Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa chứng đau bàn chân ở trẻ em
Từ VLOS
Do các nguyên nhân khác nhau, nhiều trẻ em có thể bị đau bàn chân khi đang phát triển. Nếu con bạn kêu đau ở bàn chân, có thể đó là cơn đau do xương gót chân đang tăng trưởng,[1] có vấn đề ở bàn chân như tật bàn chân bẹt, hoặc có thể do trẻ đi giày không phù hợp.[2] Chứng đau mắt cá và bàn chân thường xảy ra ở trẻ em từ bảy đến tám tuổi do trẻ ở tuổi này có mức độ hoạt động cao và chạy nhảy suốt ngày.[3] Trước khi có thể điều trị chứng đau bàn chân cho trẻ, điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây đau và được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định nguyên nhân gây đau bàn chân[sửa]
-
Hỏi
xem
trẻ
đau
ở
đâu
trên
bàn
chân.
Bảo
trẻ
chỉ
vào
những
chỗ
nhức
hoặc
đau
nhói
ở
bàn
chân.
Trẻ
cũng
có
thể
đau
ở
các
vùng
khác
như
đầu
gối,
mắt
cá
hoặc
bắp
chân.
Việc
xác
định
đúng
những
chỗ
đau
của
trẻ
sẽ
giúp
bạn
biết
cơn
đau
xuất
phát
từ
phần
nào
của
chân
và
tìm
được
những
nguyên
nhân
gây
đau.[2]
- Nếu trẻ đau ở gót chân, có lẽ trẻ mắc bệnh Sever, còn gọi là “gót chân đau” hay gót chân nhi khoa, có nguyên nhân từ sự rối loạn trong đĩa tăng trưởng ở bàn chân, và thường xảy ra ở trẻ hay vận động và tham gia chơi các môn thể thao, nhất là trong giai đoạn trước tuổi dậy thì.
- Nếu trẻ kêu đau cả bàn chân, mắt cá và bắp chân, có lẽ trẻ có bàn chân bẹt.
-
Kiểm
tra
xem
bàn
chân
của
trẻ
có
bị
thương
không.
Bàn
chân
tiếp
đất
khi
bị
ngã,
bàn
chân
bị
vặn
hoặc
chấn
thương
khi
đá,
bàn
chân
bị
một
vật
rơi
trúng
cũng
gây
bong
gân,
căng,
giập
hoặc
gãy
xương
và
gây
đau.
Bạn
nên
đưa
trẻ
đến
bác
sĩ
hoặc
đến
phòng
cấp
cứu
nếu
trẻ
kêu
đau
sau
khi
bị
chấn
thương
hoặc
đau
bàn
chân
một
cách
đột
ngột.
- Dáng đi khập khiễng chưa hẳn là dấu hiệu cho thấy chấn thương ở bàn chân. Trẻ nhỏ có thể đi khập khiễng do đau bất cứ ở đâu trên hông, chân hoặc bàn chân.
-
Lưu
ý
nếu
trẻ
kêu
ngứa
hoặc
bỏng
rát
da
ở
bàn
chân.
Con
bạn
có
thể
kêu
ngứa
dữ
dội
ỡ
kẽ
các
ngón
chân,
da
bàn
chân
có
thể
đóng
vảy,
bong
tróc
hoặc
khô,
đồng
thời
trẻ
có
cảm
giác
bỏng
rát
hoặc
khó
chịu.
Đây
là
những
triệu
chứng
của
bệnh
nấm
da
chân.
Bệnh
này
do
một
loại
nấm
lây
nhiễm
vào
chân
khi
trẻ
đi
bơi,
khi
tập
gym,
trong
phòng
thay
đồ,
hoặc
dùng
tất
hay
quần
áo
nhiễm
nấm.[4]
- Nấm da chân là một bệnh về da gây khó chịu và sẽ nặng thêm nếu không được chữa trị đúng cách. Bạn nên đưa trẻ đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định các loại bột, thuốc mỡ và kem chứa dược chất không cần kê toa.
-
Kiểm
tra
giày
của
trẻ.
Một
số
trẻ
em
bị
đau
chân
do
đi
giày
thể
thao
không
thích
hợp
hoặc
quá
chật.
Kiểm
tra
bên
trong
giày
xem
có
những
mảnh
sắc
nhọn
nào
có
thể
cọ
vào
bàn
chân
của
trẻ
không.[5]
- Thông thường giày không vừa cỡ chân trẻ còn gây ra các vết thương bên ngoài như phồng rộp và trầy da. Nếu trẻ thấy đau ở các cơ và khớp trên bàn chân thì có lẽ trẻ còn có các vấn đề khác về bàn chân.
