Cho mèo ăn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi chọn thức ăn dành cho mèo, bạn cần phải xem xét độ tuổi, điều kiện thể chất, mức độ hoạt động, và tiền sử bệnh tật của chúng. Bạn có thể phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe của mèo, bao gồm bệnh đường tiết niệu và béo phì, thông qua việc thực hiện các hướng dẫn phù hợp khi cho mèo ăn. Vì thế bạn nên tìm hiểu ưu khuyết điểm của từng loại thức ăn dành cho mèo và cách để hình thành thói quen cho ăn. Bạn nên mua thức ăn được chứng nhận AAFCO và thảo luận một số phương pháp cho ăn với bác sĩ thú y nếu có thắc mắc hoặc nghi ngờ.

Các bước[sửa]

Lựa chọn Thức ăn dành cho Mèo[sửa]

  1. Nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của mèo. Mèo trưởng thành có kích thước trung bình cần hấp thụ 250 calo mỗi ngày với cân bằng chất đạm, carbohydrate, chất béo, vitamin, và khoáng chất. Nhu cầu calo cụ thể của mèo cưng sẽ tùy thuộc vào kích thước, cân nặng, và mức độ hoạt động.[1]
    • Mèo là “loài động vật ăn thịt bắt buộc.” Chúng cần hấp thụ mỡ và đạm động vật để có đủ dưỡng chất. Bạn cần đảm bảo rằng thức ăn dành cho mèo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mèo cưng.[2]
    • Không nên bỏ qua hấp thụ nước. Nước là thành phần cực kỳ quan trọng trong chế độ ăn uống của mèo, và những con ăn thực phẩm khô cần phải uống nước nhiều hơn vì chúng không nạp đủ nước từ thức ăn. Rửa sạch bát của mèo và thay nước thường xuyên. Bạn cũng có thể chuẩn bị đài phun nước hoặc thiết bị cung cấp nước nhỏ giọt để tăng lượng hấp thụ nước bằng cách cho mèo vui chơi giải trí.[2]
  2. Cân nhắc thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn khô. Cả hai loại này đều mang lại lợi ích cho mèo. Trong nhiều trường hợp, mèo có thể ăn thức ăn khô, và được cung cấp nhiều nước. Nếu quan tâm đến nhu cầu của mèo, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn loại thức ăn phù hợp dành cho mèo cưng.
    • Nếu mèo mắc bệnh đường tiết niệu, tiểu đường, hoặc thận, thì lượng nước trong thức ăn đóng hộp có thể giúp chúng hấp thụ đủ nước. Thức ăn đóng hộp dành cho mèo có chứa lượng nước lên đến 78%.[3]
    • Thức ăn khô thường có nhiều dưỡng chất hơn vì chứa ít nước.[3]
    • Thành phần đạm và carbonhydrate trong thức ăn khô và ướt thường đa dạng theo từng loại công thức. Thức ăn khô thường chứa nhiều calo hơn vì không có độ ẩm cao như thức ăn ướt.[4]
  3. Cân nhắc cho mèo ăn cả hai loại thức ăn đóng hộp và thức ăn khô. Việc kết hợp thức ăn ẩm và khô giúp mèo nạp đủ lượng nước thay vì chỉ cho ăn thức ăn khô.[2] Những con mèo kén ăn cũng thích chế độ đa dạng chủng loại.[5]
    • Nếu quyết định cho mèo ăn nhiều loại thực phẩm, bạn nên chú ý không cho ăn quá nhiều. Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo rằng loại thực phẩm mà bạn cung cấp trong bữa ăn chứa đủ lượng calo và dinh dưỡng cần thiết.
  4. Mua thức ăn có chất lượng cao. Cũng giống như thực phẩm dành cho người, thức ăn dành cho mèo có chất lượng cao thường cân bằng các thành phần đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin, và khoáng chất. Bạn nên chọn loại có đạm và chất béo động vật. Mèo cần nguồn cung cấp từ động vật để nạp đủ dinh dưỡng cần thiết như là taurine và axit béo chưa no mà trong thức ăn chay không có.[6]
