Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa hôi miệng
Từ VLOS
Chẳng có gì khiến bạn mất tự tin nhiều hơn hơi thở hôi, bạn nhận ra điều này khi vô tình ngửi thấy hơi thở của mình trong một cuộc họp quan trọng. Bạn không muốn đến gần người yêu vì lo lắng cô ấy chê mình ở bẩn. Bạn không muốn làm bông hoa tàn héo chỉ vì hơi thở của mình. Nếu rơi vào tình trạng này bạn nên biết có một số cách có thể làm ngay để giảm mùi khó chịu của hơi thở. Nếu hơi thở hôi diễn ra thường xuyên, bạn nghĩ xem lần cuối cùng mình đi khám nha khoa là khi nào. Một số nguyên nhân khiến hơi thở hôi là viêm lợi, bệnh nha chu, thực phẩm nặng mùi, chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc đánh răng không sạch để lại mảng bám thức ăn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Khắc phục hơi thở hôi bằng sản phẩm vệ sinh răng miệng[sửa]
-
Sử
dụng
bàn
chải
đánh
răng
di
động.
Một
số
người
mắc
chứng
hôi
miệng
hay
nhận
thức
được
hơi
thở
của
mình
thường
mang
theo
bàn
chải
đánh
răng
và
một
ống
kem
nhỏ.
Nếu
không
có
kem
bạn
cũng
nên
biết
đánh
răng
bằng
nước
thường
cũng
có
thể
giảm
mùi
vi
khuẩn
tích
tụ
sau
khi
ăn.
Bàn
chải
di
động
có
bán
ở
hầu
hết
các
tiệm
tạp
hóa
hay
tiệm
thuốc.[1]
- Tốt hơn nên mang theo một túi bàn chải nhỏ sử dụng một lần, như vậy chúng sẽ không dính bẩn và vệ sinh hơn vì mỗi cái chỉ dùng một lần.
-
Xỉa
răng.
Đây
là
cách
bổ
sung
hoặc
thay
thế
cho
đánh
răng,
bạn
dễ
dàng
tìm
một
nơi
phù
hợp
để
xỉa
răng
như
nhà
vệ
sinh.
Nhiều
loại
chỉ
nha
khoa
có
dư
vị
bạc
hà
sau
khi
sử
dụng
giúp
hơi
thở
thơm
mát.
- Nha sĩ khuyến cáo mọi người nên xỉa răng sau mỗi bữa ăn để đảm bảo thức ăn thừa không kẹt ở kẽ răng. Nếu việc này dường như quá tốn công sức thì ít nhất bạn phải xỉa răng mỗi ngày một lần để chống hơi thở hôi - tốt nhất là trước giờ ngủ.[2]
- Xỉa răng sau mỗi bữa ăn là một trong những cách tốt nhất để trị chứng hôi miệng.
- Cân nhắc mang theo dụng cụ xỉa răng như chỉ nha khoa để tiện dùng bất kì khi nào.
-
Sử
dụng
Listerine
hay
một
loại
nước
súc
miệng
kháng
khuẩn
khác.
Listerine
được
đóng
thành
chai
nhỏ
nên
bạn
dễ
dàng
bỏ
vào
túi
sau
hay
túi
xách.
Súc
miệng
trong
20
giây
rồi
nhổ
ra.
Nước
súc
miệng
có
tác
dụng
chống
vi
khuẩn
gây
ra
hôi
miệng,
đồng
thời
tạo
hơi
thở
tươi
mát.
Bạn
nhớ
chọn
loại
sản
phẩm
được
quảng
cáo
có
sức
mạnh
chống
lại
viêm
lợi
và/hoặc
mảng
bám.[3]
- Miếng ngậm thơm miệng Listerine có thể hòa tan ngay trên lưỡi, là sản phẩm được thiết kế để nhanh chóng loại trừ hơi thở hôi nhưng cũng khá mạnh mẽ.
Nhai kẹo để tạo hơi thở thơm[sửa]
-
Nhai
kẹo
cao
su
không
đường.
Kẹo
cao
su
không
đường
kích
thích
sản
xuất
nước
bọt
nên
sẽ
ngăn
ngừa
khô
miệng.
Miệng
khô
thường
dẫn
đến
hơi
thở
hôi
vì
khi
đó
vi
khuẩn
không
thể
trôi
sạch
khỏi
miệng.
Kẹo
cao
su
cũng
giúp
loại
bỏ
thức
ăn
thừa
khỏi
các
kẽ
răng.
