Dùng aspirin chữa bệnh ung thư

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Rất nhiều nhà nghiên cứu tin rằng aspirin có thể được dùng để ngăn chặn khối u ung thư lan nhanh ra toàn cơ thể. Tuy nhiên, aspirin có thể gây ra vài phản ứng phụ tiêu cực ở một nhóm bệnh nhân và chúng ta lại không biết ai sẽ gặp tình trạng này.

Ảnh minh họa.

Từ lâu Aspirin đã được coi là thần dược khi nó có thể chữa trị được rất nhiều loại bệnh: từ đau đầu tới ngăn đau tim. Và giờ đây, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Phụ nữ và Brigham, Boston, Mỹ lại cho rằng aspirin có thể giúp ngăn tế bào ung thư lan nhanh trong cơ thể, sau khi khối u đã được hình thành.

Thông thường, để khối u lan nhanh, các tế bào buộc phải di chuyển theo đường máu tới một vị trí mới nơi nó sẽ ở lại và phát triển thành khối u mới mà không bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch. Để “trốn” khỏi bị phát hiện, tế bào ung thư được sự “giúp sức” của tiểu cầu. Không những thế, tiểu cầu còn giúp cung cấp oxy và dinh dưỡng cho tế bào ung thư khi chúng tới nơi định cư mới.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới của nhà huyết học Elisabeth Battinelli thuộc Viện Phụ nữ và Brigham, aspirin có thể ngăn chặn tiểu cầu giúp sức các tế bào ác tính trong hành trình tới “ngôi nhà mới”, từ đó ngăn chặn được sự lây lan của tế bào ung thư.

Đây là một tin vui, nhưng việc xác định ai sẽ được hưởng lợi/ai bị hại khi dùng aspirin điều trị ung thư lại là bài toán nan giải. Trên thực tế, aspirin đôi lúc còn làm tình hình bệnh nhân tồi tệ hơn vì gây ra tác dụng phụ như chảy máu.

Lý giải nguyên nhân của việc khó xác định ai có thể/ai không thể dùng aspirin điều trị ung thư, nhà Dịch tễ học thuộc Đại học Y Harvard Andrew Chan cho rằng: “Thật khó để phát triển một mẫu kiểm tra phân tử mà nhờ đó có thể cho biết bệnh nhân có phản ứng tốt với aspirin hay không, bởi ai cũng biết, aspirin hoạt động theo rất nhiều cách”.

Hiện các nhà nghiên cứu đang xem xét tới yếu tố gene trong hiệu quả hoạt động của aspirin và họ hi vọng có thể phát triển được một mẫu kiểm tra gene giúp làm sáng tỏ câu hỏi trên.

Nguồn[sửa]

  • Hiền Thảo, Báo Khoa học và Phát triển (theo FT)
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này