    • Tìm dòng chữ tuyên bố của AAFCO (Hiệp hội Giới chức Kiểm soát Thực phẩm Hoa Kỳ) trên bao bì thức ăn của mèo. Tổ chức này đảm bảo rằng loại thức ăn sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mèo.[7]
    • Tránh các loại thực phẩm chứa màu và hương liệu nhân tạo hoặc hóa chất độc hại.
  5. Nghiên cứu phân tích nhãn thực phẩm. Việc nắm rõ thành phần trong thức ăn của mèo không phải là điều đơn giản. Điều quan trọng là bạn nên tìm một số nội dung khi mua thức ăn dành cho mèo:[8]
    • Nếu tên sản phẩm có dùng từ như là “cá ngừ” hoặc “thịt gà” trước cụm từ “thức ăn dành cho mèo” thì có nghĩa là sản phẩm đó chứa ít nhất 95% thành phần này. Ví dụ như, “Thức ăn Thịt gà” phải chứa 95% thịt gà .
    • Từ “với” trong tên sản phẩm có nghĩa là loại thực phẩm này chứa khoảng 3% thành phần đi kèm. “Thức ăn với Thành phần Thịt gà” có thể chỉ chứa 3% thịt gà, trong khi “Thức ăn Thịt gà” lại bao gồm ít nhất 95% thịt gà.
    • Thức ăn dành cho mèo có chứa cụm từ như là “bữa tối” hoặc “món nhẹ” chứa ít hơn 95% thịt nhưng hơn 25% là thành phần thịt. Thường thì những sản phẩm này dùng ngũ cốc hoặc nguồn đạm khác, như là sản phẩm phụ để thêm vào thành phần chính của thức ăn.
    • Có sự khác biệt giữa các từ “thịt,” “sản phẩm phụ từ thịt,” và “bột xay.” [9] “Thịt” liên quan đến “miếng thịt” (cơ và mỡ) của động vật và nói chung được xem là nguồn đạm có chất lượng thượng hạng. “Sản phẩm phụ từ thịt” là phần sạch, không chứa thịt như là nội tạng, xương, não, và máu. Những thành phần này không có hại đối với mèo (bạn cần nhớ rằng nhiều người vẫn ăn nội tạng!), nhưng chúng có thành phần đạm với chất lượng thấp hơn thịt. “Bột xay” là phần mô hoặc xương cứng và thường được xem là nguồn cung cấp đạm chất lượng thấp nhất.
  6. Cân nhắc cho mèo ăn thức ăn nấu tại nhà. Hiện nay có nhiều người nuôi mèo thích chuẩn bị thức ăn cho mèo tại nhà. Thức ăn nấu tại nhà cung cấp thành phần tươi ngon, bổ dưỡng không chứa phụ gia hoặc chất bảo quản có trong hầu hết thức ăn công nghiệp dành cho mèo. Tuy nhiên, việc chuẩn bị thức ăn cho mèo cưng thường tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc, và yêu cầu chế biến kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn[10]
    • Nếu quyết định cho mèo ăn thức ăn nấu tại nhà, bạn nên cẩn thận lựa chọn công thức chế biến từ các nguồn nổi tiếng. Hơn nữa, bạn phải xác minh rằng công thức nấu ăn cung cấp thông tin dinh dưỡng bao gồm chỉ số calo và tỷ lệ canxi cho đến phốt-pho.[10]
    • Cân nhắc mua máy nghiền thịt và/hoặc máy xay thức ăn để hỗ trợ chế biến thức ăn dành cho mèo dễ dàng hơn.
    • Bạn nên nhớ rằng mèo cần phải ăn thịt, nhưng chúng cũng phải ăn nhiều loại thực phẩm khác ngoài thịt để duy trì chế độ lành mạnh. Carbohydrate, như là cơm hoặc ngô, có thể được hấp thụ với lượng nhỏ. Các thành phần thức ăn cũng nên chứa axit béo, axit amin, vitamin, và khoáng chất.

Cân nhắc Nhu cầu Ăn uống Đặc biệt của Mèo[sửa]