-
Quan
sát
bàn
chân
trẻ
để
tìm
tật
biến
dạng
ngón
chân
cái
(bunions)
hoặc
móng
quặp
(ingrown
toenails).
Tình
trạng
biến
dạng
ngón
chân
cái
thường
là
do
cử
động
nhiều
ở
vùng
cung
bàn
chân
và
có
dạng
như
một
cục
u
nhô
ra
ở
bên
cạnh
bàn
chân.
Tật
biến
dạng
ngón
chân
cái
của
trẻ
có
thể
do
gen
di
truyền
hoặc
bẩm
sinh
và
không
được
chẩn
đoán
đúng
mức.
Bạn
nên
đưa
trẻ
đến
bác
sĩ
chuyên
khoa
chân
để
điều
trị
nếu
nghi
ngờ
trẻ
bị
biến
dạng
ngón
chân
cái.[6]
- Kiểm tra xem liệu con bạn có bị bệnh móng quặp không. Quan sát ngón chân cái xem có hiện tượng viêm đỏ hoặc trầy da xung quanh không, đồng thời xem xét chỗ móng chân bị bó chặt và quặp vào da. Bạn có thể thử một số liệu pháp tại nhà để giảm đau do móng quặp. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị.
- Bạn cũng nên kiểm tra mụn cóc lòng bàn chân (plantar warts), một bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể gây đau khi trẻ bước đi. Bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên khoa chân và bác sĩ da liễu đều có thể điều trị mụn cóc.
-
Quan
sát
xem
trẻ
có
đi
nhón
gót
hoặc
khập
khiễng
không.
Bảo
trẻ
đi
vài
bước
và
quan
sát
cách
trẻ
bước
đi.
Nếu
con
bạn
có
vẻ
dồn
trọng
tâm
lên
ngón
chân
hoặc
khập
khiễng
nhẹ,
có
lẽ
trẻ
mắc
một
chứng
bệnh
về
chân
phổ
biến
ở
trẻ
em:
chứng
đau
gót
chân
nhi
khoa,
còn
gọi
là
bệnh
Sever.[1]
- Chứng đau gót chân nhi khoa có nguyên nhân từ sự tăng trưởng bàn chân của trẻ, do các xương bàn chân có thể phát triển nhanh hơn gân và xương gót chân (thuật ngữ y khoa gọi là calcaneus). Khoảng trống giữa đĩa tăng trưởng có thể tạo nên một vùng yếu ở sau gót chân và kéo căng gân ở bàn chân. Điều này làm tăng áp lực lên đĩa tăng trưởng và dẫn đến đau gót chân.
- Nếu nghi ngờ trẻ bị đau gót chân nhi khoa, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ tổng quát. Bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn bác sĩ chuyên khoa chân hoặc bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Họ sẽ kiểm tra chân của con bạn và đề nghị các phương pháp điều trị. Có thể bạn nên chọn cách phẫu thuật bàn chân và mắt cá để xử lý chứng đau gót chân của trẻ. Điều trị sớm chứng đau gót chân nhi khoa là cách tốt nhất để ngăn chặn chứng đau chân kinh niên và các vấn đề về bàn chân.
-
Để
ý
hiện
tượng
vòm
lòng
bàn
chân
của
trẻ
biến
mất
khi
trẻ
đứng
trên
mặt
phẳng.
Đây
là
biểu
hiện
của
chứng
bàn
chân
bẹt,
một
tật
của
bàn
chân
cần
điều
trị
chuyên
khoa
nếu
trở
nên
nghiêm
trọng
hoặc
gây
ra
các
triệu
chứng.
Bàn
chân
bẹt
là
một
tật
di
truyền
có
thể
dẫn
đến
các
triệu
chứng
khác
như:[7]
- Đau, chuột rút và nhức ở bàn chân, chân và đầu gối
- Đi khập khiễng hoặc vụng về
- Khó tìm được đôi giày thoải mái
- Không đủ năng lượng để tham gia các hoạt động thể chất đòi hỏi phải chạy
- Đưa con bạn đến phòng cấp cứu nếu trẻ không đứng được, trẻ bị đau bàn chân do chấn thương, hoặc trẻ bị sốt và đi khập khiễng. Nếu trẻ đau chân đến mức không thể đặt trọng lượng cơ thể lên bàn chân, hoặc có cảm giác bỏng rát ở bàn chân, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Trẻ có thể gặp một vấn đề nghiêm trọng ở bàn chân và cần được nhanh chóng điều trị.[8]
Sử dụng các liệu pháp tại nhà[sửa]
-
Mua
đế
lót
giày
đặt
vào
trong
giày
của
trẻ.
