận
về
liệu
pháp
điểm
kích
hoạt.
Hoặc
bạn
có
thể
thử
một
số
cách
điều
trị
đơn
giản
tại
nhà.[12]
- Chuyên gia điểm kích hoạt có thể là một chuyên gia mát-xa, bác sĩ vật lý trị liệu, bác sĩ nắn xương khớp hoặc thậm chí là bác sĩ điều trị.
- Nếu muốn tự điều trị điểm kích hoạt, bạn thử nằm ngửa trên thảm hoặc trên sàn. Lấy một quả bóng tennis và đặt dưới lưng, để bên dưới điểm kích hoạt. Dùng trọng lượng của bạn để ấn lên điểm kích hoạt. Nếu thấy quá đau nghĩa là bạn đang ấn quá mạnh. Cảm giác khi tác động lên nút thắt phải mạnh và dễ chịu[13]; có thể được mô tả là "đau một cách thật dễ chịu."
-
Cân
nhắc
liệu
pháp
châm
cứu.
Liệu
pháp
châm
cứu
sử
dụng
những
chiếc
kim
rất
mảnh
châm
vào
các
huyệt
đặc
biệt
trên
da
để
giảm
đau
và
viêm.[14]
Châm
cứu
để
giảm
đau
cổ
có
thể
rất
hiệu
nghiệm,
đặc
biệt
nếu
được
sử
dụng
ngay
khi
xảy
ra
các
triệu
chứng
cấp
tính.
Dựa
trên
nguyên
lý
của
y
học
cổ
truyền
Trung
Hoa,
châm
cứu
hoạt
động
bằng
cách
kích
thích
cơ
thể
tiết
ra
các
hóa
chất,
trong
đó
bao
gồm
endorphins
và
serotonin
có
tác
dụng
giảm
đau.
Châm
cứu
được
công
nhận
là
an
toàn
và
chi
phí
tương
đối
thấp,
do
đó
đây
là
liệu
pháp
đáng
để
thử
nếu
cổ
của
bạn
bị
đau
và
các
cách
điều
trị
khác
không
có
hiệu
quả.
- Có những bằng chứng gây tranh cãi về tính hiệu quả của châm cứu trong việc giảm đau cổ và đau lưng kinh niên, nhưng có vô số lời đồn cho rằng liệu pháp này có thể là một lựa chọn đáng tin cậy.[15]
- Nhớ rằng các huyệt châm cứu giúp giảm đau cổ có thể không nằm trên cổ hoặc gần cổ - một số điểm ở các vùng khác xa hơn trên cơ thể.
- Hiện nay liệu pháp châm cứu có thể được thực hiện bởi nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bao gồm một số bác sĩ trị liệu, bác sĩ nắn khớp xương, bác sĩ vật lý trị liệu và chuyên gia mát-xa – nhưng bất cứ ai cũng phải được chứng nhận bởi Ủy ban Chứng nhận Quốc gia về Châm cứu và Y học Phương Đông.[16]
-
Tham
khảo
bác
sĩ
về
các
lựa
chọn
có
tính
xâm
lấn
hơn.
Nếu
chứng
đau
cổ
không
đáp
ứng
với
các
liệu
pháp
tại
nhà
hoặc
các
liệu
pháp
bảo
tồn
(hoặc
thay
thế)
khác,
bạn
nên
nhờ
bác
sĩ
gia
đình
tư
vấn
về
các
phương
pháp
điều
trị
xâm
lấn
hơn
như
tiêm
corticosteroid
và/
hoặc
phẫu
thuật.
Tiêm
corticosteroid
vào
khớp,
cơ
hoặc
gân
bị
viêm
có
thể
nhanh
chóng
giảm
đau
và
viêm,
đồng
thời
mở
rộng
phạm
vi
chức
năng
và
cử
động.[17]
Tuy
nhiên,
thuốc
steroid
không
nên
tiêm
quá
vài
lần
mỗi
năm
do
các
tác
dụng
phụ
như
yếu
cơ/gân
và
suy
giảm
chức
năng
miễn
dịch.
