Chữa chuột rút

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chuột rút chân (đôi khi còn được gọi là "vọp bẻ") là căn bệnh thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, người già và người chơi thể thao. Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội và có thể kéo dài từ vài giây đến 10 phút. Bạn có thể ngăn ngừa chuột rút cũng như điều trị chuột rút chân cấp tính bằng cách cử động và xoa bóp tức thì.

Các bước[sửa]

Chữa chuột rút chân[sửa]

  1. Cử động ngón chân hướng lên trên ngay khi bị chuột rút chân. Vị trí ngủ bình thường với đầu gối hơi cong và ngón chân hướng xuống dưới sẽ khiến cơ rất dễ rút ngắn và bị co lại.[1]
    • Bạn nên cử động và chĩa ngón chân lên trên. Thực hiện mỗi động tác trong khoảng 2 giây. Lặp lại từ 30 giây đến 1 phút.
  2. Đi lại xung quanh bằng gót chân.[2] Động tác này giúp giãn và co cơ, nhờ đó có thể xoa bóp cơ và tăng tuần hoàn máu đến cơ. Tuần hoàn kém có thể giảm lưu lượng oxy đến cơ và gây chuột rút.
  3. Duỗi cơ bắp chân. Đặt chân bị chuột rút phía sau chân bình thường và 2 chân cách nhau khoảng 0,3 m. Khuỵu đầu gối chân bình thường xuống nhằm giúp bắp chân bị chuột rút duỗi thẳng về phía trước.[1]
  4. Đứng tựa hai chân dang rộng bằng hông (60 đến 90 cm) lên tường. Bạn nên đứng vững và thẳng 2 chân trên sàn nhà. Đặt hai tay lên tường và cách tường 1 bờ vai. Gập khuỷu tay xuống và ngã về phía trước. Hai bắp chân sẽ được duỗi ra sau động tác này. Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể bước gần tường hơn hoặc bước xa hơn để bắp chân duỗi thẳng hơn.[2]
  5. Xoa bóp cơ. Ngồi xuống, bắt chéo chân bị chuột rút lên đùi của chân bình thường và xoa bóp cơ nhẹ nhàng. Bạn có thể nhấn mạnh và sâu hơn nếu muốn. [3]
  6. Chườm nóng lên vùng bị chuột rút kéo dài. Chườm nóng giúp tăng tuần hoàn máu cho cơ. Bạn có thể dùng khăn ấm hoặc miếng chườm nóng.[1]
  7. Tắm nước ấm. Nếu chuột rút kéo dài hơn 5 phút hoặc lâu hơn, bạn có thể tắm nước ấm. Cách này tạo điều kiện cho hơi nóng chạy dọc khắp cơ và giảm chuột rút.
  8. Uống 1/4 đến 1/2 lít nước ngay sau khi chuột rút. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây chuột rút ở cả người chơi thể thao và không chơi thể thao.
    • Bạn có nguy cơ mất cân bằng điện giải nếu bị chuột rút sau khi tập thể dục. Uống các loại nước uống thể thao chứa chất điện giải giúp bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể.[4]
  9. Uống thuốc giảm đau. Ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc Acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau do chuột rút chân. Bạn nên uống theo đúng liều lượng hướng dẫn trên nhãn thuốc.[2]

Ngăn ngừa chuột rút chân[sửa]