Tuy
nhiên
nhai
kẹo
cao
su
không
đường
không
phải
là
cách
thay
thế
cho
vệ
sinh
răng
miệng,
vì
vậy
bạn
không
được
bỏ
đánh
răng
hay
xỉa
răng.[4]
- Có thể nhai kẹo cao su thiên nhiên được sản xuất từ bạc hà cay và các loại thảo mộc khác để lấn át hơi thở hôi, và loại trừ thức ăn thừa trong miệng.[5]
- Nhai những loại thảo mộc như bạc hà, mùi tây, húng quế hay lộc đề. Chúng không làm miệng sạch nhưng sẽ chống lại mùi khó chịu vì có hương rất mạnh. Cách này chỉ có tác dụng ngắn hạn nên không thể xem là giải pháp lâu dài.[5] Bạn cũng nên chú ý các mảnh vụn do thảo mộc để lại trong miệng, vì không thể đánh đổi hơi thở hôi lấy các mẩu mùi tây dính lại trong kẽ răng.
- Nhai các loại hạt. Một số loại hạt có hương thơm rất mạnh và có độ nhám bề mặt nên có thể loại bỏ mảng bám thức ăn trong kẽ răng, lưỡi và lợi. Hạt thì là có khả năng lấn át mùi hôi rất tuyệt vời. Hạt cây hồi có mùi cam thảo là loại hạt thật sự có tính khử trùng.[5]
Chống hơi thở hôi bằng nước[sửa]
- Uống nước với chanh. Không chỉ là loại nước lành mạnh có hương vị thay thế cho sô đa, dung dịch có tính axít này có tác động mạnh mẽ đối với chứng hôi miệng. Vì một trong các nguyên nhân chính gây hôi miệng là khô miệng (là tình trạng thường xảy ra vào buổi sáng) nên nước giúp làm ẩm miệng và loại trừ hầu hết mùi hôi.
- Sử dụng tăm nước Waterpik. Thiết bị này thường được sử dụng thay cho chỉ nha khoa. Nó có thể phun tia nước với áp lực cao để rửa sạch mảng bám thức ăn kẹt trong răng, ngoài ra còn được sử dụng để rửa lưỡi. Cách sử dụng rất đơn giản: vào nhà vệ sinh, rót nước vào khoang chứa và bắt đầu xịt. Nếu có nước súc miệng bạn có thể rót thêm vào khoang chứa nước để tăng cường tác dụng loại trừ hơi thở hôi.[7]
- Súc miệng bằng nước. Sau đó dùng khăn giấy lau từng chiếc răng, hoặc lau răng bằng mặt trong vải áo sơ mi. Cách lau này làm răng rất bóng, giống như bạn mới vừa đánh răng, sau đó súc miệng lại. Nếu có loại khăn giấy nhám màu nâu bạn có thể lau lưỡi từ trong ra ngoài để loại bỏ lớp mảng bám trên lưỡi.[6]
Kiểm tra hơi thở hôi[sửa]
- Nhờ người khác giúp. Đa số mọi người thường thở vào bàn tay để ngửi được luồng hơi bay ra, nhưng đa phần họ chỉ ngửi được mùi bàn tay. Vì đường dẫn trong khoang mũi nối liền với miệng nên kỹ thuật này không thể cho biết chính xác mùi của hơi thở. Cách tốt nhất để nhận ra hơi thở hôi là nhờ ai đó thân thiết hỗ trợ. Nhờ một người gần gũi ngửi qua hơi thở, như vậy bạn sẽ không quá xấu hổ. Không cần phà hơi ra quá mạnh mà chỉ thở ra nhanh một cái.[8]
- Liếm vào mặt trong cổ tay. Bước đến một góc nào đó và liếm vào mặt trong cổ tay. Vì cổ tay ít khi chạm vào đồ vật xung quanh nên là nơi thích hợp giúp bạn nhận ra mùi hơi thở. Chờ đến khi nước bọt khô rồi ngửi cổ tay, đây là một trong những cách chính xác nhất để nhận biết hơi thở của mình.[9]
-
Kiểm
tra
bằng
thìa
cạo.
Sử
dụng
một
chiếc
thìa
và
đặt
úp
mặt
ở
phía
sau
lưỡi,
từ
từ
rê
chiếc
thìa
ra
phía
trước
miệng.
Bây
giờ
bạn
kiểm
tra
phần
vật
chất
vừa
gom
được
trên
thìa.
Nếu
nó
trong
thì
chứng
tỏ
bạn
không
bị
hôi
miệng,
nhưng
thông
thường
bạn
sẽ
thu
được
một
chất
trắng
đục
hoặc
thậm
chí
ngả
vàng.
Chất
vừa
thu
được
chính
là
lớp
vi
khuẩn
tích
tụ
trên
lưỡi,
là
nguyên
nhân
gây
ra
hơi
thở
hôi.[9]
- Quan trọng là bạn phải chà ở phía sau lưỡi trong khi đánh răng, vì đây là nơi trú ngụ chính của vi khuẩn gây hôi miệng.
- Tương tự, bạn có thể tiến hành cách kiểm tra này bằng miếng gạc mua ở nhà thuốc, nhưng trong các tình huống thường ngày thì thìa dễ kiếm hơn.
