Chữa trầy xước theo cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

HIện tượng trầy xước xuất hiện khi da bị chà xát vào nhau, cọ vào quần áo hoặc các vật liệu khác và gây kích ứng. Tình trạng trầy xước thường xảy ra nhất ở mặt trong đùi, háng, nách, dưới bụng và núm vú. Nếu không được điều trị, vết trầy xước sẽ sưng lên, và trong vài trường hợp hiếm gặp có thể bị nhiễm trùng. Những người có rủi ro bị trầy xước là các vận động viên vì họ thường mặc trang phục cọ vào da trong thời gian dài, và những người thừa cân vì các lớp da của họ thường chà xát với nhau. Có những liệu pháp tự nhiên đơn giản để chữa trầy xước, một số được khoa học công nhận, số khác được cho là có công hiệu theo kinh nghiệm dân gian. Bạn cũng có thể ngăn ngừa trầy xước bằng cách tạo ra một vài thay đổi trong lối sống.

Các bước[sửa]

Dùng các Liệu pháp Tại Nhà đã Kiểm chứng[sửa]

  1. Rửa vùng da trầy xước. Làm sạch vùng da trầy xước bằng cách rửa nhẹ nhàng với xà phòng nhẹ dịu, không mùi, sau đó rửa nhiều nước. Nên cân nhắc dùng xà phòng gốc dầu thực vật. Pears, Pracy và Burt’s Bees là những lựa chọn tốt.[1]
  2. Giữ cho da khô ráo. Sau khi tắm, đảm bảo mọi chỗ trầy xước và dễ bị trầy phải hoàn toàn khô ráo. Dùng khăn cotton sạch thấm khô da, không chà xát vì có thể gây thêm kích ứng cho da.[2]
    • Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp để làm khô các vùng trầy xước. Không dùng nhiệt độ cao vì như vậy có thể khiến da bạn quá khô và gây thêm kích ứng.
  3. Làm ẩm vùng da trầy xước. Dùng dầu bôi trơn tự nhiên để giữ ẩm cho da như dầu hạnh nhân, dầu hải ly, mỡ lông cừu, dầu cúc xu xi hoặc thuốc mỡ A&D (lưu ý: thuốc mỡ A&D có mùi thơm, do đó nếu da bạn nhạy cảm với các hương liệu thì nên chọn loại dầu bôi trơn khác).
    • Bôi dầu lên da khô và sạch ít nhất mỗi ngày hai lần. Bạn có thể cần phải bôi nhiều lần hơn nếu phần da trầy xước vẫn cọ vào quần áo hoặc các phần da khác.
    • Sau khi bôi dầu, bạn sẽ thấy việc dùng gạc sạch che lên vùng da trầy xước rất có ích. Nó sẽ bảo vệ phần da trầy xước khỏi tiếp xúc với các vùng da khác hoặc quần áo mà vẫn thông thoáng.[1]
  4. Bôi lô hội lên vùng da trầy xước. Lô hội thường được biết đến như một cách chữa bỏng tại nhà, nhưng nó cũng làm dịu vết trầy xước một cách tự nhiên. Lô hội có các dưỡng chất có thể sửa chữa thương tổn trên da, giảm kích ứng và ngứa.[3]
    • Chất gel trong cây lô hội có thể bôi trực tiếp lên vùng da trầy xước, làm dịu ngứa và đỏ ngay lập tức. Chỉ cần trồng một chậu cây lô hội ở nhà, bạn có thể bẻ ngay một nhánh, bôi chất gel lên da và dễ dàng xử lý vấn đề.
    • Bạn cũng có thể mua gel lô hội nguyên chất ở các hiệu thuốc. Chỉ cần đảm bảo đó là loại gel 100% lô hội.
  5. Tắm bột yến mạch. Da sẽ bị khô và trầy xước nếu liên tục chà xát vào nhau và vào các chất liệu khác khi tiếp xúc. Dần dần sự ma sát khiến da bị bong ra và thậm chí chảy máu. Bột yến mạch có nhiều dược tính giúp dưỡng ẩm, làm sạch và đóng vai trò như chất kháng viêm, đồng thời xoa dịu và bảo vệ da. Ngâm mình trong bột yến mạch là một cách thư giãn và hữu ích để chữa trị da trầy xước ở nhà.[4]
