Dạy học dự án
Mục lục
1. Khái niệm dạy học dự án[sửa]
Khái niệm[sửa]
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
Phân loại[sửa]
- Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án:
Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.
Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.
Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần.
- Phân loại theo nhiệm vụ:
Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng tác.
- Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:
Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…).
Đặc điểm[sửa]
- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
- Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
- Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
Lưu ý[sửa]
- Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí hay vận dụng các kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật lí).
2. Các bước tổ chức dạy học dự án[sửa]
Bước | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|---|
Chuẩn
bị
(Xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án) |
-
Xây
dựng
bộ
câu
hỏi
định
hướng:
xuất
phát
từ
nội
dung
học
và
mục
tiêu
cần
đạt
được.
- Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án. - Thiết kế các nhiệm vụ cho HS: làm thế nào để HS thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được. - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. |
-
Làm
việc
nhóm
để
lựa
chọn
chủ
đề
dự
án.
- Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. - Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án. - Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án. |
Thực hiện dự án |
-
Theo
dõi,
hướng
dẫn,
đánh
giá
HS
trong
quá
trình
thực
hiện
dự
án
- Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho HS. - Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án. - Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS. |
-
Phân
công
nhiệm
vụ
các
thành
viên
trong
nhóm
thực
hiện
dự
án
theo
đúng
kế
hoạch.
- Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. - Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. - Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần. - Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác. |
Kết thúc dự án |
-
Chuẩn
bị
cơ
sở
vật
chất
cho
buổi
báo
cáo
dự
án.
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. |
-
Chuẩn
bị
tiến
hành
giới
thiệu
sản
phẩm.
- Tiến hành giới thiệu sản phẩm. - Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. - Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. |
3. Ví dụ dạy học dự án: Chủ đề “Pin Mặt Trời”[sửa]
a) Chuẩn bị[sửa]
- Câu hỏi định hướng:
+ Năng lượng Mặt Trời có vai trò như thế nào với đời sống con người?
+ Thiết bị nào để chuyển năng lượng Mặt Trời thành điện năng?
+ Làm thế nào để sử dụng pin Mặt Trời hiệu quả, tiết kiệm?
- Tài liệu cho HS đọc: Phụ lục 3.1.
Thảo luận về ưu điểm và nhược điểm của pin Mặt Trời:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Không
có
khí
thải
Không có tiếng ồn Rất bền (lâu hỏng) Có thể được sản xuất từ nguyên tố hóa học phổ biến Khi sử dụng, không tiêu hao tài nguyên thiên nhiên Chi phí thấp để bảo trì và sử dụng |
Sản
xuất
đắt
Hiệu quả tương đối thấp (đòi hỏi diện tích lớn) Phụ thuộc vào độ rọi của Mặt Trời (hiệu quả thấp trong mùa đông, không làm việc vào ban đêm) Một số lượng nhỏ các chất độc hại được sử dụng trong quá trình sản xuất |
- Thiết kế dự án:
Tên dự án: Sử dụng pin Mặt Trời hiệu quả, tiết kiệm.
Lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học: Sản xuất điện năng từ năng lượng Mặt Trời.
- Thiết kế các nhiệm vụ cho HS:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời
Nhiệm vụ 2: So sánh việc ghép các pin Mặt Trời trong mạch nối tiếp và mạch song song
Nhiệm vụ 3: Sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào cường độ ánh sáng (độ mạnh yếu của ánh sáng)
Nhiệm vụ 4: Sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào góc tới của ánh sáng
Nhiệm vụ 5: Sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào nhiệt độ
Nhiệm vụ 6: Các giải pháp sử dụng pin Mặt Trời hiệu quả, tiết kiệm
- Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế:
Tài liệu phổ biến kiến thức về Pin Mặt Trời; Các pin Mặt Trời có thể mua được từ các cửa hàng linh kiện điện tử; Các dụng cụ đo: ampe kế, vôn kế, nguồn sáng mạnh,...
b) Thực hiện dự án[sửa]
Các nhóm HS thực hiện các nhiệm vụ của dự án; tìm hiểu nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời (nhiệm vụ 1); thiết kế phương án và tiến hành các thí nghiệm với Pin Mặt Trời (các nhiệm vụ từ 2 đến 5); từ các kết luận thu được, HS đề xuất các giải pháp sử dụng pin Mặt Trời hiệu quả, tiết kiệm (nhiệm vụ 6).
Dự kiến các sản phẩm của HS:
- Nhiệm vụ 1: HS có thể tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và có thể tham khảo phụ lục. Sản phẩm của nhiệm vụ này là một báo cáo ngắn về nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời.
- Nhiệm vụ 2: HS thiết kế được phương án và tiến hành được thí nghiệm khảo sát hiệu suất sử dụng điện năng của các pin Mặt Trời khi mắc các pin nối tiếp hoặc mắc song song.
