Chữa đau họng nhanh chóng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều mẹo và lời khuyên giúp chữa đau họng. Nếu bị đau họng hơn 3 ngày, bạn nên đi khám bác sĩ.

Key Points[sửa]

  • Try home remedies, such as gargling salt water. More ↓
  • Use throat lozenges, sprays, humidifiers, and warm compresses for temporary relief. ↓
  • Sleep more than usual - about 11-13 hours a night ↓
  • Drink plenty of water and avoid drinking coffee in excess. ↓
  • Take steamy showers in the morning and evening. ↓
  • Avoid dairy, sweets, or cold food or drinks.↓

Các bước[sửa]

Liệu pháp chữa đau họng tại nhà[sửa]

  1. Súc miệng để giảm sưng và khó chịu. Pha 1 thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm. Ngậm nước muối ở vị trí gần cổ họng nhất, hơi ngửa đầu, bắt đầu súc, sau đó nhổ nước ra. Cứ cách khoảng một tiếng, bạn nên súc miệng một lần.[1] Nên súc miệng lại bằng nước để loại bỏ vị muối.
    • Lựa chọn khác: Cho thêm 1 thìa nước cốt chanh hoặc giấm vào nước súc miệng và súc như bình thường. Không được nuốt nước súc miệng.
  2. Giảm đau bằng viên ngậm không kê đơn. Bạn có thể mua viên ngậm không kê đơn chứa thuốc gây tê như chanh hoặc mật ong.
    • Một số viên ngậm như Sucrets Maximum Strength hoặc Spec-T rất an toàn, hiệu quả và chứa thuốc (thuốc gây tê cục bộ) giúp gây tê cổ họng để xoa dịu cơn đau. [1]
    • Không nên dùng viên ngậm chứa thuốc gây tê quá 3 ngày vì thành phần gây tê sẽ tạo cơ hội cho loại nhiễm khuẩn nghiêm trọng phát triển như liên cầu khuẩn (gây viêm họng) và cần được điều trị y tế ngay.
  3. Giảm đau bằng thuốc xịt họng. Giống như viên ngậm, thuốc xịt họng như Cepacol có thể giảm đau bằng cách gây tê liệt niêm mạc họng. Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc để biết liều lượng thích hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thông tin, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ khi sử dụng chung với các thuốc và/hoặc liệu pháp khác.
  4. Xoa dịu cơn họng bằng cách chườm ấm. Ngoài các liệu pháp giúp xoa dịu cơn đau bên trong cổ họng như trà ấm, viên ngậm hay thuốc xịt họng, bạn còn có thể giảm đau từ bên ngoài cổ họng. Bạn có thể quấn gạc ấm xung quanh cổ họng.[2] Có thể sử dụng túi nhiệt ấm, chai nước nóng hoặc vải ướt và ấm.
  5. Làm thuốc đắp họng từ trà cúc La mã. Bạn có thể pha một mẻ trà cúc La mã (hoặc ngâm 1 thìa cúc La mã khô trong 1-2 cốc nước sôi và chờ cho trà ngấm). Khi trà đủ ấm, nhúng khăn sạch vào trà, vắt ráo nước sau đó đắp lên cổ họng. Lặp lại khi cần thiết.[2]
  6. Đắp thạch cao từ muối biển và nước. Pha 2 cốc muối biển với 5-6 thìa nước ấm để tạo ra hỗn hợp ẩm nhưng không ướt. Đổ hỗn hợp muối vào ngay chính giữa một chiếc khăn sạch. Cuộn khăn dọc chiều dài, sau đó quấn lên cổ. Đắp thêm một chiếc khăn khô lên trên để che lại. Quấn khăn trong khoảng thời gian tùy thích.[2]
  7. Giảm đau bằng máy tạo độ ẩm hoặc liệu pháp xông hơi. Nếu biết cẩn thận điều chỉnh sao cho không quá lạnh và ẩm ướt, làn sương mát và ấm từ máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm đau họng.[1]
    • Xông hơi bằng nước ấm và khăn. Đun nóng 2-3 cốc nước, sau đó nhấc khỏi bếp. (Tùy chọn: Ngâm cúc La mã, gừng hoặc trà chanh trong nước). Chờ khoảng 5 phút. Đặt tay lên hơi nước để kiểm tra độ nóng. Đổ nước vào bát lớn, dùng khăn phủ đầu lại sau đó đưa đầu lên trên bát để hứng hơi nước bốc lên. Hít thở sâu bằng miệng và mũi trong vòng 5-10 phút. Lặp lại khi cần thiết.[2]
  8. Uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Để giảm đau, bạn có thể dùng Acetaminophen và Ibuprofen. Tuy nhiên, trẻ em dưới 20 nên tránh dùng thêm Aspirin vì có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng được gọi là Hội chứng Reye. [3] Nên thực hiện theo hướng dẫn về liều lượng trên nhãn thuốc.

Việc cần làm để giảm đau họng[sửa]

  1. Nghỉ ngơi nhiều.[2] Nếu có thể, bạn nên cố gắng ngủ nhiều trong ngày và duy trì lịch ngủ đều đặn vào ban đêm. Tăng thời gian ngủ lên 11-13 tiếng/ ngày trong khoảng thời gian bị đau họng.
  2. Rửa hoặc khử trùng tay thường xuyên. Tay là con đường truyền vi khuẩn mà ai cũng biết. Vi khuẩn sẽ lây lan khi chúng ta chạm tay lên mặt và những vật thể khác. Bạn nên rửa tay thường xuyên khi bị đau họng hoặc cảm lạnh để ngăn chặn lây truyền vi khuẩn.
  3. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc.[2] Nước giúp giảm dịch nhầy ở cổ họng, bên cạnh đó nước ấm có thể giúp xoa dịu kích thích trong cổ họng.[1] Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và chữa đau họng nhanh chóng.
    • Tăng cường lượng nước uống lên 3 lít (13 cốc) mỗi ngày đối với nam giới và 2 lít (9 cốc) đối với nữ giới.[4]
    • Nếu bị cảm lạnh hoặc xuất hiện dấu hiệu mất nước, bạn không nên uống nhiều cà phê. Cà phê là chất lợi tiểu, do đó nếu uống quá 5 cốc mỗi ngày có thể làm cơ thể mất nước. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây, tiêu thụ cà phê ở mức bình thường không gây ức chế khả năng giữ nước của cơ thể.[5] Vì vậy, nếu uống dưới 5 cốc cà phê mỗi ngày, bạn không cần phải lo lắng cơ thể bị mất nước.
    • Nước uống thể thao cung cấp chất điện giải như Gatorade có thể bổ sung cho cơ thể muối, đường và các khoáng chất cần thiết khác để chống viêm họng.[6]
  4. Tắm mỗi buổi sáng và tối. Bạn nên tắm nước nóng thường xuyên.[1] Tắm không những làm sạch cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái mà hơi nước nóng còn giúp xoa dịu cổ họng.
  5. Bổ sung vitamin C. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi sự gây hại của gốc tự do. Gốc tự do là những hợp chất hình thành khi cơ thể chuyển hóa thực phẩm ăn vào thành năng lượng.[7] Mặc dù tác dụng chống viêm họng của vitamin C vẫn còn gây tranh cãi, nhưng chắc chắn vitamin này sẽ không gây tổn thương cho họng.[8] Vì vậy, bạn có thể bổ sung vitamin C khi bị đau họng.
    • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác bạn có dùng khi bị đau họng là trà xanh, việt quất và nam việt quất, đậu (đậu Pinto, đậu thận, đậu đen), atisô, mận, táo và quả hồ đào,...[9]
  6. Pha trà tỏi. Tỏi là chất kháng sinh tự nhiên, do đó giúp giảm đau họng.
    • Cắt một ít tỏi tươi thành từng lát nhỏ (kích cỡ trung bình).
    • Cho lát tỏi vào cốc/tách trà. Đổ nước vào cốc.
    • Cho cốc trà vào lò vi sóng để đun sôi khoảng 2 phút.
    • Lấy cốc trà ra. Vớt lát tỏi ra khi trà còn nóng.
    • Cho thêm túi trà yêu thích (có hương vị khử mùi tỏi), chẳng hạn như hương vani.
    • Thêm một chút mật ong hoặc chất tạo ngọt khác (đủ để tạo vị ngon).
    • Uống trà (trà sẽ có hương vị tuyệt vời nhờ túi trà và chất tạo ngọt). Bạn có thể uống bao nhiêu tùy thích.