    • Bạn có thể tắm bột yến mạch ở nhà bằng cách đổ đầy bồn tắm với nước ấm và thêm vào đó một hoặc hai cốc yến mạch cán nhỏ. Đợi vài phút cho bột yến mạch sánh lại trước khi vào bồn tắm. Ngâm mình trong bồn tắm 20 - 25 phút. Để yến mạch bám vào da và xoa dịu vết trầy xước trên cơ thể. Tắm như vậy mỗi ngày một lần.
    • Tránh kỳ cọ hoặc chà xát trên da. Nên đắp bột yến mạch và nước lên da để chữa những vết trầy xước nặng hơn.
    • Dùng nước ấm để tắm lại. Dùng khăn thấm khô da.
  6. Bôi dầu ô liu lên vùng da trầy xước. Dầu ô liu là một liệu pháp chăm sóc da trầy xước vì đó là chất dưỡng ẩm rất công hiệu. Xoa dầu ô liu trực tiếp lên vùng da tổn thương, tốt nhất là sau khi tắm.[5]
    • Bột nhão đơn giản trộn từ dầu ô liu và yến mạch cũng có thể là một liệu pháp chống trầy xước tự nhiên rất hiệu quả. Trộn hai loại nguyên liệu này và đắp lên vùng da trầy xước. Nên đắp hỗn hợp này 20 - 30 phút mỗi ngày. Nó sẽ giúp xoa dịu da và phục hồi độ ẩm cần thiết để chữa lành vết trầy xước.
    • Nhờ tính chất giữ ẩm trong thời gian dài, dầu ô liu có tác dụng như kem dưỡng da, dù trầy xước hoặc không.
  7. Thử dùng dầu vitamin E. Khi xoa dầu vitamin E lên vùng da tổn thương, nó sẽ nhanh chóng giúp giảm sưng và ngứa. Bạn cũng có thể thử dùng các loại lotion và kem có chứa vitamin E có khả năng hỗ trợ chữa lành da bị sưng viêm.[6]
    • Bạn có thể xoa dầu hoặc kem vitamin lên da và đắp gạc lên trên để khóa ẩm bên trong. Điều này khiến lớp dầu xoa được duy trì lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý thay gạc khoảng 6 tiếng một lần cho da thở.
  8. Thử dùng hoa cúc chamomile. Hoa cúc giúp giảm sưng và ngứa. Hoa cúc cũng hỗ trợ chữa lành da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bạn có thể dùng dưới dạng lotion, dầu hoặc hoa nguyên chất. Sau đây là một số lựa chọn:[7]
    • Dùng một bát nước to, thả vào vài bông cúc và đun sôi trong vài phút. Để nước nguội và thêm vào vài viên đá. Ngâm phần da tổn thương vào nước lạnh khoảng 10 -15 phút.
    • Hoa cúc cũng có thể dùng dưới dạng lotion. Thoa tự do lên da và để lotion thấm vào da.
    • Ngoài ra, dầu hoặc trà hoa cúc có thể cho vào nước tắm. Vài giọt dầu hoặc túi trà thêm vào có thể biến nước tắm thành một liệu pháp xoa dịu, thư giãn và hiệu quả.
  9. Thử dùng cúc tím dưới dạng rượu thuốc, viên uống hoặc trà. Loại thảo dược này được dùng ngoài da như thuốc mỡ giúp giảm sưng viêm và chữa lành vết thương. Cúc tím có tác dụng kháng sinh, kháng virus và kháng nấm nhẹ. Bạn cũng có thể dùng để uống dưới dạng rượu thuốc, thuốc viên và trà để ngăn ngừa nhiễm trùng cho vùng da trầy xước.[8]
    • Cúc tím không có mùi vị dễ chịu khi uống như trà. Do đó cúc tím thường được dùng dưới dạng rượu thuốc và thuốc uống. Tuy nhiên, rượu thuốc và trà dường như có hiệu quả hơn bột thảo dược chứa trong viên con nhộng.
    • Bên cạnh tác dụng kích thích hệ miễn dịch, cúc tím còn được khuyên dùng cho những người có thương tổn trên da tái lại nhiều lần như mụn nhọt, và dùng như loại thuốc bổ tăng cường chức năng gan giúp giảm tác động của các chất độc hại trong môi trường.