  1. Xác định liệu mèo có béo phì hay không. Cứ mỗi 5 con mèo thì có 1 con béo phì.[3] Tình trạng thừa cân có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe như là tiểu đường, bệnh khớp, và một số vấn đề tuần hoàn máu ở mèo. Bạn có thể nhận biết mèo cưng có cần giảm cân hay không bằng cách sờ vào bụng của chúng. Nếu bạn không thể cảm nhận được phần xương sườn ở mặt trên và phía bên của bụng thì có thể mèo đã bị béo phì.[11]
    • Bác sĩ thú y cũng có thể hỗ trợ bạn trong việc xác định khoảng cân nặng bình thường của mèo.
  2. Xác định tỉ lệ mỡ của cơ thể. Yêu cầu hấp thụ calo cụ thể ở mèo có thể khác với con số in trên bao bì thức ăn dành cho mèo. Cách tốt nhất để xác định liệu mèo cưng đang tăng hay sút cân đó là kiểm tra tỉ lệ mỡ. Bài kiểm tra này đánh giá hình dạng cơ thể mèo và xác định lượng mỡ phủ trên xương.[12][13]
    • Hầu hết các cuộc kiểm tra tỉ lệ mỡ dùng thang đánh giá từ 0-5 hoặc 0-10. 0 thể hiện sự suy giảm (mèo hụt cân, thiếu đói) và từ 5-10 thể hiện tình trạng thừa cân. Cân nặng của thú cưng lý tưởng nằm giữa đoạn: 3 đối với thang 0-5 và 5 cho thang 0-10.
    • Bạn nên cảm nhận được phần xương sườn khi rà các ngón tay lên bụng và ngực của mèo, nhưng ngón tay không nên mắc lại trong xương. Nếu xương sườn nhô lên rõ rệt, thì đó là dấu hiệu mèo cưng bị hụt cân. Còn trong trường hợp bạn không sờ được phần xương sườn, hoặc có mỡ phủ lên, thì đây là dấu hiệu cho thấy mèo đang thừa cân.
    • Khi quan sát cơ thể mèo từ phía bên và phía trước, bạn nên thấy được phần eo của mèo. Nếu cơ thể chúng có hình bầu dục và thiếu phần eo sắc nét, thì khi đó mèo đã bị béo phì. Còn khi vòng veo giảm đi (giống như chó săn), thì mèo cưng đang bị hụt cân.
    • Phần bụng của mèo không nên sà xuống; đây là dấu hiệu bụng mèo chứa quá nhiều mỡ.
  3. Điều chỉnh cho ăn theo nhu cầu của mèo. Nếu mèo thừa cân (hoặc thiếu cân), thì bạn nên chỉnh lượng thức ăn giảm xuống hoặc tăng lên 10%. Sau đó, kiểm tra tỉ lệ mỡ của mèo trong hai tuần. Bạn nên điều chỉnh tương ứng với sự thay đổi hình dạng cơ thể của mèo.
    • Không điều chỉnh chế độ ăn uống của mèo quá nhiều. Mèo có sự trao đổi chất không bình thường và sự thiếu hụt calo trầm trọng có thể ảnh hưởng không tốt đến gan.
  4. Cho mèo ăn theo chế độ kiểm soát cân nặng được quy định. Chế độ được quy định bởi nhiều bác sĩ thú y và có thể cung cấp cho mèo dinh dưỡng hợp lý nhưng vẫn khuyến khích giảm cân. Chế độ ăn uống quy định có nhiều loại khác nhau, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xác định xem loại nào thì phù hợp với mèo cưng.
    • Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ít calo có hàm lượng chất xơ cao giúp cho mèo cảm thấy no. Chúng sẽ giảm cân từ từ trong vài tháng. Một số ví dụ bao gồm Purina OM (Kiểm soát Béo phì) và Hills RD.