Nếu
cho
rằng
giày
là
nguyên
nhân
khiến
trẻ
đau
chân,
bạn
có
thể
mua
miếng
lót
giày
để
tạo
sự
thoải
mái
hơn
cho
trẻ.
Miếng
lót
giày
giúp
nâng
gót
chân
và
giảm
chứng
đau
bàn
chân
cơ
bản
như
đau
và
cứng.[2]
- Nếu trẻ kêu đau mỗi khi đi một đôi giày nào đó, bạn nên loại bỏ và thay giày khác phù hợp hơn. Đảm bảo trẻ phải có đôi giày phù hợp khi chơi thể thao hoặc khi ra ngoài trời để bàn chân của trẻ được nâng đỡ tốt khi vận động nhiều.
-
Thử
phương
pháp
R.I.C.E.
Nếu
bàn
chân
của
trẻ
đau
nhức
sau
một
ngày
hoạt
động
nhiều,
bạn
có
thể
thử
dùng
phương
pháp
R.I.C.E.:
Rest
(nghỉ
ngơi),
Ice
(nước
đá),
Compression
(băng
ép),
và
Elevation
(nâng
cao).
Phương
pháp
này
có
thể
giúp
xử
lý
cơn
đau
tức
thời
trong
nhiều
giờ
sau
hoặc
qua
đêm.
Sau
đây
là
cách
thực
hiện:[9]
- Để cho chân và bàn chân trẻ được nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh.
- Dùng khăn bọc túi nước đá hoặc túi đậu đông lạnh và đặt bên dưới gót chân. Chườm mỗi đợt 20 phút, nghỉ 10 phút giữa các đợt trước khi chườm lên mu bàn chân.
- Dùng băng ép (như băng ACE) băng xung quanh bàn chân để giảm sưng. Băng ép cần phải chặt nhưng không quá chặt đến mức cản trở lưu thông máu đến bàn chân.
- Kê cao bàn chân bằng cách đặt lên gối hoặc nhiều lớp chăn gập lại. Điều này giúp giảm đau và sưng.
- Uống thuốc giảm đau không kê toa nếu cần. Bác sĩ nhi khoa thường khuyên dùng ibuprofen để giảm đau tạm thời.
-
Tìm
sự
chăm
sóc
chuyên
khoa
nếu
sau
nhiều
ngày
mà
trẻ
không
hết
đau
chân.
Nếu
đã
thử
áp
dụng
các
liệu
pháp
tại
nhà
nhưng
trẻ
vẫn
đau
dai
dẳng,
bạn
nên
hẹn
gặp
bác
sĩ.
Thông
thường
bác
sĩ
nhi
khoa
hoặc
bác
sĩ
chấn
thương
chỉnh
hình
có
thể
chữa
bệnh
đau
chân.
Trong
một
số
trường
hợp,
có
thể
bạn
sẽ
được
giới
thiệu
đến
bác
sĩ
phẫu
thuật
bàn
chân
và
mắt
cá
hoặc
bác
sĩ
chuyên
khoa
chân.[3]
- Bác sĩ chuyên khoa chân sẽ giúp xác định nguyên nhân gây đau bàn chân của trẻ và được đào tạo chuyên sâu để điều trị đĩa tăng trưởng, xương và mô mềm ở bàn chân của trẻ đang phát triển.
-
Mua
thuốc
mỡ
chữa
bệnh
nấm
da
chân.
Bác
sĩ
có
thể
kê
toa
các
loại
kem
hoặc
bột
chống
nấm
nếu
con
bạn
được
chẩn
đoán
bị
bệnh
nấm
da
chân.
