Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa trị viêm đường tiết niệu
Từ VLOS
Nếu bạn bị viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang), đã đến lúc nhanh chóng tìm phương thức chữa bệnh trước khi sự nhiễm trùng lan rộng lên thận và có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí sẽ gây nguy hiểm suốt đời. Hãy tham khảo một số hướng dẫn điều trị viêm đường tiết niệu dưới đây.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phương pháp Điều trị[sửa]
-
Tham
khảo
bác
sĩ
của
bạn
về
dùng
thuốc
kháng
sinh.
Thông
thường,
các
bác
sĩ
sẽ
kê
đơn
nhiều
loại
thuốc
kháng
sinh
khác
nhau
như
amoxicillin,
ampicillin
và
ciprofloxacin.
- Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ quyết định cho bạn liệu trình kháng sinh ngắn hạn hay dài hạn.
- Tiếp tục uống thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Điều này giúp bạn an tâm rằng viêm nhiễm đã được loại bỏ. Nếu không, bạn có thể sẽ có nguy cơ bị viêm bàng quang cấp tính.
- Sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau sẽ giúp làm tê bàng quang và niệu đạo của bạn để làm giảm đau rát mỗi khi tiểu tiện.
- Uống nước ép từ trái việt quất. Nước ép của trái việt quất có đặc tính chống nhiễm trùng và uống hàng ngày có thể giúp làm giảm cơn đau do viêm đường tiết niệu gây ra. Tuy nhiên nên đảm bảo rằng bạn tính toán lượng calo vừa đủ. Tốt nhất là nên dừng việc uống nước ép việt quất nếu bạn gặp một số triệu chứng như đau bụng hay tiêu chảy.
- Uống nước. Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu của bạn và loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.
- Tránh các đồ uống có thể gây kích thích bàng quang của bạn. Nói không với rượu, nước giải khát có chứa caffeine và nước cam cho đến khi không còn viêm nhiễm.
- Sử dụng miếng đệm nóng. Áp một miếng đệm ấm vừa đủ lên vùng bụng để xoa dịu những cơn đau do viêm bàng quang.
Cách Phòng ngừa[sửa]
- Uống khoảng hơn 2 lít nước mỗi ngày.
- Ngừng ngay việc sử dụng sản phẩm dành cho phụ nữ: Nước rửa vùng sinh dục, các loại thuốc xịt và phấn khử mùi có thể kích thích niệu đạo.
- Sử dụng băng vệ sinh thay vì dùng tampons. Một số bác sĩ cho rằng tampons sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm bàng quang. Nên nhớ thay băng vệ sinh mỗi khi đi toilet.
- Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Đồng thời, nên uống một cốc nước đầy để làm sạch vùng tiết niệu của bạn.
- Khi đi đại tiện, ban nên lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ vùng hậu môn lan sang niệu đạo của bạn.
- Đi vệ sinh thường xuyên mỗi khi bạn thấy buồn đi tiểu sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Tắm dưới vòi hoa sen tốt hơn là bồn tắm. Việc ngồi trong bồn đầy bọt xà phòng tắm hay dầu gôi đầu chỉ gây thêm viêm nhiễm và làm mất màng nhầy bảo vệ đường tiết niệu.
- Nên mặc những loại đồ lót thoải mái. Mặc đồ lót bó hay chật có thể sẽ tăng việc kích thích bàng quang của bạn. Vì vậy, những đồ lót cotton là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn thường xuyên bị viêm nhiễm.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu trẻ em hay bị viêm bàng quang, có thể do đường tiết niệu của chúng có gì bất thường. Nên đưa con bạn đi bác sĩ nhi để tiến hành siêu âm hay một số bước kiểm tra khác cho việc giải phẫu.
- Nhanh chóng vệ sinh vùng kín để loại bỏ các vi khuẩn.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bạn cảm thấy đau lưng, đau hông, sốt nhẹ, ói mửa, rùng mình, lập tức đi bác sĩ ngay vì rất có thể bạn đã bị viêm thận.
- Không uống nước ép trái việt quất nếu bạn đang sử dụng thuốc bổ sung sắt. Sự tác động qua lại giữa thuốc và nước ép sẽ là nguyên nhân gây chảy máu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dừng viêc uống nước ép này nếu bạn hay người thân của bạn có tiền sử bị bệnh sỏi thận.
- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh ngoài đơn kê của bác sĩ cho tình trạng viêm nhiễm hiện tại ngay cả khi bạn đã từng uống chúng trước đó. Có rất nhiều dạng vi khuẩn gây viêm nhiễm bàng quang. Và nếu bạn dùng không đúng loại thuốc kháng sinh phù hợp, cơ thể bạn sẽ gia tăng hiện tượng kháng thuốc về sau.
- Nên uống tất cả nhừng loại thuốc mà bác sĩ kê đơn. Bạn có thể cảm thấy tốt hơn sau khi dùng thuốc nhưng điều đó không có nghĩa là viêm bàng quang đã dứt hoàn toàn. Nếu không nghe theo lời khuyên của bác sĩ về việc uống đủ liều thuốc, bệnh sẽ trở nên nặng hơn và kháng thuốc. Đó là một trong những nguyên nhân tại sao bệnh nhiễm khuẩn da tụ cầu lại tồn tại.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc giảm đau
- Nước ép trái việt quất
- Nước lọc
- Miếng chườm nóng