Dùng thảo dược garcinia cambogia

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có phải bạn muốn tìm một loại thảo dược để hạn chế cơn thèm ăn và giúp giảm cân? Garcinia cambogia là loại thảo mộc từ lâu đã được dùng trong y học cổ đại Ấn Độ làm chất hỗ trợ tiêu hóa. Cho dù bạn đang trong tình trạng béo phì hay chỉ muốn tìm loại thảo mộc thiên nhiên nào đó để giảm ít cân nặng, bạn cũng nên tìm hiểu về nguồn gốc và cách sử dụng garcinia cambogia để xem nó có phù hợp với mình hay không.[1]

Các bước[sửa]

Giảm cân bằng garcinia cambogia[sửa]

  1. Ăn uống lành mạnh và siêng hoạt động. Nếu chỉ uống loại thực phẩm chức năng này thì bạn không thể giảm cân, trừ khi bạn thay đổi chế độ ăn và tăng cường vận động. Không nhất thiết phải có chế độ ăn đặc biệt, bạn nên bắt đầu với các bữa ăn đủ dinh dưỡng và ăn bữa nhỏ xuyên suốt ngày. Để giảm cân bạn cũng nên kiêng ăn kẹo, thức ăn đã qua chế biến và thức uống nhẹ có đường.
    • Năng động không có nghĩa là phải chạy bộ đường dài, ngược lại bạn hãy cho mình nhiều thời gian hơn bằng cách khởi đầu chậm để nâng cao dần thể lực. Làm vườn, đi bộ đường dài, chơi golf hoặc quần vợt là điểm khởi đầu lý tưởng, sau đó bạn có thể nâng cường độ vận động cao hơn.
  2. Tránh ăn thực phẩm giàu chất xơ. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh garcinia cambogia có thể giúp giảm cân. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng garcinia cambogia cùng với kiêng một số thực phẩm sẽ làm tăng tốc độ giảm cân, đặc biệt ở vùng eo. Bạn nên hạn chế những thức ăn giàu chất xơ trong thời gian uống garcinia cambogia.
    • Điều này có nghĩa bạn không nên ăn thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn vì bạn phải uống garcinia trước đó 30-60 phút. Do đó để nhận đủ lượng chất xơ mỗi ngày bạn phải ăn các bữa nhỏ giàu chất xơ bên ngoài khung thời gian uống garcinia.
    • Trong các bữa ăn nhỏ bạn nên ăn hạt, bánh yến mạch, cải xoăn, hoa quả, đặc biệt là loại có vỏ ăn được như táo, quả mọng và mận, ăn một số rau sống như bông cải xanh, cà rốt và cần tây.
  3. Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Bao gồm thức ăn nhanh, bánh với nước chấm, bánh nói chung, thịt muối, nước sốt mayonnaise, kẹo và sôcôla. Tất cả chúng đều có hàm lượng chất béo hoặc đường cao, một số vừa nhiều chất béo vừa nhiều đường.
    • Bạn cũng nên hạn chế ăn bánh mì, khoai tây, mì sợi và nước sốt làm sánh với bột mì.
    • Tập trung ăn nhiều cá và thịt nạc như thịt gà và thịt bò nạc, rau có lá như bó xôi.

Hiểu về rủi ro khi uống garcinia cambogia[sửa]

  1. Nhận biết tác dụng phụ. Một số báo cáo về tác dụng phụ khi uống garcinia cambogia bao gồm chóng mặt, nhức đầu, khó chịu dạ dày và tiêu chảy. Nếu thấy bất kì dấu hiệu nào trên đây sau khi uống loại thực phẩm chức năng này, bạn phải ngừng uống và đi khám bệnh.
    • Garcinia chưa được thử nghiệm ở trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Do đó khuyến cáo những trường hợp này không nên dùng garcinia.
  2. Hiểu về khả năng tương tác với thuốc. Có những báo cáo về trường hợp garcinia tương tác yếu với một số loại thuốc. Trong đó có thuốc trị hen suyễn, dị ứng và tiểu đường, những thuốc này suy giảm hiệu quả khi tương tác với garcinia.
    • Nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông máu, thuốc an thần, thuốc giảm đau, viên bổ sung sắt và các statin (thuốc ức chế men khử HMG-CoA) được sử dụng để giảm cholesterol.[2]
    • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang uống một trong những thuốc đó trước khi dùng garcinia.
    • Nếu xuất hiện bất kì tác dụng phụ nào trên đây bạn phải ngừng uống garcinia ngay lập tức và nhờ bác sĩ tư vấn.[2]
  3. Nhận thức về các rủi ro nghiêm trọng. Người ta tin rằng garcinia làm tăng mức serotonin và khi uống chung với thuốc chống trầm cảm (SSRI) có thể dẫn tới hội chứng serotonin. Hội chứng serotonin là tình trạng mức serotonin cao hơn rất nhiều so với bình thường. Nó gây ra các triệu chứng liên quan tới thần kinh như nói lắp, bồn chồn, kích động, mất khả năng phối hợp và ảo giác, ngoài ra còn làm tăng nhịp tim và huyết áp, sốt và tiêu chảy.
    • Có một báo cáo duy nhất về trường hợp một người phụ nữ uống garcinia cùng với thuốc chống trầm cảm (thuốc SSRI) và xuất hiện triệu chứng liên quan tới thần kinh của hội chứng serotonin. Nếu bạn thấy bất kì triệu chứng nào trên đây thì phải ngừng uống garcinia ngay và liên lạc với chuyên viên y tế để có biện pháp can thiệp.[3][4]

Hiểu về garcinia cambogia[sửa]

