Chữa bệnh phong

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh phong, hay còn gọi là bệnh hủi, là một bệnh do vi khuẩn gây nên. Chúng có thể dẫn đến tổn thương và dị tật da, tổn thương thần kinh và mắt, cũng như một số vấn đề khác. May mắn thay, bệnh này có thể được chữa khỏi bằng thuốc. Nếu điều trị hiệu quả, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường và hồi phục tốt.

Các bước[sửa]

Tìm kiếm phương pháp điều trị[sửa]

  1. Tìm kiếm sự chăm sóc càng sớm càng tốt. Bệnh phong có thể được chữa khỏi bằng thuốc, và hầu hết bệnh nhân có thể tiếp tục cuộc sống bình thường nếu được điều trị triệt để. Bệnh chỉ dễ lây nếu không được chữa trị, và sau khi uống thuốc, bạn sẽ không lây bệnh cho người khác nữa. Tuy nhiên, nếu không tiến hành điều trị, bệnh phong có thể gây nên vấn đề tứ chi nghiêm trọng (tay và chân), mắt, da, và dây thần kinh.
  2. Lưu ý không lây bệnh cho người khác. Bệnh hủi dễ lây lan nếu không được chữa trị. Chúng có thể lây truyền qua không khí, chẳng hạn như khi hắt xì hoặc ho.[1] Bạn cần che mặt lại khi ho hoặc hắt xì nhằm tránh dịch tiết mũi lây sang người khác cho đến lúc đi khám bác sĩ để tiến hành điều trị.
  3. Đi khám bác sĩ để chẩn đoán dạng phong. Đôi khi bệnh phong chỉ biểu hiện ở mức tổn thương da, và trong một số trường hợp khác thuộc dạng nặng hơn. Kế hoạch điều trị cụ thể tùy thuộc vào dạng phong mà bạn mắc phải và do bác sĩ chẩn đoán.
    • Bệnh phong có hai dạng là ít trực khuẩn và nhiều trực khuẩn (loại này nặng hơn).[2]
    • Ngoài ra bệnh phong có thể phân thành hai dạng là bệnh lao và u hủi (nghiêm trọng hơn, gây u bướu và cục nhỏ trên da).[3]
  4. Áp dụng kế hoạch điều trị kết hợp nhiều thuốc (MDT) do bác sĩ chỉ định. Một vài thuốc kháng sinh (thông thường kết hợp dapsone, rifampicin và clofazimine) thường dùng để trị bệnh phong. Nhóm thuốc này tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh (Mycobacterium leprae) và chữa khỏi cho bệnh nhân.[4] Bác sĩ sẽ kê toa dựa theo dạng phong mà bạn mắc phải.[5]
    • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp MDT miễn phí cho bệnh nhân trên toàn thế giới thông qua Bộ Y tế. Tại Việt Nam, MDT do Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ Y tế cung cấp.
    • Sau khi dùng thuốc, bạn sẽ không lây truyền bệnh sang người khác.[6][7] Bệnh nhân phong không cần phải bị cách ly.
    • Dapsone, rifampicin và clofazimine dùng để chữa phong có thể được kê liều lượng dùng hằng ngày và/hoặc hằng tháng trong vòng 24 tháng.[8][9]
    • Nếu bệnh phong chỉ biểu hiện trên da, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc trong vòng sáu tháng.[10][9]
    • Tại Việt Nam, dạng phong nhiều trực khuẩn có thể phải điều trị một năm và dạng ít trực khuẩn thì sáu tháng.[11]
    • Nếu bệnh phong chỉ có biểu hiện tổn thương da thì bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng một liều dapsone, rifampicin và clofazimine duy nhất.[9]
    • Dạng phong nhiều trực khuẩn cần được điều trị nhiều đợt.
    • Trường hợp kháng thuốc hiếm khi xảy ra.
    • Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh phong không đáng kể. Nếu có bất kỳ thắc mắc bạn có thể trao đổi với bác sĩ.[12]

Khắc phục triệu chứng và hồi phục[sửa]

  1. Dùng thuốc kháng sinh. Tiếp tục uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa theo như chỉ dẫn. Nếu không, bạn có thể bị tái phát bệnh. [13]
  2. Theo dõi tác dụng phụ hoặc biến chứng. Nếu nhận thấy sự thay đổi về tình trạng sức khỏe, cảm thấy đau đớn, v.v… bạn cần trao đổi với bác sĩ. Nói chung, bệnh nhân có thể bị biến chứng sau đây: [14]
    • Viêm dây thần kinh, rối loạn hệ thần kinh tiềm ẩn (tổn thương dây thần kinh nhưng không đau), đau đón, nóng ran, ngứa ngáy, và tê liệt đột ngột. Những biến chứng này có thể được điều trị bằng corticosteroid. Nếu không được chữa trị, chúng có thể gây tổn thương và mất chức năng vĩnh viễn.
    • Viêm mống mắt cũng có thể xuất hiện. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ mắt đặc biệt để khắc phục triệt để, nhưng nếu không chữa trị sẽ gây tổn thương vĩnh viễn.
    • Viêm tinh hoàn cũng có thể xảy ra. Tình trạng này có thể được giải quyết bằng corticosteroid, nhưng bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy triệu chứng này vì có thể gây vô sinh.
    • Bệnh phong có thể gây loét bàn chân. Bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch điều trị nhằm khắc phục tình trạng này thông qua thanh nẹp, giày đặc biệt, và băng bó vết thương.[15]
    • Tổn thương thần kinh và da liên quan đến bệnh phong có thể dẫn đến khuyết tật và mất chức năng bàn tay và chân. Bác sĩ sẽ tìm cách ngăn ngừa và/hoặc kiểm soát các triệu chứng này tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn.[15]
  3. Cẩn thận tránh để bị thương. Bệnh phong có thể gây tê liệt.[13] Nếu xảy ra, bạn không thể nhận biết được khi nào thì vùng tê liệt bị đau, và có thể vô tình làm tổn thương mà không phát hiện ra. Do đó bạn cần hết sức cẩn trọng để tránh bị thương như là bỏng và rạch da ở vùng bị bệnh.
    • Mang găng tay hoặc giày đặc biệt để bảo vệ nếu bạn bị tê liệt tứ chi.[16]
  4. Tiếp tục đi khám bác sĩ. Quan sát tiến trình hồi phục, và lưu ý bất kỳ triệu chứng nếu có. Tiếp tục đi khám bác sĩ để theo dõi, và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

Lời khuyên[sửa]

  • Gọi điện cho bác sĩ để nắm thông tin chẩn đoán và điều trị.
  • Hầu hết dân số thế giới (95%) miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh phong.[7]
  • Tê tê có khả năng mang bệnh phong, vì thế bạn cần tránh xa loài vật này nếu đang sinh sống tại miền Nam Hoa Kỳ.
  • Trước đây người ta cho rằng bệnh phong có khả năng lây lan rất nhanh, và bệnh nhân phong bị tẩy chay và cách ly. Tuy rằng hiện nay đã có bằng chứng chứng minh bệnh phong không lây nhiễm khi được chữa trị, nhưng nhiều người vẫn còn kỳ thị bệnh này. Bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và tư vấn viên trong trường hợp cảm thấy căng thẳng lo âu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]