Thực phẩm cần tránh khi bị đau họng[sửa]

  1. Tránh thực phẩm từ sữa như sữa, bơ hoặc kem. Một số người có nguy cơ tăng tiết dịch nhầy khi ăn thực phẩm từ sữa.[10]
  2. Tránh thực phẩm quá ngọt như bánh kem hoặc bánh Cupcake khi bị đau họng. Thực phẩm có đường có thể gây kích ứng họng. Bạn có thể ăn kem que không đường vì loại này giúp xoa dịu cổ họng.
  3. Tránh thực phẩm và thức uống lạnh. Đừng để cảm giác mát lạnh từ thức uống đánh lừa bạn. Bạn cần giữ ấm nhiệt độ bên trong cơ thể. Mặc dù không ngon lành chút nào nhưng bạn cũng nên cố gắng uống nước ấm.

Các dấu hiệu đau họng cần đi khám bác sĩ[sửa]

  1. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu đau họng kéo dài hơn 3 ngày. Tốt nhất bạn nên cẩn thận để tránh hối tiếc về sau. Bác sĩ có thể khám cổ họng, trao đổi về các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm để giúp bạn hồi phục nhanh chóng.
  2. Kiểm tra dấu hiệu viêm họng. Đau họng có thể đơn giản chỉ là đau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bạn nghĩ là đau họng thì thực tế lại là viêm họng hoặc một loại nhiễm trùng nguy hiểm và tiềm ẩn khác. Bạn nên kiểm tra các dấu hiệu viêm họng sau:
    • Đau họng dữ dội và đột ngột mà không kèm theo dấu hiệu cảm thạnh thông thường (ho, hắt hơi, sổ mũi, v.v…).
    • Sốt trên 38°C. Nếu bị sốt thấp hơn mức này, bạn có thể bị nhiễm vi-rút, không phải nhiễm liên cầu khuẩn.
    • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
    • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
    • Cổ họng sưng đỏ hoặc nổi đốm đỏ đậm ở vòm miệng trên, gần sát cổ họng.
    • Tấy đỏ ở cổ hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
  3. Kiểm tra các dấu hiệu bạch cầu đơn nhân (Mononucleosis hoặc Mono). Bạch cầu đơn nhân là do vi-rút Epstein-Barr[11] và thường xảy ra ở thanh thiếu niên, thanh niên vì người trưởng thành hầu như miễn nhiễm với vi-rút này. Các triệu chứng bạch cầu đơn nhân bao gồm:
    • Sốt cao từ 38-40° C kèm theo ớn lạnh.
    • Đau họng kèm theo amiđan nổi đốm trắng.
    • Sưng amidan và nổi hạch bạch huyết khắp cơ thể.
    • Nhức đầu, mệt mỏi và thiếu sức sống.
    • Đau bên trái bụng, gần lá lách. Nếu lá lách bị đau, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để ngăn ngừa nguy cơ vỡ lá lách.

Lời khuyên[sửa]

  • Ăn súp. Súp là món ăn lý tưởng giúp đẩy lùi bệnh tật.
  • Tắm nước thật nóng. Hơi nóng của nước giúp khai thông đường hô hấp, nhờ đó giúp bạn giảm đau và nhanh phục hồi hơn.
  • Dùng viên ho khi bị đau họng
  • Gối cao đầu khi ngủ và thoa dầu VapoRub ở ngực, dưới mũi và trên trán. Dầu VaporRub giúp bạn thở dễ hơn và tăng lưu lượng oxy.
  • Khi bị đau họng, cứ cách 24 tiếng bạn nên đo thân nhiệt một lần. Nếu thân nhiệt hơn 38 độ C, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để phòng trường hợp nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn như bạch cầu đơn nhân.
  • Đun sôi một ít hoa oải hương trong nước, sau đó cho thêm một chút mật ong vào. Trà oải hương có hương dễ chịu và giúp xoa dịu cổ họng.
  • Uống Ibuprofen hoặc các thuốc giảm đau khác để giảm đau tạm thời. Không cho trẻ em dùng thuốc giảm đau khi chưa hỏi bác sĩ và/hoặc chuyên gia y tế.
  • Tránh hút thuốc hoặc uống rượu để ngăn ngừa đau họng chuyển biến trầm trọng hơn.
  • Thử uống trà gừng.
  • Cố gắng uống trà trước bữa ăn sáng, bữa trưa và bữa tối để đẩy vi khuẩn ra khỏi cổ họng.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh soda và các thực phẩm hay thức uống nhiều đường khác. Soda chỉ tốt khi có gừng vì nghiên cứu cho thấy gừng giảm đau họng và sưng amidan.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]