Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tăng khả năng hấp thu sắt
Từ VLOS
Sắt là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nếu không có sắt, các tế bào máu sẽ gặp khó khăn trong việc vận chuyển ô-xy đến các cơ và tế bào, và bạn sẽ dễ bị kiệt sức. Hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây để biết cách tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Mục lục
Các bước[sửa]
Ăn đúng thực phẩm[sửa]
-
Ăn
các
thực
phẩm
có
hàm
lượng
sắt
và
vitamin
C
cao.
Cơ
thể
con
người
thường
hấp
thu
sắt
từ
các
nguồn
thực
phẩm.
Để
cơ
thể
hấp
thu
sắt,
bạn
cần
nạp
sắt
qua
thức
ăn
và
thực
phẩm
bổ
sung.
Người
ăn
chay,
trẻ
nhỏ,
phụ
nữ
mang
thai
và
người
bị
bệnh
mãn
tính
có
thể
có
nguy
cơ
cao
do
khả
năng
hấp
thu
sắt
kém
hoặc
thiếu
hụt
sắt.[1]
Một
số
loại
thực
phẩm
có
hàm
lượng
sắt
cao
và
có
thể
đưa
vào
chế
độ
ăn
hàng
ngày
để
tăng
lượng
sắt
hấp
thu
vào
cơ
thể.
- Người ăn chay mặc dù ăn các loại ngũ cốc tăng cường chất lượng cao và rau củ giàu chất sắt vẫn có thể thiếu hụt sắt. Dạng sắt trong thực vật khó hấp thu hơn đối với cơ thể, nhưng việc dùng kết hợp với các thức ăn và đồ uống giàu vitamin C có thể giúp tăng mức hấp thu sắt.[2]
- Giá trị dinh dưỡng hàng ngày của sắt là 18 mg cho hầu hết người trưởng thành và trẻ em trên 4 tuổi. Phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn (27 mg mỗi ngày).[3]
-
Ăn
thịt
và
hải
sản
để
nạp
sắt
qua
thực
phẩm.
Hầu
hết
các
loại
đạm
động
vật
đều
cung
cấp
sắt,
và
thịt
đỏ
là
nguồn
sắt
dồi
dào
từ
thực
phẩm.[3][4]
- Chỉ cần thường xuyên nạp một khẩu phần nhỏ đạm động vật cũng có thể giúp nhiều người có đủ lượng sắt thích hợp trong máu.
- Ăn hàu và các loại sò khác. Một khẩu phần hàu cung cấp 44% giá trị dinh dưỡng hàng ngày về sắt (8 mg) đối với hầu hết người trưởng thành.
- Ăn nội tạng động vật. Nội tạng động vật như gan bò cũng có thể rất giàu sắt. 85 g gan bò cung cấp 28% giá trị dinh dưỡng sắt hàng ngày (5 mg).[3]
-
Ăn
các
loại
đậu
để
nạp
sắt.[4]
Đậu
nành,
đậu
trắng,
đậu
tây,
đậu
lăng,
đậu
răng
ngựa,
đậu
phộng
(cả
bơ
đậu
phộng)
và
các
loại
đậu
khác
là
nguồn
cung
cấp
sắt
rất
tốt.[3]
- 1 cốc (240 ml) đậu trắng cung cấp 44% (8mg) lượng sắt cần nạp vào hàng ngày đối với người lớn.
-
Ăn
các
sản
phẩm
ngũ
cốc
tăng
cường.
Nhiều
loại
ngũ
cốc
được
tăng
cường
thêm
sắt.
Đôi
khi
chỉ
cần
một
bát
ngũ
cốc
tăng
cường
có
thể
cung
cấp
đủ
lượng
sắt
trong
ngày,
tuy
nhiên
không
phải
tất
cả
các
loại
ngũ
cốc
tăng
cường
đều
đạt
đến
mức
đó.[3]
- Kiểm tra thành phần của ngũ cốc, bánh mì, mì và các sản phẩm ngũ cốc khác để ước lượng chính xác bao nhiêu milligrams sắt bạn đã nạp vào cơ thể từ các sản phẩm ăn hàng ngày.
-
Ăn
rau
lá
xanh.
Rau
bina
và
các
loại
rau
lá
xanh
đậm
thường
có
nhiều
sắt
–
1/2
cốc
rau
bina
nấu
chín
có
thể
cung
cấp
17%
(3
mg)
lượng
sắt
hàng
ngày
cho
hầu
hết
trẻ
em
và
nam
giới.[3]
- Tảo xoắn spirulina cũng là một nguồn giàu chất sắt.[3]
-
Ăn
hạt
và
quả
hạch.
Ngoài
các
loại
a-xít
béo
omega-3
tốt
cho
tim
mạch,
nhiều
loại
quả
hạch
còn
cung
cấp
một
lượng
sắt
thích
hợp.[3]
Thử
ăn
hạt
điều,
quả
hồ
trăn,
hạnh
nhân
hoặc
hạt
thông
(thực
ra
cũng
là
một
loại
hạt).
- Hạt hướng dương và hạt bí cũng cung cấp sắt.