  10. Cho thêm dầu cỏ xạ hương vào tách trà. Cỏ xạ hương sản sinh ra thymol, một loại dầu có tính sát trùng mạnh, được xếp vào loại kháng sinh và kháng nấm tự nhiên. Trà cỏ xạ hương có khả năng truy đuổi, diệt trừ vi khuẩn virus, vì thế nó sẽ giúp ích nếu vết trầy xước của bạn do các tác nhân đó gây ra hoặc bắt đầu bị tấy đỏ vì gãi nhiều. Thêm vài giọt dầu cỏ xạ hương vào trà để chống nhiễm trùng trên vùng da trầy xước.[9]
    • Tinh dầu cỏ xạ hương bảo vệ vết thương và vết đau khỏi nhiễm trùng. Tác dụng này chủ yếu là nhờ các thành phần như Caryophyllene và Camphene trong cỏ xạ hương. Chúng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bên trong và bên ngoài cơ thể.
  11. Thử dùng kem bào chế từ cây kim sa. Cây kim sa thường có dưới dạng kem, dầu xoa và thuốc mỡ bôi để chữa vết bầm, chấn thương và sưng. Nó cũng thường được dùng để điều trị vết thương. Cây kim sa là lựa chọn tốt nếu bạn bị trầy xước vì nó nhanh chóng giúp giảm sưng và xoa dịu.[10][11]
    • Bôi dầu hoặc kem kim sa lên vùng da tổn thương bao nhiêu lần tùy ý. Loại này an toàn khi dùng nhiều, tiện lợi và dễ dàng – vì nó ngấm ngay vào da.
  12. Thử dùng dầu neem. Hợp chất sulphur hữu cơ trong lá neem có thể rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về da. Dầu neem có đặc tính kháng viêm và chữa lành vết thương, đồng thời đã được nghiên cứu trong điều trị bỏng ở trẻ em. Sau đây là cách dùng dầu neem để chống trầy xước:[12]
    • Nghiền nát một nắm lá neem.
    • Thêm vào nước cốt nửa quả chanh cỡ vừa.
    • Trộn thật kỹ hỗn hợp thành bột nhão và đắp lên da.
  13. Thử dùng tinh dầu cúc xu xi, hạnh nhân, cỏ thi hoặc oải hương. Cho một hoặc hai giọt tinh dầu của một trong số các loại trên vào 4 thìa canh dầu bôi trơn. Nếu dùng dầu thơm hoặc một loại thuốc mỡ làm dầu bôi trơn, bạn trộn vài giọt tinh dầu trực tiếp vào đó. Dùng hỗn hợp thảo dược này cả ngày (khoảng 3 đến 4 lần) để đảm bảo rằng vùng da bị tổn thương luôn được chăm sóc. Chú ý thử hỗn hợp này lên vùng da khỏe mạnh trước để chắc chắn da không có phản ứng hoặc dị ứng với thảo dược đó. Một số hỗn hợp thảo mộc có thể gây xót nhẹ khi mới dùng.[13][14]
    • Tinh dầu cúc xu xi có tính kháng viêm, kháng khuẩn và kháng nấm. Nó cũng có thể nhanh chóng chữa da bị kích ứng.
    • Dầu hạnh nhân giúp dưỡng ẩm da và ngăn ngừa trầy xước. Dùng dầu hạnh nhân mát xa lên vùng da tổn thương để làm dịu da. Dầu hạnh nhân giàu vitamin E và là chất chống ô-xy hóa. A-xít béo omega 3 trong dầu hạnh nhân cũng được cho là làm sáng da. Nhẹ nhàng dùng dầu hạnh nhân mát xa lên da vài phút và để dầu ngấm vào da.
    • Tinh dầu oải hương cũng có tác dụng làm dịu da. Nó cũng giúp giảm sưng và ngứa trên vùng da tổn thương.
    • Tinh dầu cỏ thi chiết xuất từ loài thực vật gọi là Achillea millefolium. Tên gọi này bắt nguồn từ truyện thần thoại, kể về một chiến binh của đất nước Hy Lạp cổ tên là Achilles đã dùng cỏ thi để chữa trị cho các chiến binh của chàng trên chiến trường. Ngày nay chúng ta biết rằng cỏ thi có các đặc tính chống viêm và hỗ trợ quá trình chữa lành.