  1. Uống nhiều nước mỗi ngày để giảm nguy cơ chuột rút do mất nước.[5] Bạn nên uống ít nhất 1,9 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu muốn bù đắp lượng nước bị mất đi trong thời gian bị bệnh. Một số chuyên gia thậm chí còn khuyến nghị lượng nước nhiều hơn (khoảng 9-13 cốc) mỗi ngày.[6]
    • Tiêu chảy hoặc bệnh khác có thể gây mất một lượng lớn kali và nước khỏi cơ thể, do đó khiến bạn rất dễ bị chuột rút. Chữa bệnh cũng là cách giúp ngăn ngừa nguy cơ chuột rút.
  2. Mang giày có đệm chân và đế có thể uốn cong theo lòng bàn chân (đế vòm cung). Mang giày dép không đúng cách có thể khiến cơ bắp dễ bị căng ra hoặc gây chuột rút. Bạn nên mua đệm chân có bán sẵn ở các cửa hàng thuốc tây để chèn thêm vào giày.[7][5]
  3. Dùng gối kê dưới đầu gối trong khi nằm. Nếu nằm sấp, bạn nên kê cao chân trên giường.[5]
  4. Nới rộng chăn đắp. Nếu nằm ngửa và có xu hướng rúc vào chăn, bạn có nguy cơ bị chuột rút chân. Bạn nên nới rộng chăn ở khu vực quanh bàn chân để ngăn không cho chân bị ép vào vị trí gây thắt cơ bắp trong lúc ngủ.[5]
  5. Duỗi chân, đi bộ hoặc đạp xe tại chỗ khoảng 5 phút trước khi đi ngủ. Cách này giúp khởi động cơ và tăng cường lưu thông.[5]
  6. Luyện tập cơ bắp chân thường xuyên trong ngày. Bạn có thể luyện tập cơ bắp chân bằng cách đi bộ, đạp xe hoặc tập Yoga. Tập thể dục vừa phải giúp giảm nguy cơ co thắt cơ. Ngược lại, tập thể dục cường độ cao có thể tăng nguy cơ chuột rút. [5]
  7. Tham khảo ý kiến bác sĩ việc việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung quinin, kali, canxi hoặc magie nếu bị chuột rút hàng đêm hoặc hàng ngày. Quinine có thể giúp giảm tần suất chuột rút chân.[8]
    • Bạn có thể thử dùng một liều nhỏ magie citrate trước khi đi ngủ nếu bị chuột rút thường xuyên vào ban đêm.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên lưu ý thiếu hụt vitamin, đặc biệt là magie, kali và canxi có thể gây chuột rút vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải sử dụng thực phẩm chức năng. Loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi chế độ ăn đôi khi có thể giúp giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn nguy cơ chuột rút vào ban đêm. Bạn có thể dùng phương pháp loại trừ để xác định thực phẩm nên ăn và thực phẩm nên loại bỏ. Bên cạnh đó, bạn phải luôn ghi nhớ bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
  • Nếu cảm thấy đau cơ dữ dội sau khi bị chuột rút chân, bạn nên tìm bác sĩ hoặc nhà tập huấn y tế giúp đỡ. Chuột rút cơ bắp có thể gây giật cơ hoặc dây chằng. Tình trạng này được gọi là căng cơ.
  • Nếu bị đau do giật cơ hoặc chấn thương sau chuột rút, bạn nên chườm lạnh thay vì chườm nóng. Chườm lạnh giúp giảm viêm và làm tê vùng bị tổn thương.
  • Các bệnh có thể gây chuột rút cơ là rối loạn thần kinh, xơ gan, bệnh Sarcoidosis (u hạt), bệnh mạch ngoại biên và lọc thẩm tách thận. Các loại thuốc có thể gây chuột rút cơ là thuốc lợi tiểu, Statin, Lithium, Penicillamine, Nifedipine, Axit Nicotinic, Cimetidine, Clofibrate, Salbutamol và Phenothiazines.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc mang tất hỗ trợ giúp giảm chuột rút cho người già hoặc phụ nữ mang thai ở những tháng cuối cùng. Đây là loại tất áp lực có thể sưởi ấm và tăng cường tuần hoàn máu đến chân. .
  • Theo một nguyên lý về chuột rút cơ, cắn môi trên giúp chữa chuột rút cơ. Tuy nhiên không có cơ sở y tế cho nhận định này.
  • Dùng Ibuprofen để giảm đau.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên sử dụng thực phẩm chức năng khi chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
  • Tiếp xúc với chì hoặc vi khuẩn uốn ván có thể gây chuột rút cơ. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu gặp một trong 2 tình huống này.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Túi chườm nóng
  • Nước
  • Túi chườm lạnh
  • Vòi hoa sen
  • Tường

Nguồn và Trích dẫn[sửa]