Chữa say rượu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ai cũng ước có phép màu nào đó chữa khỏi ngay cảm giác khó chịu khi say rượu, nhưng không may là chúng ta vẫn phải tiếp tục chịu đựng. Tuy nhiên, có một số việc bạn có thể làm để giảm đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và hồi hộp sau một đêm quá chén. Bài viết này cung cấp cho bạn các lời khuyên giúp giảm nhẹ các triệu chứng này và ngăn ngừa say rượu trong tương lai.

Các bước[sửa]

Giảm nhẹ tức thời[sửa]

  1. Uống bù nước. Tình trạng say rượu là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cực kỳ thiếu nước.[1] Việc duy trì đủ nước sẽ giảm đau đầu, chóng mặt và cảm giác váng vất khi say. Đặc biệt, bạn cần uống thật nhiều chất lỏng nếu bị nôn.
    • Uống nhiều nước.
    • Uống nước dừa và/hoặc nước thể thao, vì cả hai loại nước này đều có chất điện giải. Hầu hết tình trạng nhức đầu sau khi uống rượu là do mất nước và mất cân bằng điện giải. Đặc biệt, sodium (natri) cân bằng với ma-giê, can-xi và potassium là yếu tố quan trọng tạo cảm giác hạnh phúc trong não. Tìm các muối ma-giê và can-xi có trong thành phần của nhãn sản phẩm và chọn loại nước thể thao không những có thể bù nước mà còn cung cấp các dưỡng chất mà rượu đã lấy đi.
    • Tránh uống cà phê và trà có chứa caffeine. Nhiều người uống cà phê để “tỉnh rượu”, nhưng điều này sẽ chỉ làm tình hình tệ hơn do caffeine càng làm mất nước.
    • Thử uống nước soda gừng. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, nước soda gừng sẽ giúp làm dịu dạ dày.[2]
  2. Uống thuốc giảm đau. Tránh uống acetaminophen do các phản ứng với chất chuyển hóa cồn vốn gây hại gan. Aspirin hoặc ibuprofen đều là các lựa chọn tốt nếu bạn bị nhức đầu. Nhớ đọc hướng dẫn sử dụng và chỉ uống theo liều lượng khuyến nghị.
    • Lưu ý rằng việc lạm dụng các thuốc này có thể gây tác hại lâu dài lên gan, đặc biệt khi kết hợp với rượu.
    • Cho dù bị nôn sau khi uống thuốc, bạn cũng đừng uống thêm liều khác. Bạn sẽ phải chống chọi cho đến khi cơ thể phục hồi đủ để dung nạp thuốc giảm đau.
  3. Ăn bánh quy giòn, bánh mì nướng hoặc các loại tinh bột có hương vị nhẹ. Các thực phẩm này giúp giảm buồn nôn và hấp thu cồn trong cơ thể.
    • Tránh các thức ăn có tính a-xít hoặc có nhiều gia vị do khó tiêu.
    • Tránh các thức ăn “nặng nề” hoặc nhiều dầu mỡ vì chúng làm tăng cảm giác buồn nôn.
  4. Không uống rượu để chữa tình trạng chếnh choáng. Mặc dù có thể giúp bạn tạm thời dễ chịu hơn, chất cồn sẽ làm bạn mất nước và tình hình sau đó sẽ thêm tồi tệ. [3]
    • Nếu quyết định uống, bạn chỉ nên uống một ly cocktail Bloody Mary hoặc bia lạnh, không hơn. Bạn cần tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi.
    • Chỉ uống nếu bạn không phải làm gì trong ngày hôm đó, chẳng hạn như đi làm hoặc đi học.

Các liệu pháp tự nhiên[sửa]

  1. Ăn khoai tây với sữa. Uống rượu quá nhiều có thể làm mất nguồn potassium và can-xi, trong khi khoai tây với sữa là nguồn dồi dào các khoáng chất này (thậm chí tốt hơn cả chuối hay viên uống). Trên đường đi về nhà sau khi uống rượu đêm hôm trước, bạn nhớ ghé cửa hàng thực phẩm mua một ít để sáng hôm sau có sẵn để nhấm nháp.
  2. Pha trà gừng. Gừng giúp giảm buồn nôn do say rượu và say tàu xe. Pha trà gừng bằng cách cắt nhỏ củ gừng và cho vào nước đun sôi.
  3. Uống nước đun sôi pha với mật ong và chanh. Chanh bổ sung vitamin cần thiết, mật ong giúp cân bằng mức đường huyết vốn có thể dao động do uống rượu.[4]
  4. Uống trà cây kế sữa. Cây kế sữa được cho rằng có thể giúp gan thanh lọc chất độc hại có trong cồn. Pha trà bằng cách cho một thìa cà phê hạt cây kế sữa vào tách nước, đun sôi và lọc lại.[4]

Chống chọi cơn say[sửa]