Dùng các Liệu pháp Tại Nhà chưa Kiểm chứng[sửa]

  1. Đắp bột nghệ lên da. Ar-turmerone là hợp chất chủ yếu trong củ nghệ, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Nhờ hợp chất này mà nghệ có đặc tính kháng nấm, giúp chữa lành trầy xước. Sau đây là cách dùng nghệ:[15]
    • Cho 3 thìa cà phê bột nghệ vào một thìa cà phê nước và trộn đều thành bột nhão.
    • Đắp bột nhão lên vùng da tổn thương và dùng vải cotton đắp lên.
    • Để yên như vậy trong khoảng nửa tiếng, sau đó dùng nước rửa sạch.
  2. Đắp tỏi. Đặc tính sát trùng và kháng khuẩn của tỏi giúp làm sạch và chữa lành da. Allicin, hợp chất chủ yếu trong tỏi giúp da khô ráo, do đó nó cũng giúp thu nhỏ các vết sưng đỏ do trầy xước.[16]
    • Xay 10 nhánh tỏi thành bột nhão mịn. Nhúng bông vào bột nhão và nhẹ nhàng đắp lên vùng da thương tổn. Muốn nhanh khỏi hơn, bạn đắp 3 lần mỗi ngày.
  3. Dùng bạc hà chanh. Đây không phải chất đặc như thạch làm từ chanh mà là một loại thảo mộc. Loại thảo mộc này có thể được dùng làm nước rửa vùng da trầy xước, giúp giảm nóng và rát. Để làm nước rửa, bạn cho cây này vào nước sôi và ngâm khoảng 10- 15 phút. Để nguội trước khi dùng khăn sạch bôi lên vết thương.[17]
  4. Cân nhắc dùng dầu trà, dầu dừa hoặc dầu đàn hương. Ngoài các tinh dầu kể trên, ba loại dầu này cũng có thể đem lại hiệu quả.[18]
    • Chất terpinen-4-ol trong tinh dầu trà được cho là có đặc tính sát trùng, giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và điều trị nhiễm khuẩn trên da. Nhỏ vài giọt tinh dầu trà lên vải cotton ướt và nhẹ nhàng áp vào vùng da trầy xước. Thực hiện mỗi ngày hai lần cho đến khi vết trầy xước được cải thiện.
    • Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, có thể hỗ trợ chống nhiễm nấm và nấm men, do đó cũng giúp điều trị tình trạng kích ứng và phát ban. Bôi dầu dừa lên vùng da tổn thương trước khi ngủ. Nó sẽ làm dịu da và giúp chữa da bị kích ứng. Bạn cũng có thể bôi vào buổi sáng.
    • Đàn hương có đặc tính sát trùng, kháng viêm và kháng khuẩn. Santalol, thành phần chủ yếu trong dầu đàn hương có thể hỗ trợ làm dịu da và điều trị sưng viêm, do đó cũng giúp giảm tác nhân gây ngứa. Bôi dầu đàn hương lên vùng da tổn thương hai hoặc ba lần một ngày.
  5. Thử dùng thuốc mỡ cây tràng sao. Cây tràng sao được cho là có tác dụng chữa lành khi bôi lên da. Loài thảo mộc nhỏ và dịu này có thể cho vào thuốc mỡ để chữa các vết trầy xước hoặc các vết sưng tấy nhẹ trên da.[17]
    • Bôi thuốc mỡ lên da và để yên đến 30 phút. Để tăng hiệu quả chữa trị, bạn có thể rửa vùng da tổn thương với nước hoa hồng để khóa ẩm bên trong da và thấm khô.

Ngăn ngừa Trầy xước[sửa]