Trẻ
cần
được
điều
trị
với
các
sản
phẩm
chống
nấm
trong
khoảng
4
tuần,
sau
đó
tiếp
tục
dùng
thêm
một
tuần
nữa
ngay
cả
sau
khi
có
vẻ
đã
lành
để
loại
trừ
hoàn
toàn
nấm
da
chân.[4]
- Bạn cũng cho trẻ chuyển sang dùng tất thấm hút tốt để hút ẩm bàn chân. Điều này sẽ ngăn chặn nấm mới phát triển và gây bệnh nấm da chân. Bạn cũng nên tránh cho trẻ đi giày làm bằng chất liệu bí hơi như vinyl, vì tình trạng bí hơi có thể tăng độ ẩm ướt ở bàn chân và tạo điều kiện cho nấm sinh sôi.[4]
Đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa chân[sửa]
-
Để
bác
sĩ
chuyên
khoa
chân
kiểm
tra
chân
của
trẻ.
Bác
sĩ
có
thể
yêu
cầu
con
bạn
ngồi,
đứng,
đứng
giơ
các
ngón
chân
lên
hoặc
đứng
trên
đầu
ngón
chân.
Bác
sĩ
cũng
có
thể
kiểm
tra
gân
gót
chân
(gân
Achilles)
xem
có
căng
không,
đồng
thời
kiểm
tra
lòng
bàn
chân
trẻ
để
tìm
mọi
vết
chai,
mụn
cóc,
móng
quặp,
các
vết
rách
hoặc
trầy
da.[7]
- Bạn cũng có thể được hỏi trong gia đình có người nào có bàn chân bẹt, hoặc tiền sử gia đình có bệnh về thần kinh hoặc cơ không.
- Bác sĩ có thể cho trẻ chụp X-quang bàn chân để quan sát cấu trúc xương bàn chân.
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
các
lựa
chọn
trong
điều
trị.
Sau
khi
kiểm
tra
chân
của
trẻ,
bác
sĩ
sẽ
chẩn
đoán
nguyên
nhân
gây
đau
chân.
Nếu
con
bạn
có
bàn
chân
bẹt
nhưng
không
quá
nghiêm
trọng,
hoặc
nếu
trẻ
bị
bệnh
Sever,
tức
bệnh
gót
chân
nhi
khoa,
bác
sĩ
có
thể
đề
nghị
một
số
cách
điều
trị
không
cần
phẫu
thuật
như:[1]
- Nghỉ ngơi và tránh cách hoạt động gây đau cho đến khi hết triệu chứng.
- Thuốc kháng viêm và giảm đau không kê toa.
- Các bài tập kéo giãn để kéo giãn gân gót cho cả hai bàn chân.[10]
- Miếng đệm nâng vòm bàn chân lót trong giày (có bán không cần toa).
- Dụng cụ chỉnh hình được thiết kế riêng đặt vào giày để cân bằng bàn chân và nâng đỡ các vùng nhạy cảm ở bàn chân.
- Vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cho các vùng yếu trên bàn chân.
-
Cân
nhắc
phẫu
thuật
nếu
con
bạn
bị
tật
bàn
chân
bẹt
nghiêm
trọng.
Trong
một
số
trường
hợp,
các
liệu
pháp
không
phẫu
thuật
không
đem
lại
hiệu
quả
và
trẻ
cần
được
phẫu
thuật
bàn
chân.
Bác
sĩ
chuyên
khoa
chân
sẽ
giới
thiệu
bạn
đến
bác
sĩ
phẫu
thuật
bàn
chân
để
được
tư
vấn
về
trình
tự
phẫu
thuật.
- Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật bàn chân đều khuyến cáo chỉ làm phẫu thuật cho trẻ từ tám tuổi trở lên. Phẫu thuật bàn chân bẹt đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật kéo dài gân Achilles của trẻ. Bác sĩ cũng sẽ kéo dài xương gót chân bằng cách sử dụng mảnh ghép xương đưa vào phía má ngoài và cạnh giữa bàn chân với thủ thuật gọi là phẫu thuật kéo dài xương gót chân.[11]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://pafootdoctors.com/pediatric-heel-pain/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.foothealthfacts.org/Content.aspx?id=2819
- ↑ 3,0 3,1 http://www.baltimoresun.com/health/blog/bs-hs-expert-pediatric-foot-condition-20150601-story.html
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.medicinenet.com/athletes_foot/page5.htm
- ↑ http://patient.info/doctor/painful-foot
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bunions/basics/causes/con-20014535
- ↑ 7,0 7,1 http://www.foothealthfacts.org/footankleinfo/pediatric-flatfoot.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/foot-pain/basics/when-to-see-doctor/sym-20050792
- ↑ http://www.foothealthfacts.org/Content.aspx?id=2043
- ↑ http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=A00046
- ↑ http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/bone-joint-muscle-conditions/feet-leg-malformations/flatfoot-treatment/