- Nhiệm vụ 3: HS thiết kế được phương án và tiến hành được thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào cường độ ánh sáng (độ mạnh yếu của ánh sáng).
- Nhiệm vụ 4: HS thiết kế được phương án và tiến hành được thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào góc tới của ánh sáng.
- Nhiệm vụ 5: HS thiết kế được phương án và tiến hành được thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào nhiệt độ.
- Nhiệm vụ 6: Trên cơ sở kết quả của các nhiệm vụ từ 1 đến 5, HS đề xuất các giải pháp sử dụng pin Mặt Trời hiệu quả, tiết kiệm. HS lắp ráp được một tấm pin Mặt Trời từ 4 pin Mặt Trời riêng rẽ. HS đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm khảo sát hiệu suất của tấm pin Mặt Trời đã chế tạo.
c) Kết thúc dự án[sửa]
GV có thể dựa vào các tiêu chí đánh giá kết quả của dự án:
Tiêu chí | Điểm tối đa | Điểm chấm | ||
Nhóm khác chấm | GV chấm | |||
Nội dung | Đưa được các dấn chứng về sự cần thiết phải sử dụng năng lượng Mặt Trời | 1 | ||
Thiết kế phương án, tiến hành, trình bày được kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu suất sử dụng điện năng của các pin Mặt Trời khi mắc các pin nối tiếp hoặc mắc song song | 1 | |||
Thiết kế phương án, tiến hành, trình bày được kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào cường độ ánh sáng (độ mạnh yếu của ánh sáng). | 1 | |||
Thiết kế phương án, tiến hành, trình bày được kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào góc tới của ánh sáng | 1 | |||
Thiết kế phương án, tiến hành, trình bày được kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào nhiệt độ | 1 | |||
Đề xuất và đánh giá được các phương án sử dụng các pin Mặt Trời hiệu quả, tiết kiệm | 1 | |||
Thiết kế phương án, tiến hành, trình bày được kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu suất của tấm pin Mặt Trời đã chế tạo | 1 | |||
Lắp ráp được một tấm pin Mặt Trời từ 4 pin Mặt Trời riêng rẽ đạt hiệu quả sử dụng, tiết kiệm | 1 | |||
Hình thức | Tấm pin Mặt Trời được lắp ráp đẹp, chắc chắn, gọn gàng | 1/2 | ||
Tấm pin Mặt Trời có cơ cấu điều khiển đơn giản, chắc chắn | 1/2 | |||
Bố cục rõ ràng, dễ hiểu | 1/4 | |||
Nội dung logic, mạch lạc | 1/4 | |||
Có những hình ảnh minh họa cụ thể | 1/4 | |||
Người trình bày | 1/4 |
Trên cơ sở các năng lực thành phần được cụ thể hóa tương ứng với 6 nhiệm vụ học tập của HS (Phụ lục 3.2), GV có thể thiết kế các bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực của HS trong cả 3 bước: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án.
Phụ lục 3.1. Tìm hiểu về pin Mặt Trời[sửa]
Pin Mặt Trời: Dụng cụ biến đổi năng lượng của bức xạ Mặt Trời thành điện năng. Thường là pin nhiệt điện hoặc quang điện. Pin Mặt Trời gồm hai lớp chất bán dẫn được chế tạo bằng công nghệ khuếch tán để có một lớp bán dẫn loại n, một lớp loại p (thường dùng silic (Si) hoặc gecmani (Ge)).
Ánh sáng Mặt Trời (hoặc nguồn sáng khác) đập vào lớp bán dẫn n chuyển electron từ vùng n sang p, tạo dòng điện một chiều. Pin Mặt Trời quang điện dùng silic còn được đặt trên những con tàu vũ trụ dưới dạng các tấm có diện tích lớn; 1m2 diện tích mặt bị chiếu sáng có thể cung cấp 200 W - 300 W điện năng. Pin Mặt Trời được dùng trong thông tin liên lạc, y tế, bơm nước... ở những nơi xa nguồn điện lưới. Pin Mặt Trời là một trong những hướng giải quyết vấn đề năng lượng sạch cho tương lai.
Ở Việt Nam, Pin Mặt Trời đã được ứng dụng để phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo... tổng công suất đạt hàng chục kilôoát.