  1. Mặc quần áo rộng. Quần áo chật có thể gây trầy xước. Để được thoải mái, bạn cần tránh mặc quần áo sát vào da. Bạn cần chừa chỗ cho da được thở bằng cách mặc quần áo rộng vừa phải để tránh ma sát và trầy xước. Nên đặt sự thoải mái lên trên phong cách thời trang. Da bị trầy xước có thể hạn chế các cử động của bạn do sưng viêm nặng và có thể khiến bạn rất khó chọn quần áo.[1]
    • Tránh dùng thắt lưng, đồ lót chật và quần áo có chất liệu bí làm toát mồ hôi. Các loại trang phục này không cho da được thở và có thể tăng rủi ro bị trầy xước hoặc làm nặng thêm tình trạng trầy xước.
  2. Mặc chất liệu phù hợp. Mặc vải cotton bất cứ khi nào có thể. Quần áo thời trang có thể rất thu hút, nhưng đầu tiên bạn cần cân nhắc xem nó có lành với da không. Với nữ, tốt nhất là váy cotton. Với nam thì đó là sơ mi và quần short cotton. Cotton là chất liệu giúp da dễ thở. Bất kể vết trầy xước ở đâu trên cơ thể, bạn hãy cố gắng giữ cho vùng da đó càng thoáng càng tốt.
    • Một số người thích mặc chất liệu tổng hợp có thể “hút” hết chất ẩm khi tập thể thao. Các chất liệu tổng hợp này giúp giảm mồ hôi và khô nhanh hơn các chất liệu tự nhiên.
    • Nói chung, bạn nên chọn các chất liệu dễ chịu cho da. Tránh mọi chất liệu như len hoặc da có tính thô ráp, gây trầy xước và không thoát ẩm.
  3. Giữ da khô ráo nhưng đủ ẩm. Điều cần thiết cho một làn da khỏe mạnh là không để quá ẩm và cũng không quá khô. Quá ẩm hoặc quá khô đều gây trầy xước vì cả hai đều là tác nhân gây ngứa.[2][19]
    • Nếu cảm thấy da mình thuộc loại khô, bạn hãy dùng kem hoặc lotion để tạo độ ẩm. Nếu là da dầu, bạn cần dùng nước rửa nhẹ dịu để làm sạch da, thấm khô và không che kín để khỏi trở nên quá ẩm.
    • Mồ hôi có thể khiến tình trạng trầy xước càng nặng hơn, vì trong mồ hôi có hàm lượng khoáng cao và có thể gây kích ứng hơn cho da. Sau khi đổ mồ hôi, bạn cần cởi quần áo, tắm dưới vòi sen và lau thật khô da.
    • Phấn trẻ em có thể giúp vùng da tổn thương được khô ráo.
  4. Giảm cân nếu cần. Nếu bị thừa cân, bạn có nhiều nguy cơ bị trầy xước hơn, nhất là ở đùi. Chứng béo phì có thể gây trầy xước, do đó tốt nhất là nên tập thể dục và kiểm soát chế độ ăn để phòng ngừa. Cách tốt nhất để giảm cân là đốt cháy nhiều calorie hơn là nạp vào. Tham khảo bác sĩ về phương pháp giảm cân tốt cho bạn. Không có một chương trình giảm cân cố định nào phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn cần một chương trình có thể áp dụng và phải hứng thú để giữ được động lực và cảm thấy hạnh phúc.
    • Cố gắng áp dụng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng gồm nhiều hoa quả tươi, rau, carbohydrates phức (như bánh mì, mì sợi làm từ lúa mì nguyên hạt, cơm) và protein.
    • Đưa việc tập thể dục vào kế hoạch giảm cân thay vì chỉ giảm lượng calorie nạp vào. Một người trưởng thành khỏe mạnh nên tập ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập cường độ trung bình; có thể giảm thời gian với những bài tập có cường độ cao hơn. Bạn cũng nên thêm các bài tập tăng cường sức mạnh vào chế độ tập luyện ít nhất hai lần mỗi tuần.[20]
  5. Thay đổi chế độ ăn. Cố gắng kết hợp các thức ăn giàu vitamin A, vitamin C, kẽm và beta-carotene vào thực đơn. Vitamin A và beta-carotene có chất chống ô-xy hóa giúp bảo vệ cơ thể và đặc biệt là da. Trong khi đó vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì một làn da hoàn hảo và khỏe mạnh.[21]
    • Hoa quả và rau màu cam và đỏ thường có hàm lượng cao vitamin A và beta-carotene. Rau bina, mỡ động vật và lòng đỏ trứng cũng là các nguồn dồi dào vitamin A.
    • Quả có múi như cam, bưởi và chanh là những nguồn giàu vitamin C.
    • Ngoài ra, tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói. Điều này có thể giúp bạn giảm cân và bớt các nếp gấp trên da vốn có thể gây trầy xước.