    • Chế độ ăn uống nhiều đạm có hàm lượng chất đạm cao, carbohydrate thấp để thích hợp với khả năng tiêu hóa tự nhiên của mèo. Việc cho mèo hấp thụ lượng chất đạm động vật cao có tác dụng giúp chúng giảm cân. Hills MD là một ví dụ.
    • Chế độ ăn uống trao đổi chất được phát triển để kích thích sự chuyển hóa của mèo. Chế độ này chỉ có một loại thức ăn có sẵn dành cho mèo đó là Hills Metabolic Diet (dành cho mèo).
  5. Cân nhắc chế độ ăn uống “Giai đoạn Cuộc đời”. Nhu cầu ăn uống của mèo thay đổi tùy thuộc vào tuổi đời của chúng, và bạn nên cho mèo ăn thứ mà chúng cần trong mỗi giai đoạn. Nói chung, có ba giai đoạn cần chú ý khi áp dụng chế độ ăn uống cho mèo: mèo con, mèo trưởng thành, và mèo già.[14][15][16]
    • Mèo con nằm trong giai đoạn sau khi được cai sữa cho đến 12 tháng tuổi. Mèo con cần nhiều chất đạm và calo hơn vì chúng vẫn đang phát triển. Thức ăn dành cho mèo con cũng có cân bằng khoáng chất riêng biệt để hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng của mèo đang phát triển.[17]
    • Mèo trưởng thành có độ tuổi từ 1-7 tuổi. Thức ăn dành cho mèo trưởng thành có cân bằng dưỡng chất hiệu quả giúp duy trì cân nặng bình thường.
    • Mèo già là mèo từ 8 tuổi trở lên. Mèo già thường hay gặp vấn đề về sức khỏe hoặc thiếu sự linh hoạt. Chúng cần một số dưỡng chất như là glu-cô-za-min và axit béo.[18] Loại thức ăn này thường chứa ít chất đạm có thể gây biến dạng quả thận ở mèo già.[15]
    • Ngoài ra còn có một số chế độ ăn uống “lối sống” dành cho mèo triệt sản hoặc mèo nhà. Loại thức ăn này thường ít calo hơn thức ăn cho mèo bình thường, nhưng đó chỉ là đặc điểm khác biệt chủ yếu.
  6. Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống kê đơn áp dụng cho tình trạng bệnh tật. Nếu mèo có vấn đề về sức khỏe, như là tiểu đường, bệnh tiết niệu, khớp, hoặc thận, thì bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về loại thức ăn tốt nhất dành cho mèo. Mỗi loại bệnh đều có một chế độ ăn uống riêng, mặc dù các chuyên gia không phải lúc nào cũng nhất trí về hiệu quả của chúng.[19]
    • Thức ăn dành cho mèo bị tiểu đường thường loại bỏ chất làm ẩm và một số loại carbohydrate để kiểm soát và ổn định đường huyết của mèo. Ngoài ra mèo bị tiểu đường cũng cần điều trị insulin. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu của mèo.[19]
    • Mèo có dạ dày yếu hoặc mắc bệnh loét ruột có thể ăn theo chế độ thành phần hạn chế hoặc theo quy định, như là Hills i/d, Purina EN, hoặc Royal Canin Veterinary Diet Gastrointestinal .[20]
    • Mèo gặp vấn đề liên quan đến đường tiết niệu thường nên ăn chế độ kiểm soát khoáng chất có khả năng tích trữ trong cơ thể mèo. Purina UR, Hills CD, Hills XD, và Royal Canin Veterinary Diet Urinary SO là một số ví dụ điển hình cho kiểu chế độ ăn uống này.

Hình thành Thói quen Cho ăn[sửa]

  1. Xác định thời gian cho ăn cố định. Khi lựa chọn loại thức ăn cho mèo, bạn nên đặt ra thời gian cho ăn thường xuyên và nhất quán. Chế độ cho ăn thường xuyên giúp mèo cưng luôn vui vẻ và thoải mái.
    • Việc phá vỡ lịch trình cho mèo ăn có thể gây nên căng thẳng và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa cũng như một số vấn đề sức khỏe khác ở mèo.
  2. Kiểm soát lượng thức ăn. Mỗi lần cho ăn bạn nên đong lượng thức ăn phù hợp để nắm bắt thói quen ăn uống của mèo cưng và nhanh chóng phát hiện ra bất kỳ thay đổi phát sinh.[21]
    • Việc cho mèo ăn bao nhiêu là phù hợp thường không có tiêu chuẩn cụ thể nào quy định được do sự khác biệt về kích thước, tuổi tác, mức hoạt động và cân nặng. Nhưng điển hình là một con mèo nặng khoảng 4 kg cần hấp thụ 250 calo mỗi ngày để duy trì dinh dưỡng hợp lý. 250 calo tương đương với 4/5 của một cốc thức ăn khô hoặc dưới 180 ml thức ăn ướt .
    • Làm theo hướng dẫn cho ăn trên bao bì thức ăn hoặc trang web của nhà sản xuất để làm căn cứ khởi đầu. Sau đó điều chỉnh lượng thức ăn dựa trên cân nặng và phản ứng của mèo.[22]
  3. Chuẩn bị thức ăn sẵn cho một số con mèo. Mặc dù lịch trình cho ăn thường xuyên mang lại lợi ích tốt nhất cho hầu hết loài mèo, nhưng việc chuẩn bị thức ăn sẵn lại phát huy tác dụng đối với một số con khác. Biện pháp để sẵn thức ăn tạo điều kiện mèo ăn khi cảm thấy đói và ăn nhẹ giống như hành vi tự nhiên. Hơn nữa điều này cũng hữu ích nếu lịch trình không cho phép cung cấp nhiều bữa trong ngày. Mèo đang cho con bú thường được cho ăn tự do vì nhu cầu dinh dưỡng của chúng lớn hơn những con khác .[21][18]
    • Mặt trái tiềm ẩn của việc cho ăn tự do đó là bạn không thể theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong hành vi ăn uống và một số con mèo sẽ ăn quá nhiều khi được phép tiếp cận thức ăn thoải mái. Bạn cần phải luôn nắm bắt cân nặng của mèo và điều chỉnh nếu cần thiết.[23]
  4. Cung cấp thức ăn và nước uống riêng cho từng con mèo. Mèo có đặc điểm thích sở hữu, đặc biệt trong trường hợp chúng bối rối không biết bát nào là của chúng.
    • Bát inox nhỏ có đặc tính bền và dễ chùi rửa, vì thế bạn nên chọn loại này là phù hợp.
    • Bạn nên rửa sạch bát sau mỗi lần cho ăn và luôn để sẵn nước sạch cho mèo cưng.
  5. Cân nhắc tuổi tác của mèo. Khi mèo lớn lên và già đi, nhu cầu dinh dưỡng của chúng sẽ chuyển hóa. Ngoài việc áp dụng chế độ giai đoạn tuổi đời, bạn nên cho chúng ăn theo cách khác tùy thuộc vào độ tuổi.
    • Mèo con nên hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng từ sữa mèo mẹ trong 4 đến 6 tuần đầu tiên khi sinh ra. Đến giai đoạn sẵn sàng cai sữa, bạn nên cho mèo ăn loại thức ăn đặc biệt. Cho chúng ăn 5-6 lần một ngày vì mèo con cần ăn thường xuyên và mỗi bữa không ăn quá nhiều trong ngày.[24]
    • Mèo trưởng thành nên được cho ăn hai lần một ngày. Sử dụng khẩu phần quy định và điều chỉnh lượng thức ăn khi mèo già đi và ít hoạt động hơn.[1]
    • Mèo già chỉ cần ăn một lần một ngày. Bạn cần thực hiện theo lời khuyên dành cho bác sĩ thú y đối với nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt dành cho mèo.
  6. Tránh cho mèo ăn quá nhiều thức ăn vặt. Bạn có thể cho mèo ăn thức ăn vặt hoặc cá hồi hay cá ngừ đóng hộp nhưng chỉ trong chừng mực. Thức ăn vặt không nên chiếm tổng số hơn 5% lượng thực phẩm của mèo.[1]
    • Cho mèo cưng ăn quá nhiều thức ăn vặt sẽ khiến chúng bị béo phì và gặp phải vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
    • Ăn quá nhiều thức ăn vặt cũng có nghĩa là mèo ít ăn thức ăn thường dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
    • Thỉnh thoảng cho mèo ăn cá ngừ thì không có vấn đề gì, nhưng loại cá này không cung cấp đủ dinh dưỡng mà chúng cần, do đó bạn không nên thay thế hoàn toàn thức ăn bình thường.[25]
  7. Tránh các loại thực phẩm gây nguy hiểm. Có một vài thức ăn gây hại cho sức khỏe của mèo. Một số thực phẩm cần tránh bao gồm:[26]
    • Sữa tươi và sản phẩm làm từ sữa: Mèo không có khả năng tiêu hóa lactoza, và sữa (ngoài sữa mèo mẹ) có thể làm chúng bị tiêu chảy và gặp phải vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Tremorgenic mycotoxin có khả năng hình thành từ sản phẩm sữa hết hạn và đặc biệt nguy hiểm đối với mèo.[27]
    • Nho và nho khô: Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng hai loại này không tốt cho cả mèo và chó. Loại thực phẩm này gây ảnh hưởng thận và làm mèo nôn mửa.[25]
    • Bột làm bánh mì sống. Bột chứa men sống có thể gây nguy hiểm cho mèo và có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
    • Sô cô la: Mặc dù mèo thường không thích ăn loại thực phẩm này, nhưng bạn vẫn nên để tránh xa tầm với của chúng.
    • Hành tây/tỏi/hẹ/hành lá: Nhóm thực vật này và các nhóm tương tự có thể gây nên tình trạng thiếu máu và một số vấn đề liên quan đến tế bào hồng cầu nghiêm trọng.[25]