Việc
phẫu
thuật
cổ
chỉ
nên
coi
là
giải
pháp
cuối
cùng,
mặc
dù
rõ
ràng
liệu
pháp
này
được
chỉ
định
trong
trường
hợp
gãy
xương
hoặc
trật
vị
trí
do
chấn
thương
hoặc
loãng
xương
(xương
giòn
do
thiếu
chất
khoáng).
Các
căn
bệnh
khác
về
cổ
thường
phải
phẫu
thuật
gồm
thoát
vị
đĩa
đệm
cột
sống
(đĩa
đệm
“bị
trượt”),
viêm
khớp
nặng
và
viêm
xương
tủy
(osteomyelitis).
- Bác sĩ có thể cho chụp x-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm chẩn đoán hoặc đo dẫn truyền thần kinh để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và độ nghiêm trọng của chứng đau cổ.
- Nếu bạn được chỉ định làm phẫu thuật, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình chuyên về bệnh lý cột sống.
Lời khuyên[sửa]
- Khi đứng hoặc ngồi, đảm bảo đầu và lưng trên phải thẳng.
- Điều chỉnh bàn làm việc, ghế và /hoặc máy vi tính sao cho màn hình ngang tầm mắt.
- Tránh kẹp điện thoại vào giữa vai và tai để nói chuyện. Thay vào đó bạn có thể dùng tai nghe hoặc loa.[18]
- Cai thuốc lá, vì thuốc lá làm giảm tuần hoàn máu, gây thiếu hụt ô-xy và dưỡng chất đến các cơ cạnh cột sống và các mô khác. Hút thuốc lá đẩy bạn vào nguy cơ cao bị đau cổ.
- Khi lái xe, nhớ kéo đệm tựa đầu lên và sát vào đầu. Điều này giúp đầu của bạn khỏi bị kéo ra sau nếu chẳng may bạn gặp tai nạn húc vào đuôi xe, có thể gây chấn thương đau đớn vì cổ bị giật đột ngột.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu cơn đau cổ đến đột ngột và trầm trọng mà không có chấn thương rõ rệt, kèm theo đau đầu dữ dội, sốt cao, lơ mơ và buồn nôn, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức, bởi vì bạn có thể bị một bệnh viêm cột sống như viêm màng não.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/neck-pain/basics/causes/con-20028772
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1948797-overview
- ↑ http://www.medicinenet.com/shoulder_and_neck_pain_health/page3.htm#when_should_i_seek_medical_care
- ↑ 4,0 4,1 http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4483
- ↑ http://www.express.co.uk/news/uk/347308/Salt-baths-ease-the-pain-of-arthritis-say-experts
- ↑ http://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/neck-strain-causes-and-remedies
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/in-depth/stretching/art-20047931
- ↑ http://www.health.harvard.edu/pain/say-good-night-to-neck-pain
- ↑ http://www.pacificcollege.edu/news/blog/2015/02/19/benefits-massage-lower-back-and-neck-pain
- ↑ http://www.acatoday.org/level2_css.cfm?T1ID=13&T2ID=68
- ↑ http://www.spine-health.com/treatment/physical-therapy/physical-therapy-benefits-back-pain
- ↑ 12,0 12,1 12,2 https://health.clevelandclinic.org/2014/05/knot-in-your-neck-4-ways-to-relieve-trigger-point-pain/
- ↑ https://www.painscience.com/articles/tennis-ball.php
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/acupuncture/basics/definition/prc-20020778
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/back-pain/expert-answers/acupuncture-for-back-pain/faq-20058329
- ↑ http://www.nccaom.org/regulatory-affairs/state-licensure-map
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cortisone-shots/basics/definition/prc-20014455
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/neck-pain/basics/prevention/con-20028772