Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

LỜI GIỚI THIỆU

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học.

Nhằm góp phần hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trung học về nhận thức và kĩ thuật biên soạn câu hỏi/bài tập để KTĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với Chương trình phát triển Giáo dục Trung học tổ chức biên soạn tài liệu: Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí để phục vụ trong đợt tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên hè năm 2014.

Tài liệu biên soạn gồm bốn phần:

Phần I: Định hướng đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông

Phần II: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Phần III: Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Phần IV: Tổ chức thực hiện tại các địa phương

Tài liệu có tham khảo các nguồn tư liệu liên quan đến đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG của các tác giả trong và ngoài nước và các nguồn thông tin quản lý của Bộ và các Sở GDĐT.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các học viên để nhóm biên soạn hoàn thiện tài liệu sau đợt tập huấn.

Trân trọng!

Nhóm biên soạn

Phạm Xuân Quế - Ngô Diệu Nga – Nguyễn Văn Biên

Nguyễn Anh Thuấn – Thạch Thị Đào Liên - Nguyễn Văn Nghiệp – Nguyễn Trọng Sửu


Phần I: Định hướng đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông[sửa]

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.

I. Vài nét về thực trạng dạy học ở trường trung học phổ thông[sửa]

  1. Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
  2. Những mặt hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
  3. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

II. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học[sửa]

Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học.

Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây:

Xem chi tiết: Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học

III. Đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông[sửa]

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định ”Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.

  1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
  2. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
  3. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông

IV. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học[sửa]

  1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của HS
  2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

V. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh[sửa]

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.

  1. Đánh giá theo năng lực
  2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
  3. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh

Phần II: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực[sửa]

  1. Xác định các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Vật lí cấp THPT
  2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học vật lí nhằm hướng tới những năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn học

Phần III: Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực[sửa]

  1. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
  2. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
  3. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của các chủ đề trong chương trình GDPT hiện hành
  4. Xây dựng bài tập đánh giá năng lực trong dạy học một chương
  5. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

Phụ lục[sửa]

I. Một số kiểu tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh[sửa]

  1. PHỤ LỤC 1. Dạy học theo trạm (learning by station)
  2. PHỤ LỤC 2. Dạy học nghiên cứu tình huống
  3. PHỤ LỤC 3. Dạy học dự án
  4. PHỤ LỤC 4. Học dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học (inquiry based learning)
  5. PHỤ LỤC 5. Dạy học ngoại khóa
  6. PHỤ LỤC 6. Dạy học phân hóa

II. Ví dụ minh họa về việc xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực hs[sửa]

Xem chi tiết: Kiểm tra, đánh giá chủ đề ba định luật Newton theo định hướng phát triển năng lực

Tài liệu tham khảo[sửa]

1. Bộ GD-ĐT (2014). Dự thảo “Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông”.

2. KMK, Kultusministerkonferenz (2005c). Beschlüsse der Kultusministerkonferenz: Bildungsstandards im Fach Physik für den Mittleren Bildungsabschluss. Beschluss vom 16.12.2004.

3. V.Ôkôn (1976). Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề . NXBGD

4. Tomlinson, C. A. (2001). How to differentiated instruction in mixed-ability classrooms.

5. Australian Curriculum, Assessment and Reporting Authority. The Australian Curriculum v6.0 Physics (http://www.australiancurriculum.edu.au/)

6. Herreid, C.F. (1994), Case studies in science: A novel method for science education, Journal of College Science Teaching 23 (4), pp. 221-229.

7. General Capabilities in the Australian Curriculum. http://www.australiancurriculum.edu.au/GeneralCapabilities/Overview/general-capabilities-in-the-australian-curriculum

8. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Quang Vinh (2005). Thí nghiệm mô phỏng về Hiện tượng cảm ứng điện từ.

9. Vicki L. Golich (2000). The ABCs of Case Teaching, Edmund A. Walsh School of Foreign Service Georgetown University, pp.1-52.

10. Herreid C. F (1997/1998). What is a case? Journal of College Sience Teaching, pp 92- 93.

11. Herreid C. F (1997/1998). What makes a good case?. Journal of College Sience Teaching, pp 163- 165.

12. Herreid, C.F. (1994). Case studies in science: A novel method for science education. Journal of College Science Teaching 23 (4), pp. 221-229.

13. Herreid C. F (1997/1998). How to teach with case studies?. Journal of College Sience Teaching, pp 61- 75.

14. Herreid, C.F. (2005). The interrupted case method. Journal of College Science Teaching, pp 4–5.

15. Thomas V. Bonoma (1989). Learning With Cases. Harvard Business School Press, Boston.

16. Nguyễn Văn Biên (2008). Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm. Đặc san khoa học ĐHSP, số 12(2008), Tr. 14 – 19.

17. Phạm Hữu Tòng (2012). Phát huy chức năng “Tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học” trong sự vận hành đồng bộ ba yếu tố “Nội dung, mục tiêu, giải pháp dạy học” để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Bài giảng Cao học. Đại học Sư phạm Hà Nội 2012

18. National Research Council (1996). National Science Education Standards, 1996, p.23

19. Moore, J.A. (1993). Science as a way of knowing: The foundations of modern biology. Cambridge, MA: Harvard University Press

20. Gut, C., Labudde, P. (2010) Assessment of students’ practical performance in science: The Swiss HarmoS project. In G. Gakmakci &  M. Tacar (Hrsg.) Contemporary science education research: Learning and assessment (S. 295-298) Istanbul: Pegem Akademi, ESERA.

21. Schecker, H. & Theyßen, H. (2007). „Kommunikation“ in den Bildungsstandards Physik. Naturwissenschaften im Unterricht Physik, 18 (1), 20-28.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Tài liệu tập huấn Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí; Vụ Giáo dục trung học; 2014

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.