Chữa bệnh chai chân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

“Chai chân” là kết quả của sự tích tụ nhiều lớp tế bào chết trên bề mặt hoặc ở giữa các ngón chân. Vết chai hình thành do phản ứng bảo vệ của cơ thể đối với áp lực hay ma sát phải lặp đi lặp lại nhiều lần, thường là do hai ngón chân hay cọ vào nhau, hoặc ngón chân tiếp xúc với mặt trong của giày trong một thời gian dài. Những nốt chai thường xuất hiện ở phần đầu ngón chân, hoặc ở phần ngoài của ngón chân cái và ngón út, tạo nên một lớp da dày sần cứng. Với các vết “chai chân” hay có xu hướng xuất hiện và phát triển giữa các ngón chân bị ẩm, chúng được gọi là ‘chai chân mềm’.

Các bước[sửa]

  1. Gặp gỡ bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán về bệnh chai chân. Thực ra, có rất nhiều phương pháp ngừa bệnh hữu ích, nhưng tốt nhất bạn nên thăm khám tại một bác sĩ có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực này để được giúp đỡ.
    • Chai chân thường là triệu chứng của một căn bệnh, không hẳn là bệnh đơn thuần. Bác sĩ điều trị có thể tìm ra nguyên nhân gây ra những nốt chai và giúp bạn dễ dàng trực tiếp giải quyết vấn đề. Bệnh chai chân xảy ra hầu như với những người mang giày dép không đúng cách, sử dụng giày cao gót thường xuyên, có dị tật ngón chân, hoặc có vấn đề với tư thế hay dáng đi gây sức ép lớn lên đa phần bàn chân.
    • Trong đa số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ nốt chai cho bệnh nhân, nhưng họ cũng tư vấn đồng thời các nốt chai sẽ mọc lại nếu bạn không giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh.
    • Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị bệnh chai chân. Bao gồm: thay đổi giày dép đi lại, mang miếng đệm bảo vệ cho bề mặt da hay bị ma sát hoặc áp lực hay dụng cụ điều chỉnh bàn chân nhằm giảm áp lực lên đôi chân, hoặc điều trị ngoại khoa (phẩu thuật) cho chân hay các ngón chân có vấn đề.
  2. Chữa bệnh chai chân tại nhà. Cách hiệu quả nhất để bắt đầu loại bỏ nốt chai chân:
    • Đầu tiên, ngâm chân trong nước ấm khoảng từ 5 đến 10 phút để làm dịu đôi chân cũng như làm mềm vết chai sần.
    • Dùng đá bọt hay những dụng cụ có chất nhám, giống cây giũa, để cọ nhẹ vào nốt chai.
    • Việc điều trị cần phải được làm đi làm lại nhiều lần trước khi các viết chai hoàn toàn bị loại bỏ.
  3. Dán miếng gạc silicon chuyên trị chai chân lên các ngón chân. Những miếng nêm dán đặc biệt này có thể giúp những ngón chân giảm áp lực và ma xát giữa các ngón chân.[1]
  4. Sử dụng thuốc và miếng dán được bán phổ biến ngoài tiệm thuốc để ngừa nốt chai xuất hiện. Nhớ đọc kĩ hướng dẫn ngoài bao bì. Hầu hết các sản phẩm ngừa ‘chai chân’ đều chứa axit salicylic, thành phần có thể gây kích ứng và làm bỏng da.
    • Đa số các miếng dán OTC đều chứa đến 40% axit salicylic, đây được xem là một loại dược phẩm mạnh.[2] Mặc dù vậy, bác sĩ vẫn khuyên bạn nên loại bỏ một số lớp da chết trên nốt chai trước khi sử dụng miếng dán.
  5. Hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc kháng sinh kết hợp với những phương pháp khác. Thuốc mỡ kháng sinh thường được dùng phổ biến để ngăn ngừa nhiễm trùng, vấn đề này rất hay xảy ra khi bạn quyết định chữa trị bệnh chai chân tại nhà.[2]
  6. Xử lý đúng cách để tránh việc các nốt chai xuất hiện lại. Hãy nhớ, phòng bệnh còn quan trọng hơn chữa bệnh.
    • Nhớ mang một đôi giày thoải mái nhất và được trang bị an toàn, tránh mang giày bít ngón chân.
    • Nhờ thợ đóng giày kéo rộng phần ngón chân của đôi giày ở những chỗ bạn bị chai chân.
    • Chọn tất dày để giảm áp lực cho đôi chân. Đảm bảo tất không quá chật hay khít với đôi giày bạn mang. Thêm nữa, không được sử dụng những chiếc tất có đường may nổi vì nó có thể cọ xát hay tiếp xúc với những nơi có nốt chai xuất hiện.
  7. Vẫn còn rất nhiều cách bạn có thể thực hiện để phòng ngừa bệnh ‘chai chân’ ngay từ ban đầu. Bao gồm:
    • Rửa chân mỗi ngày bằng xà phòng, nước, và cọ chà chân. Khi cảm thấy chân bị khô, hãy bôi một lớp kem dưỡng da chân (không phải loại kem thông thường) để bổ sung dưỡng chất.
    • Mua một đôi giày mới và mang chúng trong cùng ngày. Sau một ngày dài trôi qua, đôi chân của bạn sẽ bị sưng lên. Điều này chứng tỏ đôi giày mới mua trong ngày không phù hợp với chân bạn nếu mang lâu dài.
    • Thay tất mỗi ngày và dùng đá bọt thường xuyên. Nhớ đừng cọ chà mạnh tay khi loại bỏ các lớp da chết.

Lời khuyên[sửa]

  • Sử dụng miếng gạc bông có hình dạng tròn để làm giảm áp lực lên nốt chai cho đến khi chúng biến mất. Loại băng dán này được bày bán hầu hết ở các tiệm thuốc tây, chuyên dụng để ngừa bệnh chai chân.
  • Các loại miếng dán làm từ len, lông thú, hay cotton có thể làm dịu những nốt chai giữa các ngón chân.
  • Đừng cố lột bỏ lớp da. Điều này chỉ làm việc điều trị khó khăn hơn, và sẽ làm bạn đau hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Ngay cả một vết cắt nhỏ trên bàn chân cũng có thể gây lây nhiễm và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí bao gồm phẫu thuật cắt bỏ vết thương nhiễm trùng. Phải đặc biệt cẩn thận khi cắt bỏ nốt chai tại nhà. Không bao giờ sử dụng một lưỡi dao cạo, kéo hoặc các vật sắc nhọn khác để loại bỏ nốt chai.
  • Có một số căn bệnh nhất định có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chẳng hạn những người mắc bệnh tiểu đường hay có các vấn đề về tuần hoàn máu phải đến gặp bác sĩ thường xuyên để có thể được tư vấn về việc chăm sóc đôi chân. Những người này không nên tự điều trị chai chân một mình.
  • Các bệnh nhân tiểu đường không bao giờ được sử dụng axit salicylic để điều trị chai chân. Loét da có thể dẫn đến các vấn đề khá nghiêm trọng khác.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây