Chu kỳ tế bào
Mục lục
Giới thiệu chung[sửa]
Chu kỳ sống của tế bào là thời gian diễn ra kể từ thời điểm tế bào được hình thành nhừo phân bào của tế bào mẹ và kết thúc bởi sự phân bào để hình thành tế bào mới.
Các khái niệm định lượng[sửa]
Gen đơn bội của tế bào eukeryot bậc cao gồm N sợi nhiễm sắc thể. N này khác nhau giữa các loài với nhau.
Mỗi một tế bào lưỡng bội gồm 2 bộ nhiễm sắc thể có N bằng nhau, một do tế bào bố truyền cho, một do tế bào mẹ truyền cho, tổng cộng là 2N nhiễm sắc thể. Mỗi một tế bào đơn bội chỉ bao gồm một nhiễm sắc thể hoặc do bố truyền sang hoặc do mẹ, tổng cộng là 1N nhiễm sắc thể.
Số lượng các sợi chromatit của mỗi loại nhiễm sắc thể trong 1 tế bào được xác định bằng 1 chữ số-C. Ví dụ : 4C đẻ chỉ 4 sợi chromatit có trong nhiễm sắc thể.
Một tế bào lưỡng bội có nhiễm sắc thể gồm một sợi chromatit ( trong pha G0 và G1) sẽ được viết là ‘2N-2C ‘. Một tế bào lưỡng bội có nhiễm sắc thể gồm 2 sợi chromatit ( sau khi nhân đôi các phân tử nucléotit) : ‘2N-4C’. Một tế bào đơn bội có nhiễm sắc thể gồm 2 sợi chromatit ( sau pha phân bào telophase1) : ‘1N-2C’. Một tế bào đơn bội có nhiễm sắc thể gồm một sợi chromatit ( sau phan phân bào telophase2) : ‘1N-1C’.
Các pha khác nhau trong chu kỳ[sửa]
Pha trung gian[sửa]
Thời kỳ giữa 2 lần phân chia được gọi là gian kỳ ( interphase ) được kí hiệu là I là thời gian tế bào trao đổi chất, sinh trưởng và chuẩn bị cho phân bào.
Trong kỳ trung gian tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất, các hoạt động sống khác nhau,tổng hợp các ARN và ADN, các protein, các enzyme... và chuẩn bị cho tế bào phân bào . Tùy theo đặc điểm chức năng ngừoi ta chia kỳ tủng gian ra 3 giai đoạn hay pha liên tiếp nhau:giai đoạn G1(gap 1), giai đoạn S(synthesis),và giai đoạn G2(gap 2). Thời gian kéo dài của kỳ trung gian tùy thuộc vào thời gian của 3 pha:G1+S+G2, đặc biệt tùy thuộc vào G1 vì ở các loại tế bào khác nhau thì thời gian G1 là rất khác nhau, còn giai đoạn S và G2 tương đói ổn định.
Pha phân bào[sửa]
Tiếp theo pha G2 là thời kỳ tế bào mẹ phân chia thành 2 tế bào con. Sự phân bào là phương thức qua đó tế mẹ truyền thông tin di truyền chứa trong ADN ( đã được nhân đôi qua pha S) cho 2 tế bào con. Sự phân bào cùng với sự tổng hợp các chấtnội bào và gian bào là cơ sở của sự tăng trửong của các mô, các cơ quan và cơ thể đa bào. Người ta phân biệt 4 dạng phân bào như sau:
- Trực phân: Amitosis
Trong trực phân, nhân được phân đôi một cách đơn giản, không xuất hiện nhiẽm sắc thể cũng như thoi phân bào ( vì vậy còn được gọi là phân bào không tơ - amitosis); nhiều khi nhân phân thành 2 nửa không đều nhau, hoặc phân thành nhiều mảnh, mọc chồi ( trực phân bệnh lý hoặc tác hại). Tế bào chất có thể được phân đôi cùng với nhân hoặc không phân chia tạo thành tế bào 2 nhân (diploid) hoặc đa nhân(haploid).
- Nội phân: Endomitosis
Là một dạng biến đổi của mitosis, trong đó nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng không phân chia về các tế nào con mà ở lại trong tế bào, do đó tạo thành tế bào đa bội (polyploid) . Trong trường hợp các sợi nhiễm sắc được nhân đôi nhiều lần ( do nhân đôi cảu ADN ) nhưng số nhiễm sắc thể không đổi sẽ dẫn đến hiện tượng đa sợi ( politenia ) và thể nhiễm sắc đa sợi ( polytene chromosome).
- Phân bào nguyên nhiễm: Mitosis
Là pha M của chu kỳ tế bào, tiếp ngay sau pha G2. Qua M tế bào mẹ sau khi đã đi qua pha S trong đó bộ máy di truyền đã được nhân đôi, sẽ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào con mang bộ máy di truyền giống hệt tế bào mẹ.Bản chất của hiện tượng phân bào là phương thức qua đó tế bào mẹ phân đôi ADN ( đã được nhân đôi qua pha S) về 2 tế bào con.
- Phân bào gảim nhiễm: Meiosis
Là dạng phân bào đực trưng cho các cơ thể sống sinh sản hữu tính , qua đó các tế bào sinh dục phân chia tạo thành các tế bào sinh dục chín- các giao tử có số nhiễm sắc thể giảm đi một nửa (2n-n).