  1. Nguồn gốc của garcinia cambogia. Đây là một loại quả nhiệt đới có xuất xứ từ Indonesia, người ta còn gọi là brindleberry, malabar tamarind hay kudam puli. Nó trông giống như quả bí ngô nhỏ có màu xanh nhạt, được dùng trong nấu nướng ở Indonesia và có vị chua.[5][1]
  2. Lợi ích của garcinia cambogia. Garcinia chứa axít citric và axít hydroxycitric (HCA) dường như có thể đẩy mạnh giảm cân nhờ vào việc điều tiết quá trình giải phóng serotonin và hấp thu đường huyết. Nó cũng làm tăng quá trình ôxi hóa lượng chất béo hiện có và giảm tổng hợp chất béo mới. Mặc dù điều này chưa được tìm hiểu rõ nhưng cho thấy garcinia có thể tăng chuyển hóa chất béo thành năng lượng và giảm hình thành chất béo mới.[6]
    • Serotonin là một loại chất dẫn truyền thần kinh giúp dây thần kinh liên lạc với các loại tế bào. Nó liên quan đến cảm xúc vui buồn và trạng thái thỏa mãn nói chung.[2][6]
    • Đã có một số nghiên cứu nhằm xác định liệu garcinia có thể thúc đẩy giảm cân ở người béo phì hay không, nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng. Kết luận cụ thể là garcinia đậm đặc có tác dụng giảm cân, đặc biệt khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục. Nhưng không có bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả này.[2]
  3. Nhận biết các vấn đề liên quan đến thực phẩm chức năng. Vì garcinia là thực phẩm chức năng nên nó không chịu sự kiểm soát của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Điều này có nghĩa FDA không thể chứng nhận garcinia dựa trên các tiêu chuẩn về y tế và an toàn.
    • Luôn luôn thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Khi mua thực phẩm chức năng bạn phải tìm hiểu tối đa về quy trình sản xuất của nó để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP).
    • Kiểm tra trang web của công ty sản xuất. Họ phải ghi rõ rằng quá trình sản xuất tuân theo GMP và có thông tin về công ty, triết lý kinh doanh và sứ mệnh hoạt động.

Cách uống garcinia cambogia[sửa]

  1. Xác định đúng liều dùng. Những nghiên cứu thời kỳ đầu cho biết liều dùng an toàn của garcinia vào khoảng 2800 mg một ngày, nhưng chúng ta cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu dùng tới liều lượng đó, vì vậy bạn nên uống liều thấp hơn hẳn.[2] Sau khi tìm được một nơi đáng tin cậy bán garcinia, bạn nên tìm hiểu xem mình cần bao nhiêu axít HCA. Lượng axít HCA cần tiêu thụ vào khoảng 1500 mg mỗi ngày, và mỗi loại thực phẩm chức năng có hàm lượng HCA khác nhau.
    • Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và nhờ chuyên gia y tế có kinh nghiệm tư vấn trước khi bắt đầu uống.
  2. Uống garcinia dạng viên. Garcinia được sản xuất thành hai dạng, nếu ở dạng viên thì có hai loại là viên nén hoặc viên con nhộng. Nếu bạn mua garcinia dạng viên thì nên uống đúng liều chỉ định với nước, và uống trước bữa ăn khoảng 30-60 phút.
    • Thông thường người ta uống garcinia ba lần mỗi ngày, như vậy mỗi viên sẽ có hàm lượng HCA khoảng 500 mg để bạn không uống quá liều dùng khuyến cáo.
  3. Cân nhắc uống garcinia dạng lỏng. Bạn có thể mua garcinia dưới dạng lỏng, với liều dùng khuyến cáo là 1-2 giọt trước mỗi bữa ăn nhưng còn tùy thuộc vào đầu đong hay độ đậm đặc. Nhỏ garcinia vào dưới lưỡi và để như vậy trong khoảng một phút, sau đó 30-60 phút bạn có thể dùng bữa.
    • Trước khi dùng garcinia dạng lỏng bạn nên hỏi chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm về lượng garcinia có trong mỗi giọt đối với loại sản phẩm bạn đang có. Bạn phải hỏi chính xác bao nhiêu giọt sẽ tương đương với 1500 mg garcinia cần uống mỗi ngày. Sau khi biết con số đó bạn chia ra ba phần bằng nhau để uống trước mỗi bữa ăn.

Cảnh báo[sửa]

  • Giảm cân quá nhanh có thể gây ra rắc rối đáng kể, và nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng về cân nặng thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện chương trình giảm cân.
  • Không uống garcinia nhiều hơn liều lượng khuyến cáo hoặc sử dụng lâu hơn 12 tuần, vì như vậy có thể tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, bao gồm nhức đầu, buồn nôn và khó chịu đường tiêu hóa.[7]
  • Khi tìm mua thực phẩm chức năng bổ sung garcinia bạn nhớ kiểm tra thành phần trên nhãn. Không mua những sản phẩm không có ghi thành phần.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 Khare, C. P. Indian Medicinal Plants: An Illustrated Dictionary, Springer, Berlin, Germany, 2007.
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.medicalnewstoday.com/articles/232248.php
  3. http://www.livescience.com/45146-garcinia-cambogia-serotonin-toxicity.html
  4. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007272.htm
  5. Lim, T. K. Edible Medicinal and Non-Medicinal Plants, vol. 2 of Fruits, Springer, Heidelberg, Germany, 2012.
  6. 6,0 6,1 Li Oon, C., Wan Yong, H., Boon Kee, B., & Swee Keong, Y. (2013). Updates on Antiobesity Effect of Garcinia Origin (-)-HCA. Evidence-Based Complementary & Alternative Medicine (Ecam), 1-17.
  7. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-818-GARCINIA.aspx?activeIngredientId=818&activeIngredientName=GARCINIA