Dùng thuốc đặt dưới lưỡi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thuốc đặt dưới lưỡi là loại thuốc tan rã và hòa tan trong miệng sau khi người bệnh đặt dưới lưỡi. Thuốc hòa tan vào máu thông qua màng nhầy, cho phép hấp thụ nhanh mà không làm mất tác dụng thuốc khi được chuyển hóa đầu tiên trong ruột và gan.[1] Bác sĩ có thể kê toa thuốc đặt dưới lưỡi để trị một số bệnh, hoặc trong trường hợp bệnh nhân khó nuốt hoặc tiêu hóa thuốc.[2] Bạn nên tìm hiểu cách dùng thuốc đặt dưới lưỡi nhằm đảm bảo liều lượng thích hợp và hiệu quả.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị dùng thuốc đặt dưới lưỡi[sửa]

  1. Rửa tay sạch sẽ. Bạn nên vệ sinh tay trước sau khi dùng thuốc để ngăn chặn vi trùng và bệnh truyền nhiễm.[3]
    • Dùng hai tay tạo bọt xà phòng diệt khuẩn, rửa sạch các kẽ ngón tay và dưới móng tay. Chà xát ít nhất 20 giây.[4]
    • Xả sạch xà phòng bằng nước ấm. Bàn tay phải hết dính xà phòng và bụi bẩn.
    • Dùng khăn giấy sạch lau khô tay.
  2. Mang găng tay sạch nếu đặt thuốc cho người khác. Mang găng tay cao su hoặc ni-trin để ngăn ngừa vi trùng truyền sang bệnh nhân, cũng như bảo vệ bản thân bạn.[5]
    • Bảo đảm rằng bệnh nhân không bị dị ứng cao su trước khi đeo găng tay cao su.
  3. Kiểm tra kỹ thuốc được kê toa dùng dưới lưỡi. Nếu dùng sai loại thuốc có thể giảm tác dụng của chúng. Một số thuốc đặt dưới lưỡi phổ biến bao gồm:
    • thuốc chữa tim mạch (chẳng hạn như nitroglycerin và verapamil)
    • một số loại steroid
    • một số thuốc giảm đau
    • một số thuốc an thần
    • enzym
    • một số vitamin và khoáng chất
    • một số thuốc chữa tâm thần[6]
  4. Kiểm tra kỹ tần suất và liều dùng của thuốc được kê toa. Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần xác định liều lượng chính xác và thời gian dùng thuốc.
  5. Cắt thuốc thành từng phần nhỏ nếu cần thiết. Một số loại thuốc uống chỉ yêu cầu dùng một phần viên thuốc, nếu đó là thuốc đặt dưới lưỡi. Trong trường hợp này, bạn cần cắt thuốc trước khi dùng.[7]
    • Dùng dụng cụ cắt thuốc nếu có thể. Loại này cắt chính xác hơn dùng tay hoặc dao cắt.[8]
    • Lau sạch lưỡi cắt trước và sau khi cắt thuốc. Bước này quan trọng trong việc ngăn chặn thuốc bị nhiễm bẩn cũng như vô tình làm bẩn thuốc khác.

Dùng thuốc đặt dưới lưỡi[sửa]

  1. Ngồi thẳng lưng. Người dùng thuốc phải ngồi thẳng lưng trước khi đặt thuốc.[9]
    • Không nằm hoặc đặt thuốc khi đang bất tỉnh. Điều này có thể làm cho bệnh nhân vô tình hít thuốc vào.
  2. Không ăn uống khi dùng thuốc. Súc miệng bằng nước trước khi đặt thuốc. Bạn không nên ăn uống khi đang dùng thuốc đặt dưới lưỡi vì có thể nuốt phải thuốc làm giảm tác dụng.[10]
  3. Không hút thuốc tối thiểu một tiếng trước khi dùng thuốc đặt dưới lưỡi. Thuốc lá làm hẹp mạch máu và màng nhầy trong miệng, giảm khả năng hấp thụ của thuốc.[10]
  4. Nhận biết các rủi ro tiềm tàng. Do loại thuốc này dùng dưới lưỡi, bệnh nhân mở miệng lâu có thể bị mỏi, gây đau hoặc kích ứng.[11] Ăn uống, hút thuốc lá đều ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ và liều dùng. Bạn không nên dùng thuốc đặt dưới lưỡi trong thời gian kéo dài.[11]
  5. Đặt thuốc dưới lưỡi. Bạn có thể đặt thuốc bên mép dây hãm (mô kết nối dưới lưỡi).
    • Hướng đầu ra trước để tránh nuốt thuốc.
  6. Giữ thuốc đặt dưới lưỡi trong thời gian quy định. Hầu hết thuốc có thời gian hòa tan khoảng từ một đến ba phút.[12] Tránh mở miệng, ăn, nói chuyện, di chuyển, hoặc đứng dậy trong thời gian này để thuốc cố định một chỗ và hòa tan cũng như hấp thụ hoàn toàn.
    • Thời gian phát huy tác dụng của nitroglycerin đặt dưới lưỡi sau khoảng 5 phút và có thể kéo dài tối đa 30 phút. Lượng thời gian hòa tan có thể thay đổi tùy vào từng loại thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ về thời gian cần để hòa tan thuốc đặt dưới lưỡi.
    • Sau khi nitroglycerin phát huy tác dụng, bạn sẽ có cảm giác ngứa nhẹ ở lưỡi.
  7. Không nuốt thuốc. Thuốc đặt dưới lưỡi phải được hấp thụ dưới lưỡi.
    • Nuốt thuốc có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ và làm sai lệch liều lượng.[13]
    • Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng phù hợp nếu vô tình nuốt phải thuốc.
  8. Chờ một thời gian trước khi uống nước hoặc súc miệng. Điều này giúp cho thuốc hòa tan hoàn toàn và thẩm thấu vào màng nhầy.

Lời khuyên[sửa]

  • Tùy thuộc vào lượng thời gian cần để hoàn tan thuốc, bạn có thể tranh thủ đọc sách báo hoặc xem tivi.
  • Mút kẹo bạc hà hoặc uống ngụm nước nhỏ ngay trước khi dùng thuốc để tăng cường bài tiết nước bọt.[14]

Cảnh báo[sửa]

  • Không đặt loại thuốc thông thường dưới lưỡi. Một số thuốc cần phải được tiêu hóa để thẩm thấu, và sẽ giảm tác dụng hoặc thậm chí là gây hại nếu dùng dưới lưỡi.[13]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]