Lời khuyên[sửa]

  • FDA không quy định sử dụng những từ như là “có chất lượng cao” đối với thức ăn dành cho thú cưng. Thức ăn dành cho thú cưng “có chất lượng cao” chưa hẳn có thành phần hoặc dưỡng chất tốt hơn thức ăn bình thường. Bạn nên luôn kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên bao bì để biết mình đang cho mèo cưng ăn gì.
  • Bạn cần phải luôn nhận thức rằng các yếu tố môi trường như là số lượng động vật, nhiệt độ, và khí hậu đều có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của mèo. Nếu thói quen ăn uống của chúng thay đổi thì không nhất thiết đó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng. Bạn cần theo dõi thói quen ăn uống, mức hoạt động, độ bóng của lông, và độ trong của mắt mèo nhằm xác định xem chúng có gặp vấn đề lớn hay không. Nhưng nếu mèo không ăn uống gì trong vòng 24 tiếng, thì bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức.

Cảnh báo[sửa]

  • Không cho mèo ăn bất kỳ loại thực phẩm nào không dành cho chúng. Sự trao đổi chất ở mèo rất khác so với con người hoặc thậm chí là chó, và chúng chỉ nên ăn loại thức ăn dành cho mèo để phòng ngừa một số vấn đề dinh dưỡng và bệnh tật nghiêm trọng.[8]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.aspca.org/pet-care/cat-care/feeding-your-adult-cat
  2. 2,0 2,1 2,2 http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_resources/brochure_feedingcat.cfm
  3. 3,0 3,1 3,2 http://pets.webmd.com/cats/guide/feeding-your-adult-cat-what-you-need-to-know?page=2
  4. http://pets.webmd.com/cats/guide/feeding-your-adult-cat-what-you-need-to-know?page=2
  5. http://www.petmd.com/blogs/nutritionnuggets/cat/jcoates/2013/jan/wet-food-dry-food-or-both-for-cats-29660
  6. http://www.petmd.com/cat/slideshows/nutrition-center/choosing-best-cat-food
  7. http://pets.webmd.com/cats/guide/feeding-your-adult-cat-what-you-need-to-know
  8. 8,0 8,1 http://pets.webmd.com/cats/guide/how-to-read-cat-food-labels
  9. http://pets.webmd.com/cats/guide/how-to-read-cat-food-labels?page=3
  10. 10,0 10,1 http://www.catinfo.org/?link=makingcatfood
  11. http://pets.webmd.com/cats/guide/feeding-your-adult-cat-what-you-need-to-know?page=3
  12. http://www.wsava.org/sites/default/files/Body%20condition%20score%20chart%20cats.pdf
  13. http://vet.osu.edu/vmc/companion/our-services/nutrition-support-service/body-condition-scoring-chart
  14. https://www.aaha.org/professional/resources/feline_life_stage.aspx
  15. 15,0 15,1 https://protrain.hs.llnwd.net/e1/sitefiles/642/Documents/en_VNAChapter5_MAS.pdf
  16. Ảnh hưởng của giới hạn ăn uống lên tuổi thọ và những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở chó. Kealy et al. JAVMA 220 (9)m, 1315-1320
  17. http://www.petmd.com/cat/nutrition/evr_multi_life_stage_cat_food_benefits
  18. 18,0 18,1 http://www.petmd.com/cat/nutrition/evr_multi_life_stage_cat_food_benefits
  19. 19,0 19,1 http://www.catster.com/lifestyle/prescription-cat-food-diets-health-ask-a-vet
  20. http://www.catster.com/lifestyle/prescription-cat-food-diets-health-ask-a-vet
  21. 21,0 21,1 http://pets.webmd.com/cats/guide/feeding-your-adult-cat-what-you-need-to-know?page=3
  22. http://www.catster.com/cat-food/how-much-should-i-feed-my-cat
  23. https://www.aspca.org/pet-care/cat-care/feeding-your-adult-cat
  24. http://www.aspca.org/pet-care/cat-care/nutrition-tips-kittens
  25. 25,0 25,1 25,2 http://pets.webmd.com/cats/ss/slideshow-foods-your-cat-should-never-eat
  26. http://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/foods-are-hazardous-cats
  27. http://pets.webmd.com/community-tv-pet-health-10/transcript-cats-food-dangers

Liên kết đến đây