- Ví dụ các thông số của 1 pin Mặt Trời:
Diện tích nhận ánh sáng: 10x10mm
Bước sóng ánh sáng: 400 - 1100nm
Số lượng chân: 2
Điện áp: 1,2V
Kích thước: 1x 10x10mm
Phụ lục 3.2: Các năng lực thành phần tương ứng với 6 nhiệm vụ học tập[sửa]
Nhóm năng lực | Năng lực thành phần | Nhiệm vụ 1 | Nhiệm vụ 2 | Nhiệm vụ 3 | Nhiệm vụ 4 | Nhiệm vụ 5 | Nhiệm vụ 6 |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lực sử dụng kiến thức | K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí | Trình bày sơ lược về nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời | |||||
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí | |||||||
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập | Đo dòng điện, điện áp, công suất trong mạch điện nối tiếp, song song | Đo dòng điện, điện áp, công suất, độ sáng mạnh yếu | Đo dòng điện, điện áp, công suất, góc chiếu ánh sáng | Đo dòng điện, điện áp, công suất, nhiệt độ | Đo dòng điện, điện áp, công suất khi mắc hỗn hợp các pin Mặt Trời | ||
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,…) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn | Giải thích được sự khác nhau của hiệu suất sử dụng điện năng của các pin Mặt Trời khi mắc các pin nối tiếp hoặc mắc song song | Giải thích được sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào cường độ ánh sáng (độ mạnh yếu của ánh sáng) | Giải thích được sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào góc tới của ánh sáng | Giải thích được sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào nhiệt độ. |
Giải
thích
được
sự
cần
thiết
phải
mắc
các
pin
Mặt
Trời
theo
mạch
điện
hỗn
hợp
Đề xuất được các phương án sử dụng các pin Mặt Trời hiệu quả, tiết kiệm |
||
Năng lực về phương pháp | P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí | ||||||
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó | Trình bày sơ lược về nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời | ||||||
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí | Thu thập, lựa chọn và trình bày thông tin về nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời | ||||||
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí | |||||||
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí. | |||||||
P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí | |||||||
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được | |||||||
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. | Thực hiện được thí nghiệm khảo sát hiệu suất sử dụng điện năng của các pin Mặt Trời khi mắc các pin nối tiếp hoặc mắc song song. | Thực hiện được thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào cường độ ánh sáng (độ mạnh yếu của ánh sáng) | Thực hiện được thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào góc tới của ánh sáng | Thực hiện được thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào nhiệt độ | Thực hiện được thí nghiệm khảo sát hiệu suất của tấm pin Mặt Trời đã chế tạo | ||
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này | Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm | Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm | Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm | Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm | Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm | ||
Năng lực trao đổi thông tin | X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí | Trao đổi với các thành viên trong nhóm về nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời | Trao đổi với các thành viên trong nhóm về phương án thí nghiệm khảo sát hiệu suất sử dụng điện năng của các pin Mặt Trời khi mắc các pin nối tiếp hoặc mắc song song | Trao đổi với các thành viên trong nhóm về phương án thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào cường độ ánh sáng (độ mạnh yếu của ánh sáng) | Trao đổi với các thành viên trong nhóm về phương án thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào góc tới của ánh sáng | Trao đổi với các thành viên trong nhóm về phương án thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào nhiệt độ | Trao đổi với các thành viên trong nhóm về phương án thí nghiệm khảo sát hiệu suất của tấm pin Mặt Trời đã chế tạo |
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành ) | |||||||
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau, | |||||||
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ | |||||||
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ). | Tóm tắt được thông tin về nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời | Ghi lại được phương án và kết quả đo trong thí nghiệm khảo sát hiệu suất sử dụng điện năng của các pin Mặt Trời khi mắc các pin nối tiếp hoặc mắc song song | Ghi lại được phương án và kết quả đo trong thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào cường độ ánh sáng (độ mạnh yếu của ánh sáng) | Ghi lại được phương án và kết quả đo trong thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào góc tới của ánh sáng | Ghi lại được phương án và kết quả đo trong thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào nhiệt độ | Ghi lại được phương án và kết quả đo trong thí nghiệm khảo sát hiệu suất của tấm pin Mặt Trời đã chế tạo | |
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí | Trình bày được nguyên tắc hoạt động và các đặc điểm của pin Mặt Trời | Trình bày được bảng số liệu hoặc đồ thị kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu suất sử dụng điện năng của các pin Mặt Trời khi mắc các pin nối tiếp hoặc mắc song song | Trình bày được bảng số liệu hoặc đồ thị kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào cường độ ánh sáng (độ mạnh yếu của ánh sáng) | Trình bày được bảng số liệu hoặc đồ thị kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào góc tới của ánh sáng | Trình bày được bảng số liệu hoặc đồ thị kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của điện áp hở mạch và công suất của pin Mặt Trời vào nhiệt độ | Trình bày được bảng số liệu hoặc đồ thị kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu suất của tấm pin Mặt Trời đã chế tạo | |
Năng lực cá thể | C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí | ||||||
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân. | |||||||
C1: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn vật lí và ngoài môn vật lí | |||||||
C2: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường | So sánh và đánh giá được các phương án sử dụng pin Mặt Trời hiệu quả, tiết kiệm | ||||||
C3: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại | |||||||
C4: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử |
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học vật lí theo định hướng năng lực
- Một số kiểu tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh
- Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Sinh
- Dạy học theo dự án góp phần hình thành và phát triển năng lực người học
- Dạy học theo dự án