  1. Đi ngủ lại. Chất cồn làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Cơ thể thiếu ngủ cũng là một lý do khiến bạn mệt mỏi. [3] Ngủ thêm vài tiếng sẽ giúp bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn.
  2. Tránh ánh sáng mạnh và/hoặc các tiếng động lớn. Tình trạng say rượu khiến người ta nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động. Đeo kính mát khi ra ngoài trời và tránh nghe nhạc âm lượng lớn.
    • Nếu thấy khó khăn khi ra khỏi giường hoặc tiếp tục nôn, bạn nên gọi điện đến trường hoặc nơi làm việc xin nghỉ ốm. Mặc dù không muốn biến việc này thành thói quen, nhưng bạn sẽ không làm được việc gì nếu cứ liên tục phải chạy vào nhà vệ sinh.
  3. Đi dạo, chạy bộ hoặc bơi với cường độ nhẹ. Chất endorphins tiết ra trong khi tập luyện có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng, một điều rất quan trọng nếu bạn cảm thấy hồi hộp do say rượu. Việc tập luyện cũng có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cồn, giúp cơ thể đào thải cồn nhanh hơn.[5]
    • Nhớ uống nước đủ nước trước và sau khi tập để ngăn ngừa mất nước.
  4. Tự làm mình xao lãng. Tự trách mình vì say rượu sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn. Dành thời gian nghỉ ngơi và hồi phục là cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này, do đó bạn hãy tận dùng ngày “rảnh rỗi” của mình bằng cách thưởng thức các chương trình mà bạn yêu thích, xem một bộ phim mới hoặc đọc sách. Ngày mai bạn sẽ cảm thấy khá hơn.

Ngăn ngừa say rượu[sửa]

  1. Uống ít hơn. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa say rượu. Nhớ rằng cồn là chất độc, và đó là một nguyên nhân khiến bạn có cảm giác tệ như vậy sau khi uống quá chén.
  2. Uống một ly nước cho mỗi ly rượu uống vào. Điều này sẽ ngăn ngừa mất nước, một nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng say rượu.
    • Nếu quên hoặc không thể uống nước trong khi uống rượu, bạn cần nhớ uống một hoặc hai ly nước trước khi đi ngủ.
  3. Không pha chung nhiều loại bia rượu với nhau. Bạn chỉ nên uống riêng một loại, cho dù là rượu vang, bia hoặc rượu mạnh. Pha lẫn nhiều loại rượu khác nhau chắc chắn sẽ khiến bạn chếnh choáng.
  4. Tránh xa các loại rượu pha đường. Một ly Margaritas có thể rất ngon, nhưng chất ngọt sẽ làm át vị cồn, khiến bạn dễ dàng uống nhiều hơn bạn tưởng. Các loại cocktail pha với soda và nước quả khác cũng vậy.
  5. Giãn thời gian uống giữa các ly rượu. Cơ thể của bạn mất khoảng một tiếng để chuyển hóa một ly rượu.[5] Uống giãn ra sẽ giúp cơ thể hồi phục sau từng ly, giảm đáng kể khả năng say rượu.

Giảm lượng acetaldehyde khi uống rượu[sửa]

  1. Uống ít hơn. Đây là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng say rượu. Bạn hãy nhớ rằng cồn sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất không những là nguyên nhân chủ yếu gây say mà còn gây các biến chứng liên quan đến rượu, từ bệnh gan cho đến ung thư miệng. Acetaldehyde là chất gây ung thư hàng đầu, một chất gây độc thần kinh mạnh và cũng là chất gây nghiện rượu. Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin trên Google.
  2. Uống chậm. Trung bình mỗi tiếng gan chỉ có thể đào thải lượng acetaldehyde trong một ly rượu. Như vậy rượu thường được chuyển hóa chậm hơn là được nạp vào cơ thể.
  3. Uống 1 viên Alcotox để giúp giảm acetaldehyde. Uống 1 viên cho mỗi ly rượu tiêu chuẩn uống vào. Kết quả kiểm nghiệm y khoa cho thấy 1 viên Alcotox có khả năng giảm 86% acetaldehyde trong một ly rượu 125ml có 12,5% rượu trắng.

Lời khuyên[sửa]

  • Không pha lẫn các loại rượu bia khác nhau. Điều này có thể khiến các triệu chứng nặng hơn.
  • Nếu muốn giảm lượng rượu uống vào, bạn chỉ nên uống bia hoặc rượu vang thay vì uống rượu mạnh. Lượng carbonate trong bia khiến bạn cảm thấy no nhanh, nhờ đó bạn có thể giãn thời gian uống, trong khi lượng rượu mạnh ít hơn, do đó bạn sẽ dễ dàng uống quá mức.
  • Tiếp tục uống nước để bù nước cho cơ thể.
  • Ăn bánh mì kẹp thịt có thể giúp chữa say rượu. Tinh bột trong bánh mì và đạm trong thịt sẽ được phân hủy thành các amino a-xít. Não cần các amino a-xít này để làm dịu và thư giãn.
  • Nhờ một người bạn nhắc nhở bạn uống chậm lại.

Cảnh báo[sửa]

  • Liên tục say xỉn là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề về rượu. Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát thói quen uống rượu, bạn có thể cân nhắc các phương pháp cai rượu hoặc vào trung tâm cai nghiện. Nhờ bác sĩ hoặc người thân giúp đỡ nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu.
  • Nếu nghi ngờ bị ngộ độc rượu, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Các dấu hiệu ngộ độc rượu bao gồm: nôn nhiều, co giật, thở chậm hoặc không đều, và giảm thân nhiệt.[6]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]