Cảnh báo[sửa]

  • Đa số các trường hợp trầy xước đều có thể dễ dàng điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu các liệu pháp trên không giúp tình trạng khá hơn sau bốn hoặc năm ngày, hoặc tiến triển nặng hơn và có nguy cơ nhiễm trùng, bạn hãy gọi cho bác sĩ để xin cuộc hẹn khám.
  • Bột ngô thường được khuyên dùng như một phương pháp chữa trị trầy xước. Tuy nhiên, bột ngô có thể cung cấp thức ăn cho vi khuẩn và nấm, vốn có thể dẫn đến nhiễm trùng da.[2][22]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.naturalremedies.org/chafing/
  2. 2,0 2,1 2,2 http://www.aafp.org/afp/2005/0901/p833.html
  3. Amoo So, Aremu Ao, Van Staden J. Unraveling the medicinal potential of South African Aloe species. J Ethnopharmacol. 2014 Apr 11;153(1):19-41. doi: 10.1016/j.jep.2014.01.036. Epub 2014 Feb 5.
  4. Kurtz ES, Wallo W. Colloidal oatmeal: history, chemistry and clinical properties. J Drugs Dermatol. 2007 Feb;6(2):167-70. Review.
  5. Yamamoto S, Morita T, Fukuoka T, et al. The moisturizing effects of glycolipid biosurfactants, mannosylerythritol lipids on human skin. J Oleo Sci. 2012;61(7):407-12.
  6. Shaik-Dasthagirisaheb YB, Varvara G, et al. Role of vitamins D, E and C in immunity and inflammation. J Biol Regul Homeost Agents. 2013 Apr-Jun;27(2):291-5.
  7. Bhaskaran N, Shukla S, Srivastava JK, Gupta S. Chamomile: an anti-inflammatory agent inhibits inducible nitric oxide synthase expression by blocking RelA/p65 activity. Int J Mol Med. 2010 Dec;26(6):935-40.
  8. Sharma M, Schoop R, Suter A, Hudson JB. The potential use of Echinacea in acne: control of Propionibacterium acnes growth and inflammation. Phytother Res. 2011 Apr;25(4):517-21. doi: 10.1002/ptr.3288. Epub 2010 Sep 9.
  9. Fratini F, Casella S, Leonardi M, Pisseri F, Ebani VV, Pistelli L. Antibacterial activity of essential oils, their blends and mixtures of their main constituents against some strains supporting livestocks mastitis. Fitoterapia. 2014 Apr 13;96C:1-7. doi: 10.1016/j.fitote.2014.04.003. [Epub ahead of print].
  10. Leu S, Havey J, White LE, Martin N, Yoo SS, Rademaker AW, Alam M. Accelerated resolution of laser-induced bruising with topical 20% arnica: a rater-blinded randomized controlled trial. Br J Dermatol. 2010 Sep;163(3):557-63. doi: 10.1111/j.1365-2133.2010.09813.x.
  11. Rakel, D. (2012). Integrative Medicine. Philadelphia, PA: Saunders.
  12. Mainetti, S., & Carnevali, F. (2013). An experience with paediatric burn wounds treated with a plant-derived wound therapeutic. Journal Of Wound Care, 22(12), 681.
  13. Broadhurst, C. L. (1998). Marigold--The Little Flower That Could ... Heal Wounds, That Is. Better Nutrition, 60(11), 26.
  14. Duncan, N. (2009). Alternative medicine cabinet. Tough scrapes: easy, natural treatments for helping wounds heal. Natural Solutions, (118), 55
  15. http://www.findhomeremedy.com/6-simple-home-remedies-for-chafing/
  16. http://www.homeremedycentral.com/en/home-remedies/natural-cure/chafing.html
  17. 17,0 17,1 http://www.searchhomeremedy.com/5-useful-herbal-remedies-for-chafing/
  18. http://greatist.com/health/genius-ways-to-use-coconut-oil
  19. Guitart J, Woodley DT. Intertrigo: a practical approach. Compr Ther. 1994;20:402–9.
  20. http://www.nhs.uk/Livewell/fitness/Pages/physical-activity-guidelines-for-adults.aspx
  21. http://www.home-remedies-for-you.com/remedy/Chafing.html
  22. Guitart J, Woodley DT. Intertrigo: a practical approach. Compr Ther. 1994;20:402–9

Liên kết đến đây