Chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch mới (dùng T CD4)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
  • Chữa bệnh ung thư bằng liệu pháp miễn dịch đã được đề xuất và thử nghiệm từ năm 1987 bằng việc tiêm một lượng lớn interleukin-2. Người ta đã cho rằng liệu đây có phải là điểm khởi đầu trong trận đánh cuối cùng chống ung thư ( the beginning of the end) hay chỉ mới kết thúc giai đoạn khai cuộc (the end of the beginning) của một cuộc chiến khốc liệt.
Tế bào lympho T sau khi nhận diện tế bào đích qua kháng nguyên đặc hiệu thì biệt hóa thành 2 dòng tế bào, T CD4+ và T CD8+. T CD8+, hay gọi là T gây độc là tế bào trực tiếp tiết chất độc gây chết các tế bào đích. Trong khi đó, T CD4+ (T bổ trợ) thì hoạt hóa các tế bào chức năng miễn dịch nhằm đem lại một hiệu quả tổng hợp đối với tế bào đích
  • Việc chữa trị ưng thư thường gây nhưng hiệu ứng phụ nghiêm trọng vì căn bản hệ miễn dịch không thể nhận biệt đặc thù tế bào ung thư bởi những tế bào này cũng chính là từ cơ thể sinh ra.
  • Bằng cách lợi dụng một kháng nguyên bề mặt NY-ESO-1 đặc hiệu với tế bào ung thư da (melanoma), Hunder và cộng sự đã chọn lọc thành công dòng tế bào lympho T CD4+ có tác dụng chuyên biệt lên tế bào ung thư da  1.
  • Những nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson tại Seattle (USA) đã áp dụng liệu pháp này trên 9 người bệnh nhân mắc bệnh ung thư da giai đoạn cuối. Tế bào miễn dịch trong huyết thanh của các bệnh nhân được thu nhận và chọn lọc đặc hiệu dòng tế bào T CD4+ phản ứng với kháng nguyên NY-ESO-1. Quần thể tế bào T bổ trợ chuyên biệt này (khoảng 5 tỉ tế bào) được tiêm trở lại các bệnh nhân mà không sử dụng bất kỳ liệu pháp bổ trợ nào khác.
  • Một người đàn ông 52 tuổi đến từ Oregon là người DUY NHẤT trong nhóm bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp này đã bình phục và các khối u trên người đã biến mất hoàn toàn sau 2 năm. 8 bệnh nhân còn lại thì không có dấu hiệu khả quan.
  • T CD4+ là dòng tế bào lympho T có tác dụng bổ trợ và hoạt hóa các dòng tế bào miễn dịch chứ không có tác dụng tiêu diệt trực tiếp tế bào đích như T CD8+ (T gây độc). Các nghiên cứu trước đây tập trung trên CD8+ không đem lại kết quả tương tự.
  • Kết quả này mở ra một hướng điều trị ung thư mới mà các hiệu ứng phụ bị giảm đáng kể.

1: Treatment of Metastatic Melanoma with Autologous CD4+ T Cells against NY-ESO-1, New England Journal of Medicine, 2008.

2:  Nhân bản tế bào miễn dịch để điều trị ung thư VNexpress

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này