- Ăn các loại hoa quả nhiệt đới cùng với rau giàu chất sắt.[2] Ổi, kiwi, đu đủ, dứa và xoài đều giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thu sắt từ thức ăn, đặc biệt là rau lá xanh, các loại đậu hoặc các sản phẩm ngũ cốc.[5]
- Kết hợp thức ăn giàu sắt từ thực vật với hoa quả có múi. Cam và bưởi là các nguồn dồi dào vitamin C. Ăn nguyên quả hoặc nước ép tươi đều có thể giúp bạn tăng cường hấp thu sắt.[5]
- Ăn nhiều rau hơn. Ớt chuông, bông cải xanh, su hào, cải bắp, khoai lang, súp lơ, cải xoăn chứa nhiều vitamin C và dễ kết hợp với các loại rau khác giàu chất sắt.[5]
Uống thực phẩm bổ sung sắt[sửa]
-
Tham
khảo
ý
kiến
chuyên
gia
sức
khỏe
về
thực
phẩm
bổ
sung
sắt.
Nhu
cầu
về
sắt
thay
đổi
tùy
vào
các
giai
đoạn
khác
nhau
trong
cuộc
đời
của
nam
giới
và
nữ
giới.
Trẻ
nhỏ,
thiếu
niên
trong
giai
đoạn
tăng
trưởng
nhanh,
phụ
nữ
trong
kỳ
kinh
nguyệt
và
phụ
nữ
mang
thai
thường
có
nhu
cầu
cao
về
sắt.
Nhiều
trẻ
sơ
sinh
được
uống
thực
phẩm
bổ
sung
sắt
hoặc
sữa
công
thức
tăng
cường
sắt
để
có
đủ
lượng
sắt
cần
thiết.
Người
thiếu
máu
hoặc
dùng
thuốc
kháng
a-xít
có
thể
cần
phải
uống
thực
phẩm
bổ
sung
sắt.
Bác
sĩ
có
thể
giúp
bạn
xác
định
liệu
có
cần
uống
thực
phẩm
bổ
sung
sắt
hay
không.[5]
- Trong hầu hết các trường hợp, lượng sắt cần thiết hàng ngày có thể nạp vào thông qua chế độ ăn hoặc bằng cách uống đa sinh tố.
- Phụ nữ mang thai đang uống vitamin dành cho người mang thai có thể đã nạp đủ lượng sắt bổ sung.
-
Xét
nghiệm
để
biết
tình
trạng
thiếu
sắt.
Trong
nhiều
trường
hợp,
một
cuộc
xét
nghiệm
máu
đơn
giản
có
thể
cho
thấy
ngay
mức
sắt
hiện
tại
của
bạn
và
báo
động
về
nguy
cơ
thiếu
sắt.[6]
- Để xác nhận tình trạng thiếu sắt thực sự hoặc thiếu máu, bạn cần làm thêm một xét nghiệm nữa. Các xét nghiệm này có thể giúp xác định liệu tình trạng thiếu sắt là do không nạp đủ sắt hay do bệnh lý khác.
- Những người có nguy cơ thiếu sắt nhất là phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ chảy nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, người hiến máu thường xuyên, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân rối loạn dạ dày – ruột hoặc suy tim. Người dân sống trong các nước đang phát triển cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn.
-
Tìm
hiểu
các
loại
thực
phẩm
bổ
sung
sắt
không
kê
toa.
Nhiều
loại
thực
phẩm
bổ
sung
sắt
có
bán
không
cần
toa
bác
sĩ.[6]
- Tùy vào nhu cầu của mỗi người, chỉ cần một liều thấp thực phẩm bổ sung mỗi ngày cũng có thể giúp bạn đạt được lượng sắt cần thiết. Nhớ rằng chỉ cần dùng thực phẩm bổ sung sắt khi lượng sắt nạp vào cơ thể thông qua chế độ ăn không đủ đáp ứng nhu cầu của bạn.
- Thực phẩm bổ sung sắt dạng nhỏ giọt cho trẻ sơ sinh và các loại thực phẩm bổ sung đặc biệt khác thường phải có toa bác sĩ.
- Thông thường trẻ nhỏ cần 7-11 mg/ngày, nam giới trưởng thành và nữ giới cao tuổi cần khoảng 8 mg/ngày, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần 15-18 mg/ngày, phụ nữ mang thai cần 27 mg/ngày, phụ nữ đang cho con bú cần 9 mg/ngày. Giá trị dinh dưỡng hàng ngày là 18 mg/ngày đối với người trưởng thành và trẻ em trên 4 tuổi. Trao đổi với chuyên gia sức khỏe về nhu cầu sắt của bạn trước khi dùng thực phẩm bổ sung.
Lời khuyên[sửa]
- Thực phẩm bổ sung sắt có thể làm phân sẫm màu hơn, thậm chí thành màu đen. Bạn đừng lo lắng, vì điều này là bình thường.
Cảnh báo[sửa]
- Có khả năng xảy ra tình trạng nạp quá nhiều sắt hoặc sắt tích tụ trong cơ thể đến mức nguy hiểm do bệnh lý. Tình trạng này gọi là bệnh thừa sắt (hemochromatosis) và có thể gây tổn hại cho các cơ quan trong cơ thể.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
- ↑ 2,0 2,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2507689
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/#h4
- ↑ 4,0 4,1 https://ods.od.nih.gov/pubs/usdandb/Iron-Content.pdf
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminC-HealthProfessional/#h3
- ↑ 6,0 6,1 https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/#h5