- Sử dụng máy đo hôi miệng Halimeter. Nguyên tắc hoạt động của máy là tìm sự hiện diện của hỗn hợp khí lưu huỳnh trong hơi thở. Hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi thường tìm thấy trong miệng chúng ta, nhưng nếu chúng tồn tại với nồng độ cao thì sẽ gây hôi miệng. Hỗn hợp khí của lưu huỳnh có mùi trứng thối, hiển nhiên bạn không muốn miệng mình có mùi như vậy trong buổi họp quan trọng. Thông thường nha sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm này nhưng nếu bạn thật sự muốn sở hữu một chiếc máy Halimeter thì có thể mua. Máy rất đắt tiền.[10]
- Yêu cầu nha sĩ phân tích sắc ký khí. Mục đích của phép phân tích này là xác định hàm lượng lưu huỳnh và các hợp chất hóa học khác trong miệng. Đây là cách kiểm tra hiệu quả nhất và giá trị đo được là tiêu chuẩn vàng để đánh giá.[9]
Biết khi nào cần đi khám nha khoa[sửa]
- Đi khám nha khoa nếu bạn có hơi thở hôi mãn tính. Nếu bạn đã áp dụng nhiều bước đề cập ở đây nhưng vẫn bị hôi miệng thì đã đến lúc phải gặp nha sĩ. Hôi miệng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh về lợi và mảng bám tích tụ. Chuyên viên vệ sinh răng miệng và nha sĩ có thể chỉ ra những bước còn thiếu sót trong thói quen vệ sinh răng miệng của bạn, từ đó giúp bạn chống lại các vấn đề đang mắc phải.[11]
-
Gặp
nha
sĩ
nếu
bạn
phát
hiện
các
chấm
trắng
trên
amidan.
Trong
quá
trình
quan
sát
miệng
để
tìm
ra
nguyên
nhân
khiến
hơi
thở
hôi,
có
thể
bạn
để
ý
thấy
những
vết
lốm
đốm
màu
trắng
dính
phía
trong
cổ
họng
ở
hai
bên
lưỡi
gà
(cục
thịt
đu
đưa
ở
phía
sau
miệng),
nếu
vậy
bạn
cần
đi
khám
nha
khoa.
Các
vết
lốm
đốm
này
còn
được
gọi
là
sỏi
amidan.
Chúng
hình
thành
từ
quá
trình
vôi
hóa
thực
phẩm,
chất
nhầy
và
khối
vi
khuẩn.
Tình
trạng
này
xảy
ra
khá
phổ
biến
và
bạn
phải
lấy
chúng
ra
một
cách
cẩn
thận.
- Một số nhà nghiên cứu người Pháp phát hiện có khoảng 6% dân số có sỏi amidan ở các mức độ khác nhau.[12]
- Gặp bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn bị khô miệng mãn tính và có hơi thở hôi. Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng và dẫn đến hơi thở hôi, mặc dù thiếu nước là nguyên nhân chính nhưng một số bệnh, thuốc và các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra khô miệng. Ngạt mũi, tiểu đường, tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin và thuốc lợi tiểu, phóng xạ trị liệu và hội chứng Sjögren, tất cả đều làm khô miệng. Nha sĩ sẽ giúp bạn nhận biết các nguyên nhân tiềm ẩn và hướng dẫn bạn đến gặp bác sĩ thực hiện những xét nghiệm này.[13]
Lời khuyên[sửa]
- Cai thuốc lá. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng là hút thuốc và sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá.
- Tránh ăn hành, tỏi và những thực phẩm có thể tạo mùi khó chịu trong hơi thở. Chúng có mùi rất nặng nên sẽ lưu lại trong miệng trong thời gian dài.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://patient.info/health/oral-hygiene
- ↑ http://www.colgate.com/en/us/oc/oral-health/basics/brushing-and-flossing/article/how-to-floss
- ↑ http://www.ada.org/en/science-research/ada-seal-of-acceptance/product-category-information/mouthrinses
- ↑ http://www.nhs.uk/Livewell/embarrassingconditions/Pages/bad-breath.aspx
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://www.health911.com/bad_breath
- ↑ 6,0 6,1 http://patient.info/health/bad-breath-halitosis
- ↑ http://www.breathmd.com/how-to-get-rid-of-bad-breath.php
- ↑ http://www.davisanddingle.com/blog/bid/146415/10-ways-to-know-you-have-bad-breath
- ↑ 9,0 9,1 9,2 http://www.animated-teeth.com/bad_breath/t1_halitosis.htm
- ↑ http://store.halimeter.com
- ↑ http://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/b/bad-breath
- ↑ http://www.dailymail.co.uk/health/article-1213457/Bad-breath-It-nasty-case-tonsil-stones.html
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/dry-mouth/Pages/Introduction.aspx